Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó

Với 10 câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 8 Bài 15: Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó sách Cánh diều có đáp án chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh lớp 8 ôn luyện trắc nghiệm KHTN 8.

Trắc nghiệm KHTN 8 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Tác dụng của chất lỏng lên vật nhúng trong nó

Câu 1: Lực đẩy Acsimét phụ thuộc vào các yếu tố

Quảng cáo

A. trọng lượng riêng của vật và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

B. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của vật.

C. trọng lượng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. trọng lượng riêng của chất lỏng và thể tích của phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

Câu 2: Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng vào nước, một thỏi được nhúng vào dầu. Thỏi nào chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn? Vì sao?

A. Thỏi đồng ở trong dầu chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của dầu lớn hơn TLR của nước.

B. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met nhỏ hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu.

C. Thỏi đồng ở trong nước chịu lực đẩy Ác si met lớn hơn vì TLR của nước lớn hơn TLR của dầu.

D. Lực đẩy Ác si met tác dụng lên hai thỏi như nhau vì cả hai thỏi cùng chiếm trong chất lỏng một thể tích như nhau.

Quảng cáo

Câu 3: Một quả cầu bằng sắt treo vào 1 lực kế ở ngoài không khí lực kế chỉ 1,7 N. Nhúng chìm quả cầu vào nước thì lực kế chỉ 1,2 N. Lực đẩy Acsimét có độ lớn là

A. 1,7 N.

B. 1,2 N.

C. 2,9 N.

D. 0,5 N.

Câu 4: Móc 1 quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí, lực kế chỉ 30 N. Nhúng chìm quả nặng đó vào trong nước số chỉ của lực kế thay đổi như thế nào?

A. Tăng lên.

B. Giảm đi.

C. Không thay đổi.

D. Chỉ số 0.

Câu 5: Một vật nặng 50 kg đang nổi trên mặt chất lỏng. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên vật bằng:

Quảng cáo

A. lớn hơn 500 N.

B. bằng 500 N.

C. nhỏ hơn 500 N.

D. Không xác định được.

Câu 6: Hai quả cầu được làm bằng đồng có thể tích bằng nhau, một quả đặc và một quả bị rỗng ở giữa (không có khe hở vào phần rỗng), chúng cùng được nhúng chìm trong dầu. Quả nào chịu lực đẩy Acsimet lớn hơn?

A. Quả cầu đặc.

B. Quả cầu rỗng.

C. Lực đẩy Acsimet tác dụng lên hai quả cầu như nhau.

D. Không so sánh được.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác dụng lực đẩy của chất lỏng lên vật đặt trong nó.

A. Lực có hướng thẳng đứng lên trên.

B. Lực có hướng thẳng đứng xuống dưới.

C. Lực xuất hiện theeo mọi hướng.

D. Một hướng khác.

Quảng cáo

Câu 8: Một vật ở trong nước chịu tác dụng của những lực nào?

A. Lực đẩy Acsimét.

B. Lực đẩy Acsimét và lực ma sát.

C. Trọng lực.

D. Trọng lực và lực đẩy Acsimét.

Câu 9: Phát biểu nào sau đây đúng?

A. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của vật.

B. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của chất lỏng.

C. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên một vật nhúng trong chất lỏng bằng trọng lượng của phần vật nằm dưới mặt chất lỏng.

Câu 10: Trong công thức lực đẩy Acsimet FA = d.V. Các đại lượng d, V là gì? Hãy chọn câu đúng.

A. d là trọng lượng riêng của vật, V là thể tích của vật.

B. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích của vật.

C. d là trọng lượng riêng của chất lỏng, V là thể tích phần chất lỏng bị vật chiếm chỗ.

D. Một câu trả lời khác.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Khoa học tự nhiên lớp 8 Cánh diều có đáp án hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải KHTN lớp 8 Cánh diều của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung và hình ảnh sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên