(Siêu ngắn) Soạn bài Bảo kính cảnh giới - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Bảo kính cảnh giới trang 22, 23 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 10 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 10 dễ dàng soạn văn 10.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bảo kính cảnh giới - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Bảo kính cảnh giới

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.

Trả lời:

Qua Đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Thu hứng (Đỗ Phủ), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão),...

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Chỉ ra một số đặc điểm hình thức giúp bạn nhận diện được thể loại của các bài thơ đó.

Trả lời:

- Bài thơ thường có bảy chữ trong một dòng, có thể có 4 dòng (thất ngôn tứ tuyệt) hoặc 8 dòng (thất ngôn bát cú).

- Thường gieo vần, nhịp theo quy tắc nhất định.

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Chú ý các động từ, tính từ, các từ láy và câu thơ sáu tiếng.

Quảng cáo

- Động từ: đùn đùn, phun, tiễn

- Tính từ: lục, đỏ, hồng

- Từ láy: lao xao, dắng dỏi, đùn đùn

- Câu thơ sáu tiếng: “Rồi hóng mát thuở ngày trường”, “Dâu giàu đủ khắp đòi phương”.

2. Hình dung về bức tranh cuộc sống.

Bức tranh cuộc sống con người chan hòa trong cảnh sắc thiên nhiên. Con người giản dị, yên bình trong nhịp sống đời thường, gần gũi ở làng quê Việt Nam.

(Siêu ngắn) Soạn bài Bảo kính cảnh giới | Kết nối tri thức

* Sau khi đọc

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Xác định thể loại và nêu bố cục của bài thơ.

Trả lời:

- Thể loại: thơ Nôm Đường luật.

- Bố cục: 

Quảng cáo

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): Bức tranh cảnh ngày hè.

+ Phần 2 (2 câu thơ còn lại): Tấm lòng và mong ước của nhà thơ.

Câu 2 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Câu thơ mở đầu cho biết điều gì về cuộc sống và tâm trạng của nhân vật trữ tình?

Trả lời:

Nhân vật trữ tình có cuộc sống an nhàn, rỗi rãi, tâm trạng thư thái không vướng bận, hòa mình tận hưởng không gian thiên nhiên xung quanh.

Câu 3 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Phân tích một số từ ngữ, hình ảnh được tác giả sử dụng để miêu tả cảnh sắc mùa hè. Từ đó, chỉ ra những nét đặc sắc trong cách cảm nhận thiên nhiên và bút pháp tả cảnh của tác giả.

Trả lời:

- Màu sắc: tính từ chỉ màu sắc “lục”, “đỏ”, “hồng”, và màu của ánh mặt trời: gam màu tươi sáng, rực rỡ, hài hòa của những loại hoa nở vào mùa hè và không gian.

- Động từ mạnh: “đùn đùn”, “giương”, “phun”, “tiễn” gợi trạng thái vận động của tạo vật với sức sống căng trào, mạnh mẽ.

+ Động từ láy “đùn đùn”: sức sống mạnh mẽ đến mức căng chật, dồn dập, tầng tầng, lớp lớp.

+ Động từ “giương”: cây hòe đang độ phát triển nhất, những tán lá hòe xòe rộng như một chiếc ô khổng lồ che khuất cả một vùng trời.

+ Động từ “phun”: hoa lựu đang trào dâng mãnh liệt sức sống nội tại.

+ Động từ “tiễn” – từ Hán Việt gợi sự đủ đầy, có thừa.

à Sức sống căng tràn, sục sôi. Vạn vật tràn đầy nhựa sống đang ứa căng, khao khát phô bày vẻ đẹp rực rỡ, tỏa sáng nhất của thiên nhiên.

=> Bức tranh đa sắc hòa quyện của một thiên nhiên bình dị mà rực rỡ, đầy sức sống hoa mộc.

Câu 4 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Cuộc sống của con người được nhà thơ tái hiện qua những âm thanh, hình ảnh nào? Phân tích mối liên hệ giữa khung cảnh ấy với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối.

Trả lời:

- Âm thanh: phiên chợ cá “lao xao”; tiếng ve rộn rã.

- Hình ảnh: chợ cá, làng ngư phủ, lầu tịch dương.

=> Cuộc sống thanh bình, an ổn, dân dã.

- Mối liên hệ với ước nguyện của nhân vật trữ tình trong hai câu thơ cuối: Nhà thơ trân trọng cuộc sống thái bình và luôn khao khát mang đến cuộc sống ấm no, bình yên cho nhân dân bốn phương.

Câu 5 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Nhận xét về vị trí và giá trị của các câu lục ngôn trong bài thơ.

Trả lời:

- Vị trí: phần đề và phần kết (câu mở đầu và câu kết).

- Giá trị: nhấn mạnh nội dung cần biểu đạt, góp phần tạo nhịp điệu, phá cách cho bài thơ Đường luật.

Câu 6 (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Đọc bài thơ, bạn cảm nhận được điều gì về vẻ đẹp tâm hồn, tư tưởng của tác giả?

Trả lời:

- Tâm hồn tinh tế, rộng mở, tràn đầy sức sống, nâng niu, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.

- Tư tưởng yêu nước, thương dân thường trực trong con người Nguyễn Trãi, ngay cả khi nhà thơ có thể sống thư thái, an nhàn.

* Viết kết nối với đọc 

Bài tập (trang 23 sgk Ngữ văn 10 Tập 2): Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích một yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43).

* Hướng dẫn:

- Hình thức:

+ Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu khoảng 150 chữ.

+ Đoạn văn nghị luận văn học.

- Nội dung:

+ Chọn lọc và phân tích một yếu tố “phá cách” trong Bảo kính cảnh giới (bài 43).

+ Đảm bảo luận đề, luận điểm rõ ràng; lí lẽ, dẫn chứng xác thực, logic, thuyết phục.

Đoạn văn tham khảo:

Trong bài thơ Bảo kính cảnh giới, Nguyễn Trãi đã sử dụng thể thơ mang tính “phá cách”, là sáng tạo của các nhà thơ Việt Nam trung đại dựa trên cơ sở thơ Đường luật - thể thơ thất ngôn xen lục ngôn. Thể thơ được xây dựng với mong muốn tạo dựng một thể thơ mới theo hướng dân tộc, tạo nhịp điệu gần gũi, quen thuộc như tục ngữ, ca dao Việt Nam ấy đã đem đến hiệu quả truyền tải to lớn. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi đã sử dụng hai câu lục ngôn và đặt ở vị trí then chốt - mở đầu và kết thúc bài thơ. Câu thơ đầu đã nhấn mạnh xúc cảm ung dung, tâm thế thoải mái tận hưởng không gian thôn quê mộc mạc, trong lành, quên đi những bộn bề thế sự của nhà thơ. Câu thơ cuối tạo nên sự xúc động trước tấm lòng, nguyện ước chân thành của Nguyễn Trãi - một con người cả đời đau đáu mong cuộc sống thái bình, no đủ cho nhân dân.

B/ Học tốt bài Bảo kính cảnh giới

1/ Nội dung chính Bảo kính cảnh giới

Bảo kính cảnh giới (bài 43) đã vẽ nên bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi đẹp, rực rỡ, qua đó làm nổi bật tình yêu thiên nhiên, khát vọng về một đất nước phồn vinh, một cuộc sống ấm no cho người dân của Nguyễn Trãi. 

2/ Bố cục văn bản Bảo kính cảnh giới

- Gồm 2 phần

+ Phần 1 (6 câu thơ đầu): bức tranh thiên nhiên ngày hè.

+ Phần 2 (2 câu cuối): tấm lòng và ước nguyện của Nguyễn Trãi.

3/ Tóm tắt văn bản Bảo kính cảnh giới

Nguyễn Trãi đã khắc họa bức tranh thiên nhiên và con người nơi làng quê. Qua đó bày tỏ tấm lòng, ước nguyện đất nước thái bình, nhân dân no đủ, bình yên.

4/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Bảo kính cảnh giới

- Nội dung: 

+ Bài thơ “Cảnh ngày hè” thể hiện vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên. Thể hiện tình yêu thiên nhiên và cuộc sống. tấm lòng yêu thương dân tha thiết của tác giả.

- Nghệ thuật:

+ Từ ngữ giản dị, giàu sức biểu cảm; hình ảnh thơ gần gũi; câu lục ngôn, dồn nén cảm xúc.

+ Thể thơ Đường luật phá cách, xen vào các câu thơ lục ngôn.

+ Tả cảnh ngụ tình.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên