Giáo án Văn 8 bài Trong lòng mẹ (Tiết 2) - Giáo án Ngữ văn lớp 8

Giáo án Văn 8 bài Trong lòng mẹ (Tiết 2)

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cả năm (mỗi bộ sách) bản word phong cách hiện đại, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS hiểu được nỗi đau và tình cảm đáng thương của chú bé Hồng, cảm nhận được tình yêu thương mãnh liệt của chú bé Hồng đối với mẹ.

- Thấy được đặc sắc thể văn này qua ngòi bút Nguyên Hồng: thấm đượm chất trữ tình, lời văn tự truyện chân thành, giàu sức truyền cảm.

2. Kĩ năng

- HS có kỹ năng đọc, phân tích, cảm thụ tác phẩm hồi kí.

- Vận dụng kiến thức về sự kết hợp các phương thức biểu đạt trong văn bản tự sự để phân tích tác phẩm truyện.

3. Thái độ

- HS có tình cảm gia đình, lòng yêu thương thông cảm, kính trọng cha mẹ.

II. Chuẩn bị tài liệu

1. Giáo viên

Bài soạn , tài liệu tham khảo, chuẩn kt kn, ca dao, tục ngữ nói về trẻ em mồ côi.

2. Học sinh

Soạn bài, đọc văn bản, chuẩn bị đồ dùng học tập.

III. Tiến trình tổ chức dạy học

1. Ổn định tổ chức Sĩ số

2. Kiểm tra

3. Bài mới

GV: Giới thiệu bài mới:

- Giờ trước chúng ta đã thấy đựơc bộ mặt tàn nhẫn của bà cô và nỗi đau vô cùng lớn của bé Hồng. Còn tình cảm của bé Hồng đối với mẹ như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp bài hôm nay.

Hoạt động của GV và HS Kiến thức cần đạt

HĐ1.HDHS Phân tích (tiếp):

- Gọi hs đọc phần đầu.

H: Khi nghe những lời giả dối, thâm độc của bà cô đối với mẹ, bé Hồng có phản ứng như thế nào? Vì sao?

3. Phân tích :

a.Nhân vật bà cô:

b.Tình cảm của chú bé Hồng đối với mẹ.

* Những ý nghĩ, cảm xúc của Hồng khi trả lời bà cô:

- Phản ứng: cúi đầu k đáp → Hồng nhận ra ý nghĩa cay độc trong giọng nói và nét mặt khi cười rất kịch của bà cô,sau đó trả lời:

“ không cháu k muốn vào cuối năm thế nào mẹ cháu cũng về”

H: Em nx ntn về p/ư thứ 2 của chú bé Hồng? → Phản ứng nhah,thông minh đầy tự tin.

H: Bằng p/ư đó em biết gì về t/c của bé Hồng đối với mẹ của mình?

- (Khi nghe cô hỏi, lập tức trong kí ức của Hồng hiện lên hình ảnh mẹ vẻ mật rầu rầu và hiền từ, phản ứng thông minh - ớc mắt rong ròng rớt hai bên má... cười dài trong tiếng khóc..

- Cô chưa nói hết câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ)

- Đầy lòng yêu thương và kính mến đối với mẹ của mình.

H: T/g đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong đoạn này?

( Lúc đầu cười → thái độ chống đối trước sự mỉa mai của bà cô, như ng sau đó tâm hồn non nớt của em không chịu được sự tấn công của bà cô → khóc nức nở. tình cảm bị dồn nén bật ra thành tiếng khóc thể hiện tình cảm lên đến đỉnh điểm, phù hợp tâm lí trẻ).

- T/g miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật tự nhiên chân thực.
H: Nhận xét gì về cảnh trò truyện của hai cô cháu? - Màn đối thoại đầy kịch tính, thúc đẩy tâm trạng của Hồng đến những diễn biến căng thẳng, làm rõ bộ mặt xảo quyệt, tàn nhẫn của bà cô.
H: Từ đó Hồng thể hiện tâm trạng, thái độ ntn trước với những lời châm chọc của bà cô? ⇒ Hồng đau đớn, tủi cực xen lẫn căm giận trước những lời xúc phạm độc địa của bà cô đối với mẹ,căm tức những cổ tục lạc hậu đã đày đọa mẹ.
H: Nhận xét về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ? ⇒Hồng yêu thương, kính trọng, tin tưởng mẹ bằng tình cảm thiết tha mãnh liệt.

- Gv chuyển ý:

- Hs đọc ”Nhưng đến ngày giỗ đầu thầy tôi” tr 17 .

*Cảm xúc của bé Hồng khi gặp mẹ và trong lòng mẹ:

H: Miêu tả hành động, tâm trạng của bé Hồng khi nhìn thấy mẹ?

- Đuổi theo xe, gọi rối rít, bối rối, lo sợ nhầm lẫn: nếu người ...sa mạc.

- Hành động: đuổi theo xe díu cả chân lại, gọi bối rối" Mợ ơi..."

- Tâm trạng: lo sợ nỗi tuyệt vọng " Nếu...sa mạc"

H: Hành động và tâm trạng ấy cho em biết điều gì trong lòng bé Hồng bấy lâu?

H: Em nhận xét gì về sự nức nở của bé Hồng khi được mẹ ôm vào lòng?

→ Nỗi chờ mong khắc khoải, khao khát cháy bỏng,mãnh liệt được gặp mẹ trong lòng đứa con xa mẹ lâu ngày.

- "Oà khóc, nức nở" → đó là sự dỗi hờn mà niềm hạnh phúc; tức tưởi mà mãn nguyện.

H: Khi nằm trong lòng mẹ, bé Hồng cảm nhận như thế nào ?

+ Khi trong lòng mẹ:

- Sung sướng cực điểm khi nằm trong lòng mẹ, tận hưởng sự êm dịu của tình mẫu tử ngot ngào,thiêng liêng.Niềm vui sướng rạo rực làm em quên đi tất cả sự tủi cực, đắng cay.

⇒ Bé Hồng bồng bềnh trôi trong cảm giác vui sướng rạo rực. Những lời cay độc của cô, những tủi cực vừa qua bị chìm đi giữa dòng cảm xúc miên man ấy.

H:Tận hưởng niềm h/p đc nằm trong lòng mẹ Hồng quan sát và nhận xét ntn về mẹ?

( Mẹ không còm cói, xơ xác mà gương mặt tươi sáng, đôi mắt trong, nước da mịn, má hồng.)

(Thấy ấm áp, mơn man khắp da thịt, hơi thở thơm tho, khuôn miệng xinh xắn.)

H:Em nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả, kể của tác giả trong đoạn văn này?

- Cảm xúc của bé Hồng đc tác giả diễn tả bằng cảm hứng say mê cùng những rung động vô cùng tinh tế. Nó tạo ra một không gian của ánh sáng, màu sắc, hương thơm vừa lạ lùng vừa gần gũi. Đó là h/ả một thế giới đang bừng nở, hồi sinh, một thế giới dịu dàng và đầy ắp tình mẫu tử.

H: Em nhận xét gì về tình cảm của bé Hồng đối với mẹ?

+HS quan sát tranh ( SGK) → Mô tả

H:Bức tranh thể hiện chi tiết nào trong T/p ? Kể lại chi tiết đó ?

- Chi tiết bé Hồng găp mẹ ngồi trong lòng mẹ cảm nhận niềm hạnh phúc vô bờ bến đang trào dâng khi đc gặp mẹ.

- Gv chuyển ý:

H: Em có suy nghĩ gì về tên chương :Trong lòng mẹ”? Nếu đổi tên khác có hợp lí không ?

Thảo luận nhóm 4, thời gian 4 phút.

→ Báo cáo. GV kết luận.

- Khẳng định sự chân thành, cảm động về sự bất diệt của tình mẫu tử. Nếu đổi tên khác, không phù hợp với nội dung chương, không nói hết ý nghĩa này.

⇒ Bé Hồng có tình yêu, sự cảm thông và niềm tin mãnh liệt đối với người mẹ bất hạnh của mình.

H: Qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”, hãy chứng minh rằng văn Nguyên Hồng giàu chất trữ tình ?

- Tình huống và nội dung: hoàn cảnh đáng thương của chú bé Hồng, câu chuyện về người mẹ âm thầm chịu nhiều đau khổ, cay đắng, nhiều thành kiến; lòng yêu thương mẹ của bé Hồng.

- Mạch cảm xúc phong phú: xót xa, tủi nhục, lòng căm giận sâu sắc, tình yêu thương nồng thắm.

- Cách thể hiện: kết hợp kể với bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng; hình ảnh so sánh, lời văn say mê,

c.Chất trữ tình thể hiện trong đoạn trích:

* Tình huống và nội dung truyện:

- Hoàn cảnh đáng thương của bé Hồng; Câu chuyện về người mẹ phải âm thầm chịu đựng nhiều đắng cay, nhiều thành kiến tàn ác; lòng thương yêu cùng sự tin cậy mà chú bé dành cho người mẹ của mình.

- Dòng cảm xúc phong phú của Hồng:

(xót xa, tỉu nhục, lòng căm giận sâu sắc, quyết liệt, tình yêu thương nồng nàn thắm thiết.)

- Cách thể hiện của tác giả:

+ Kết hợp kể với bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng; hình ảnh so sánh gây ấn tượng giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn say mê như đc đc viết trong dòng cảm xúc mơn man , dạt dào.

H: Qua đoạn trích em hiểu thế nào về thể hồi kí ? d.Thể hồi kí: là một thể của kí mà trong đó người viết kể lại những chuyện, những điều mà chính mình đã trải qua, đã chứng kiến.
H:Qua đoạn trích vừa học em tìm những cơ sở chứng minh Nguyên Hồng là nhà văn của Phụ nữ và trẻ em?

e. Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng:

- Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ và nhi đồng( các nhân vật này thường có mặt trong tác phẩm của NH).

- Nguyên Hồng dành cho phụ nữ và nhi đồng tấm lòng chân chứa thương yêu và thái độ nâng niu trân trọng.

+ Nhà văn thấm thía những nỗi cơ cực và tủi nhục mà phụ nữ và nhi đồng phải gánh chịu thời trước.

+ Nhà văn thấu hiểu vô cùng trân trọng vẻ đẹp tâm hồn đức tính cao quý của phụ nữ và nh đồng .

HĐ2.HDHS tổng kết:

H:Nêu nét chính về nội dung và nghệ thuật của văn bản ?

- Gọi hs đọc ghi nhớ.

III.Tổng kết:

1. Nội dung:Đoạn trích đã kể lại chân thực và cảm động những cay đắng tủi cực cùng tình yêu thương cháy bỏng của nhà văn thời thơ ấu đối với người mẹ của mình.Đó là bài ca chân thành và cảm động về tình mẫu tử thiêng liêng bất diệt.

2.Nghệ thuật:

+ Kết hợp kể với bộc lộ cảm xúc, các hình ảnh thể hiện tâm trạng; hình ảnh so sánh gây ấn tượng giàu sức gợi cảm.

+ Lời văn say mê như đc đc viết trong dòng cảm xúc mơn man , dạt dào.

*Ghi nhớ (SGK)T 21.

HĐ3.HDHS luyện tập :

- GV hướng dẫn hs làm bài tập luyện tập.

V. Luyện tập:

H: Có nhà nghiên cứu nhận định Nguyên Hồng là nhà văn của phụ nữ và nhi đồng, hãy chứng minh qua đoạn trích “Trong lòng mẹ”.

4. Củng cố, luyện tập

H: Qua đoạn trích em thấy tình cảm của bé Hồng dành cho mẹ đc thể hiện như thế nào?

5. Hướng dẫn học ở nhà

Học bài, nắm nội dung phân tích.

- Làm các bài tập SGK và SBT.

- Chuẩn bị: Trường từ vựng. Đọc kĩ bài, trả lời câu hỏi SGK. Xem trước các bài tập.

Xem thử Giáo án Văn 8 KNTT Xem thử Giáo án Văn 8 CTST Xem thử Giáo án Văn 8 CD

Xem thêm các bài soạn Giáo án Ngữ văn lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

Quý phụ huynh và học sinh có thể đăng ký các khóa học tốt lớp 8 bởi các thầy cô nổi tiếng của vietjack tại Khóa học tốt lớp 8

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Tổng hợp các video dạy học từ các giáo viên giỏi nhất - CHỈ TỪ 199K tại khoahoc.vietjack.com

Tổng đài hỗ trợ đăng ký khóa học: 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giáo án Ngữ văn lớp 8 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên