Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 8 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 8.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Quảng cáo

I. Tốc độ phản ứng hoá học

Tốc độ phản ứng là đại lượng chỉ mức độ nhanh hay chậm của một phản ứng hoá học.

Ví dụ:

Tốc độ phản ứng cháy của que diêm nhanh hơn tốc độ phản ứng gỉ sét của bu lông.

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

II. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng

Nồng độ chất phản ứng, nhiệt độ phản ứng, diện tích tiếp xúc, chất xúc tác là những yếu tố chính ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hoá học.

Quảng cáo

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng

Khi tăng nồng độ của một hoặc nhiều chất phản ứng thường sẽ làm tăng tốc độ phản ứng.

Ví dụ: Thí nghiệm của Mg với dung dịch H2SO4 với nồng độ khác nhau:

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Mg và H2SO4 0,1 M

Mg và H2SO4 2,0 M

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng

Nhiệt độ tăng sẽ làm cho các nguyên tử hay phân tử chất phản ứng chuyển động nhanh hơn, gia tăng sự va chạm, tốc độ phản ứng tăng.

Ví dụ: Thí nghiệm của Zn với dung dịch H2SO4 với nhiệt độ phản ứng khác nhau:

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng

Tốc độ phản ứng sẽ phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc của các chất tham gia. Tốc độ phản ứng sẽ tăng lên nếu tăng diện tích bề mặt của chất tham gia bằng cách nghiền nhỏ, đập phẳng hoặc cắt thành nhiều mảnh.

Ví dụ: Thí nghiệm của đá vôi với dung dịch HCl

Lý thuyết KHTN 8 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tốc độ phản ứng và chất xúc tác

Quảng cáo

4. Ảnh của của chất xúc tác đến tốc độ phản ứng

Một trong những cách làm tăng tốc độ phản ứng là thêm chất xúc tác vào chất tham gia.

Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng không bị thay đổi cả về chất và lượng sau phản ứng.

Các chất xúc tác rất quan trọng đối với nhiều phản ứng sinh hoá.

III. Ứng dụng thực tiễn của tốc độ phản ứng

Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng một cách thích hợp sẽ tăng hiệu quả các hoạt động trong đời sống và sản xuất.

Ví dụ:

- Chẻ nhỏ củi để nhóm lửa dễ hơn.

- Bảo quản thực phẩm bằng tủ lạnh để thực phẩm tươi lâu.

- Dùng quạt để nhóm lửa được nhanh hơn.

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 8 Chân trời sáng tạo hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải KHTN lớp 8 Chân trời sáng tạo của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung và hình ảnh sách giáo khoa Khoa học tự nhiên 8 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên