Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.

Giải Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Quảng cáo

Giải Khoa học lớp 5 trang 24

Câu hỏi mở đầu trang 24 SGK Khoa học lớp 5: Một căn phòng đang tối, nêu cách để làm căn phòng sáng lên.

Trả lời:

Cách làm căn phòng sáng lên: thắp nến, bật đèn, mở cửa …

1. Năng lượng

Câu hỏi quan sát trang 24 SGK Khoa học lớp 5: Kể tên hoạt động của con người, máy móc, phương tiện trong mỗi hình dưới đây. Nêu nguồn cung cấp năng lượng cho mỗi hoạt động đó.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Trả lời:

- Hình 1: Cả gia đình đang ăn cơm. Nguồn cung cấp năng lượng: Thức ăn.

- Hình 2: Bạn trai đang phơi quần áo. Nguồn cung cấp năng lượng: Mặt trời.

- Hình 3: Quạt đang quay. Nguồn cung cấp năng lượng: Điện.

- Hình 4: Bánh xe nước. Nguồn cung cấp năng lượng: Nước

- Hình 5: Thuyền buồm đang đi ngoài biển. Nguồn cung cấp năng lượng: Gió.

- Hình 6: Xe máy đang bơm xăng. Nguồn cung cấp năng lượng: Xăng.

Quảng cáo

Giải Khoa học lớp 5 trang 25

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 25 SGK Khoa học lớp 5: Trình bày một số nguồn năng lượng thông dụng ở địa phương em và việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày.

Trả lời:

Một số nguồn năng lượng thông dụng ở địa phương em: mặt trời, gió, nước…

Việc sử dụng chúng trong cuộc sống hằng ngày:

- Sử dụng năng lượng mặt trời để thắp sáng, phơi khô, sưởi ấm, tạo ra điện …

- Sử dụng năng lượng gió để điều khiển thuyền buồm, dù lượn, tạo ra điện …

- Sử dụng năng lượng nước chảy để làm bè trôi theo dòng nước, tạo ra điện …

2. Năng lượng chất đốt

Câu hỏi quan sát trang 25 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số chất đốt được sử dụng trong các hình dưới đây và vai trò của chúng.

Quảng cáo

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Trả lời:

Một số chất đốt được sử dụng trong các hình và vai trò của chúng:

- Hình 7: Than: Cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện.

- Hình 8: Gas: Đun nóng, làm chín thức ăn.

- Hình 9: Củi: Chất đốt làm chín thức ăn.

- Hình 10: Xăng: Cung cấp nhiên liệu cho máy bay.

Giải Khoa học lớp 5 trang 26

Câu hỏi hoặc thảo luận 1 trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Than đá được sử dụng vào việc gì? Ngoài than đá, kể tên một số loại than khác mà em biết.

Trả lời:

Than đá được sử dụng vào việc:

- Dùng làm nhiên liệu đun nấu trong gia đình.

- Làm nhiên liệu của nhà máy nhiệt điện, nhà máy luyện kim …

- Là nguyên liệu cho ngành hoá học để tạo ra các sản phẩm như dược phẩm, chất dẻo, sợi nhân tạo …

Quảng cáo

Một số loại than khác mà em biết: than non, than gỗ, than bùn…

Câu hỏi hoặc thảo luận 2 trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Xăng, dầu được sử dụng vào việc gì?

Trả lời:

Xăng, dầu được sử dụng vào việc cung cấp nhiên liệu cho các loại phương tiện như xe máy, ô tô, tàu hỏa…

Câu hỏi hoặc thảo luận 3 trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Nêu ích lợi của việc sử dụng khí sinh học.

Trả lời:

Sử dụng khí sinh học thay thế các chất đốt truyền thống giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng chất thải, giảm hiệu ứng nhà kính gây biến đổi khí hậu…

Luyện tập, vận dụng trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Gia đình và địa phương em thường sử dụng chất đốt vào những việc gì?

Trả lời:

Gia đình và địa phương em thường sử dụng chất đốt vào những việc: đun nấu, chạy máy, thắp sáng …

Thực hành, thí nghiệm trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Tìm hiểu về vai trò của chất đốt

Bước 1: Tìm hiểu thông tin về một trong những vai trò của chất đốt qua sách, báo, internet,…

Ví dụ:

- Vai trò của chất đốt trong giao thông, vận tải.

- …

Bước 2: Trao đổi thông tin trong nhóm và lựa chọn hình thức báo cáo.

Bước 3: Báo cáo kết quả.

Trả lời:

Học sinh tìm hiểu thông tin trên sách, báo, internet,… sau đó lựa chọn hình thức báo cáo như bài thuyết trình, báo tường, poster …

Học sinh có thể tham khảo nội dung sau: (nguồn Internet).

Vai trò của chất đốt (than đá) trong luyện thép: Than đá luyện kim (than luyện cốc) rất quan trọng đối với ngành sản xuất thép, đặc biệt là sản xuất thép bền vững, vì hơn 70% sản lượng thép toàn cầu được sản xuất phụ thuộc vào than. Năm 2010, sản lượng thép thô trên thế giới là 1,4 tỷ tấn, sử dụng khoảng 721 triệu tấn than luyện cốc. Với nhu cầu sử dụng thép trên thế giới hiện nay, lượng than sử dụng cho luyện thép vẫn tiếp tục tăng.

3. Sử dụng chất đốt an toàn tiết kiệm

Câu hỏi quan sát trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Nói về những nguy cơ có thể xảy ra ở hình 11 và 12.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Trả lời:

Những nguy cơ có thể xảy ra ở hình 11 và 12:

- Hình 11: có thể xảy ra cháy nổ.

- Hình 12: có thể xảy ra cháy.

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 26 SGK Khoa học lớp 5: Nêu một số tình huống khác có thể dẫn tới nguy cơ gây cháy, nổ khi sử dụng chất đốt.

Trả lời:

Một số tình huống khác có thể dẫn tới nguy cơ gây cháy, nổ khi sử dụng chất đốt:

- Không khoá van bình gas sau khi đun nấu.

- Để bình chứa và đường ống dẫn xăng, dầu, gas bị rò rỉ.

- Để các chất dễ cháy, nổ như ga, xăng, dầu, giấy, củi … gần lửa.

Giải Khoa học lớp 5 trang 27

Câu hỏi quan sát trang 27 SGK Khoa học lớp 5: Nêu biện pháp phòng chống cháy, nổ khi sử dụng chất đốt trong các hình dưới đây.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Trả lời:

Biện pháp phòng chống cháy, nổ khi sử dụng chất đốt trong các hình:

- Hình 13: Không để bình chứa và đường ống dẫn xăng, dầu, ga…bị rò rỉ.

- Hình 14: Không để các chất dễ cháy, nổ như ga, xăng, dầu, giấy, củi,..gần lửa.

- Hình 15: Trang bị bình chữa cháy, lắp đặt hệ thống cảnh báo.

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 27 SGK Khoa học lớp 5: Kể thêm một số biện pháp phòng cháy, nổ khi sử dụng chất đốt.

Trả lời:

- Tổ chức tuyên truyền cho mọi người về công tác phòng cháy, chữa cháy; hưỡng dẫn nhân dân cách sử dụng những phương tiện chữa cháy đã được trang bị và kỹ năng thoát nạn khi có cháy.

- Luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, triệt để tuân thủ các quy định về phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện chữa cháy để kịp thời xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra.

- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, các thiết bị điện; ngắt aptomat khi xảy ra chập điện…

Câu hỏi quan sát 1 trang 27 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào các hình dưới đây, cho biết: Vì sao khi sử dụng chất đốt có thể gây ô nhiễm môi trường?

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Trả lời:

Khi sử dụng chất đốt có thể gây ô nhiễm môi trường vì: các chất đốt khi cháy đều sinh ra khí các – bô – nic cùng nhiều loại khí và chất độc khác, khi thải vào môi trường sẽ làm ảnh hưởng tới môi trường không khí,…

Câu hỏi quan sát 2 trang 27 SGK Khoa học lớp 5: Dựa vào các hình dưới đây, cho biết: Một số biện pháp hạn chế gây ô nhiễm khi sử dụng chất đốt.

Khoa học lớp 5 Cánh diều Bài 5: Năng lượng và năng lượng chất đốt

Trả lời:

Một số biện pháp hạn chế gây ô nhiễm khi sử dụng chất đốt:

- Sử dụng các thiết bị làm sạch khí thải trước khi thải ra môi trường.

- Kiểm tra, bảo dưỡng bộ phận lọc khí thải.

- Xây thêm các ống khói nơi có chất đốt.

Giải Khoa học lớp 5 trang 28

Câu hỏi hoặc thảo luận trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Nêu ví dụ về việc sử dụng chất đốt có thể gây ô nhiễm môi trường.

Trả lời:

Việc sử dụng than, dầu, ga trong quá trình đun nấu, hay sản xuất … thải ra môi trường khí các – bô – nic, tro bụi và nhiều khí độc khác có thể gây ô nhiễm môi trường.

Thực hành, thí nghiệm trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Thực hiện tiết kiệm chất đốt

Bước 1: Tìm hiểu những việc làm tiết kiệm chất đốt qua sách, báo, internet…

Ví dụ: Tắt bếp khi không sử dụng; điều chỉnh ngọn lửa phù hợp khi đun;…

Bước 2: Trao đổi thông tin trong nhóm và lựa chọn hình thức báo cáo.

Bước 3: Báo cáo kết quả.

Trả lời:

Những việc làm tiết kiệm chất đốt qua sách, báo, internet…

- Tắt bếp khi không sử dụng; điều chỉnh ngọn lửa phù hợp khi đun;…

- Không bật điện khi không sử dụng, hạn chế bật đèn vào ban ngày…

- Mỗi khi thay thế đồ gia dụng cụ, hãy chọn những sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

- Tăng cường sử dụng thiết bị có sử dụng năng lượng mặt trời …

Luyện tập, vận dụng 1 trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Ở gia đình và địa phương em sử dụng những biện pháp nào để giảm ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất đốt?

Trả lời:

- Những biện pháp để giảm ô nhiễm môi trường khi sử dụng chất đốt ở gia đình và địa phương em là:

+ Tiết kiệm chất đốt.

+ Không thải chất đốt ra môi trường khi chưa qua xử lý.

+ Kiểm tra, bão dưỡng định kì bộ phận lọc khí thải …

Luyện tập, vận dụng 2 trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Đánh giá việc thực hiện sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm ở gia đình em.

Trả lời:

Gia đình em đã thực hiện tốt việc sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm.

Luyện tập, vận dụng 3 trang 28 SGK Khoa học lớp 5: Em và gia đình cần làm gì để sử dụng chất đốt an toàn và tránh lãng phí?

Trả lời:

Những việc em và gia đình cần làm để sử dụng chất đốt an toàn và tránh lãng phí:

- Trang bị những dụng cụ phòng cháy chữa cháy tại gia đình.

- Thường xuyên kiểm tra bình chứa và ống dẫn xăng, dầu, gas tránh để rò rỉ.

- Không để các chất dễ cháy nổ như xăng, dầu, ga, giấy, củi gần lửa.

- Không cho trẻ em đến gần với những chất đốt.

- Tắt đèn khi không có nhu cầu sử dụng.

- Kiểm tra, bão dưỡng định kì bộ phận lọc khí thải ở các thiết bị …

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Khoa học lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học lớp 5 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên