Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.

Giải Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Quảng cáo

Giải Khoa học lớp 5 trang 5

Câu hỏi mở đầu trang 5 SGK Khoa học lớp 5: Ở vùng cao nguyên đá, cây ngô được trồng trong các khe đá mà không trồng được trên đá (hình 1). Vậy trong đất, có những thành phần nào giúp cho cây trồng có thể phát triển?

 Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Trả lời:

Trong đất có chất khoáng, mùn, nước, không khí giúp cây trồng có thể phát triển.

1. Thành phần của đất

Hoạt động khám phá 1 Thực hiện thí nghiệm trang 5 SGK Khoa học lớp 5:

Chuẩn bị: 1 đĩa chứa ít đất, 1 cốc thuỷ tinh chứa nước, găng tay.

Tiến hành:

- Dự đoán hiện tượng xảy ra ngay sau khi thả đất vào cốc nước.

- Thả đất vào cốc nước, quan sát hiện tượng xảy ra và so sánh với dự đoán.

Từ đó, em phát hiện được trong đất có thành phần nào?

Trả lời:

Từ thí nghiệm, em phát hiện được trong đất có thành phần chất khoáng tan được trong nước, khí ít tan trong nước.

Giải Khoa học lớp 5 trang 6

Hoạt động khám phá 2 trang 6 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát ống nghiệm trong hình 3 và nêu hiện tượng xảy ra. Từ đó, cho biết trong đất có thành phần nào.

 Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Trả lời:

Quảng cáo

Hiện tượng xảy ra: Khi đun nóng ống nghiệm, thấy có sủi bọt khí, phần trên ống nghiệm có hơi nước xuất hiện nhiều hoà tan một phần đất, một phần đất lắng xuống dưới đáy ống nghiệm.

Trong đất có thành phần là nước, không khí, chất khoáng và mùn.

Hoạt động khám phá 3 trang 6 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 4, kể trên các thành phần của đất và cho biết thành phần nào nhiều nhất.

 Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Trả lời:

Từ hình 4, các thành phần của đất là: nước, chất khoáng, mùn, không khí và một số thành phần khác. Chất khoáng chiếm nhiều nhất trong đất.

2. Vai trò của đất đối với cây trồng

Hoạt động khám phá trang 7 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát hình 6 và cho biết:

- Rễ cây lấy những gì từ đất?

- Vì sao cây có thể đứng vững, không bị đổ?

 Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Trả lời:

- Rễ cây lấy nước, chất khoáng, không khí,… từ đất.

- Cây có thể đứng vững, không bị đổ nhờ bộ rễ cây phát triển cắm rễ sâu trong lòng đất.

Giải Khoa học lớp 5 trang 8

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 8 SGK Khoa học lớp 5: Trình bày vai trò của đất đối với cây trồng.

Trả lời:

Quảng cáo

Vai trò của đất đối với cây trồng là: Đất giữ cho cây đứng vững, cung cấp dinh dưỡng (chất khoáng, mùn), không khí, nước đảm bảo cho cây sống và phát triển.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 8 SGK Khoa học lớp 5: Quan sát Hình 9 và cho biết:

- Hoạt động đang diễn ra trong mỗi hình làm thay đổi thành phần nào của đất?

- Tác dụng của từng hoạt động đối với đất.

 Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 1: Thành phần và vai trò của đất đối với cây trồng

Trả lời:

- Hoạt động đang diễn ra trong mỗi hình làm thay đổi thành phẩn của đất như sau:

Hình a. Làm tơi đất: Đất thay đổi về thành phần không khí, tăng lượng khí oxygen cho cây, các chất khoáng, mùn trong đất được trộn đều.

Hình b: Bón phân hữu cơ cho đất: Chất hữu cơ trong đất được tăng lên.

- Tác dụng của từng hoạt động đối với đất:

Hình a: Làm xáo trộn lớp đất, tăng bề mặt lớp đất trồng, làm cho đất tơi, xốp và thoáng khí.

Hình b: Cung cấp chất dinh dưỡng để cây phát triển hơn.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 3 trang 8 SGK Khoa học lớp 5: Kể những hoạt động làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng mà em biết.

Trả lời:

Những hoạt động làm tăng vai trò của đất đối với cây trồng mà em biết: Cày đất, bừa/đập đất, lên luống, xới đất, vun đất vào gốc, ….

Em có thể trang 8 SGK Khoa học lớp 5: Giải thích được tác dụng của việc xới đất và vun đất vào gốc cho cây trồng.

Trả lời:

Quảng cáo

- Xới đất là công việc làm cho lớp đất trên mặt luống và xung quanh vùng gốc cây được tơi xốp, thông thoáng, không bị dí chặt, có các tác dụng sau:

+ Xới đất làm cho lớp đất mặt quanh bộ rễ thông thoáng, tơi xốp, tạo điều kiện cho bộ rễ cây trồng phát triển thuận lợi, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng và hút nước.

+ Xới đất góp phần tiêu diệt cỏ dại, hạn chế sự cạnh tranh về dinh dưỡng, nước, ánh sáng của cỏ dại đối với cây trồng.

+ Xới đất, phá váng khi cây trồng còn nhỏ giúp cho cây sinh trưởng, phát triển nhanh hơn.

+ Góp phần chuyển hóa nhanh, nhiều các chất dinh dưỡng ở tầng đất mặt để cung cấp cho cây.

+ Khi bón phân thúc cho các loại cây trồng phải kết hợp với việc xới đất, có tác dụng đảo trộn, vùi lấp kín phân bón; góp phần làm cho phân chuyển hóa nhanh cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời hạn chế được sự rửa trôi, xói mòn làm mất phân bón.

- Vun gốc cho cây là việc đưa một lớp đất tơi xốp lấp cao, kín vào gốc cây. Vun gốc cho cây có các tác dụng sau:

+ Vun gốc giúp cho cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, rễ cây ăn sâu vào đất để hút nước và dinh dưỡng.

+ Hạn chế hiện tượng cây bị nghiêng đổ khi còn giai đoạn kiến thiết cơ bản.

+ Giữ ẩm cho vùng đất để rễ cây hoạt động tốt.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Các chủ đề khác nhiều người xem

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Khoa học lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên