30 câu trắc nghiệm Con cò có đáp án

30 câu trắc nghiệm Con cò có đáp án

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Con cò môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Chế Lan Viên

Câu 1: Địa danh nào sau đây là quê hương của Chế Lan Viên ?

A. Quảng Bình

B. Quảng Trị

C. Quảng Ngãi

D. Quảng Ninh

Đáp án: B

Chế Lan Viên quê quán ở Quảng Trị.

Câu 2: Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên làm công việc gì?

A. Sáng tác nhạc phục vụ Cách mạng.

B. Dạy học ở trường tư.

C. Kinh doanh, buôn bán nhỏ.

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: B

Sau khi tốt nghiệp Trung học, Chế Lan Viên đi dạy học ở trường tư, làm báo ở Sài Gòn và các tỉnh miền Trung.

Câu  3: Trong kháng chiến chống Pháp, Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ ở đâu?

A. Liên khu IV.

B. Chiến trường Bình - Trị - Thiên.

C. Liên khi VII.

D. Phương án A và B.

Đáp án: D

Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông hoạt động văn nghệ và báo chí ở Liên khu IV và chiến trường Bình - Trị - Thiên.

Câu 4: Sau năm 1954, Chế Lan Viên hoạt động văn học ở đâu?

A. Thành phố Hồ Chí Minh.

B. Hà Nội.

C. Huế.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: B

Sau năm 1954, ông về Hà Nội tiếp tục hoạt động văn học, nhiều năm tham gia lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam.

Câu 5: Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên có đặc điểm gì?

A. Thường phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến.

B. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi

C. Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự.

D. Thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn" & "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”

Đáp án: D

Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn "& "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”

Câu 6: Đâu không phải là đặc điểm thơ của Chế Lan Viên?

A. Thơ ông đã " đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.”

B. Thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng, chất chính luận, đậm tính thời sự. 

C. Thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi"  trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống.

D. Thơ ông nổi bật với những từ ngữ trau chuốt, mượt mà, những kiến thức trong sáng tác được vận dụng từ nhiều bộ môn khác nhau.

Đáp án: D

- Trước Cách mạng tháng Tám, thơ Chế Lan Viên là một thế giới đúng nghĩa "trường thơ loạn", "kinh dị, thần bí, bế tắc của thời.”
- Sau Cách mạng tháng Tám, thơ ông đã "đến với cuộc sống nhân dân và đất nước, thấm nhuần ánh sáng của cách mạng và có những thay đổi rõ rệt.”
- Trong thời kì 1960 - 1975, thơ Chế Lan Viên vươn tới khuynh hướng sử thi hào hùng,
chất chính luận, đậm tính thời sự.
- Sau năm 1975, "thơ Chế Lan Viên dần trở về đời sống thế sự và những trăn trở của cái "tôi" trong sự phức tạp, đa diện và vĩnh hằng của đời sống"
  Phong cách thơ Chế Lan Viên rất rõ nét và độc đáo. Thơ ông là sức mạnh trí tuệ được biểu hiện trong khuynh hướng suy tưởng - triết lý. Chất suy tưởng triết lý mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa. Khai thác triệt để các tương quan đối lập. Và nổi bật nhất là năng lực sáng tạo hình ảnh phong phú, độc đáo nhiều ý nghĩa biểu tượng.

Câu 7: Đâu là nhận định chính xác về con đường thơ của Chế Lan Viên trong giai đoạn 1945 - 1958?

A. Con đường thơ "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ"

B. Con đường thơ vui tươi phấn chấn vì bắt gặp lí tưởng Cách mạng.

C. Con đường thơ gặp nhiều trắc trở vì chiến tranh.

D. Tất cả các phương án trên đều sai.

Đáp án: A

Con đường thơ của Chế Lan Viên "trải qua nhiều biến động, nhiều bước ngoặt với những trăn trở, tìm tòi không ngừng của nhà thơ", thậm chí có một thời gian dài im lặng (1945 - 1958).

Câu 8: Chế Lan Viên có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nào?

A. Thơ ca.

B. Tiểu thuyết, kịch.

C. Tiểu luận phê bình.

D. Đáp án A và C

Đáp án: D

- Thơ: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967),  Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),...
- Tiểu luận - phê bình: Kinh nghiệm tổ chức sáng tác (1952), Nói chuyện thơ văn (1960), Vào nghề (1962), Phê bình văn học (1962), Suy nghĩ và bình luận (1971),...

Câu 9: Chế Lan Viên hoạt động văn nghệ trong cuộc kháng chiến nào?

A. Chống Pháp

B. Chống Mĩ

C. Cả hai cuộc kháng chiến

D. Không có cuộc kháng chiến nào

Đáp án: C

Con đường văn nghệ của Chế Lan Viên gắn với hai cuộc kháng chiến trường kì của đất nước và với nhiều phong cách khác nhau.

Câu 10: Đâu không phải là sáng tác của Chế Lan Viên?

A. Đất nước.

B. Gửi các anh.

C. Điêu tàn.

D. Hoa ngày thường – Chim báo bão.

Đáp án: A

Chế Lan Viên có những sáng tác thơ tiêu biểu: Điêu tàn (1937), Gửi các anh (1954), Ánh sáng và phù sa (1960), Hoa ngày thường - Chim báo bão (1967), Những bài thơ đánh giặc (1972), Đối thoại mới (1973),...

Tìm hiểu chung về tác phẩm Con cò

Câu 1: Bài thơ Con cò được viết vào năm nào?

A. Năm 1960  

B. Năm 1961   

C. Năm 1962   

D. Năm 1963

Đáp án: C

Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962.

Câu 2:  Bài thơ của tác giả nào?

A. Tố Hữu   

B. Nguyễn Du  

C. Hữu Thỉnh  

D. Chế Lan Viên

Đáp án: D

Bài thơ “Con cò” sáng tác năm 1962, in trong tập “Hoa ngày thường- Chim báo bão” của Chế Lan Viên.

Câu 3: Bài thơ Con cò thuộc thể loại nào?

A. Thơ lục bát

B. Thơ 7 chữ 

C. Thơ 5 chữ 

D. Thơ tự do

Đáp án: D

Bài thơ thành công trong với thể thơ tự do.

Câu 4: Nhận xét nói đúng nhất về nội dung của bài thơ?

A. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm của tác giả về tình cảm mẹ con gắn bó, thiêng liêng   

B. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình cảm gia đình nói chung  

C. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về tình yêu quê hương đất nước   

D. Bài thơ là những cảm nhận, suy ngẫm về cuộc sống sinh hoạt gần gũi, thân thương

Đáp án: A

Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người.

Câu 5: Hình ảnh con cò trong bài thơ trên có ý nghĩa biểu tượng gì?

A. Biểu tượng cho cuộc sống khó nhọc trước kia   

B. Biểu tượng cho cuộc sống vất vả hôm nay   

C. Biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam   

D. Biểu tượng cho tấm lòng người mẹ và lời mẹ ru

Đáp án: D

Khai thác hình tượng con cò trong những câu hát, lời ru, bài thơ “Con cò” của Chế Lan Viên ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru trong cuộc đời mỗi người.

Câu 6: Nhân vật nào được nói tới trong bài thơ Con cò?

A. Con cò   

B. Người mẹ   

C. Người mẹ và đứa con   

D. Con cò, người mẹ, đứa con

Đáp án: D

Nhân vật được nói tới trong bài thơ Con cò là con cò, người mẹ, đứa con.

Câu 7: Câu ca dao nào không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò?

A. Con cò bay lả, bay la
Bay từ cửa phủ bay về Đồng Đăng

B. Con cò bay lả, bay la
Bay từ cổng phủ bay ra cánh đồng

C. Một đàn cò trắng bay quanh
Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

D. Còn cò mà đi ăn đêm
Gặp phải cành mềm, lộn cổ xuống ao…

Đáp án: C

Câu ca dao không được lấy và đưa vào bài thơ Con cò là:

Một đàn cò trắng bay quanh
 Cho loan nhớ phượng cho mình nhớ ta

Câu này mang nội dung nói về tình yêu đôi lứa.

Câu 8: Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận điều gì?

A. Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru tha thiết mang điệu hồn dân tộc   

B. Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả   

C. Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam   

D. Cả ba ý A, B, C

Đáp án: D

Hình ảnh cánh cò được gợi về qua những câu ca dao cho ta cảm nhận về:
- Không gian làng quê thanh bình, yên ả, thân thương với lời ru tha thiết mang điệu hồn dân tộc.
- Cuộc sống lao động lam lũ, vất vả.
- Vẻ đẹp tần tảo, thân thương của người phụ nữ Việt Nam.

Câu 9: Câu thơ nào dưới đây chứa đựng chân lí

A. Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn
Con có mẹ con chơi rồi lại ngủ

B. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò hai đứa đắp chung đôi

C. Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con  

D. Cho cả sắc trời
Đến hát
Quanh nôi

Đáp án: C

Câu thơ chứa đựng chân lí là:
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con

Câu thơ trên nói về tấm lòng cao cả của mẹ dành cho mỗi chúng ta.

Câu 10: Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?

A. Sử dụng rộng rãi phép nhân hóa

B. Đưa ca dao dân ca vào trong thơ   

C. Thơ giàu triết lý và giàu nhạc điệu ca dao, dân ca

D. Ngôn ngữ trong sáng, bình dị

Đáp án: C

Bài thơ thành công trong với thể thơ tự do, nhiều câu mang dáng dấp của thể thơ 8 chữ nên cảm xúc được thể hiện linh hoạt, giọng điệu suy ngẫm mang tính triết lí, vận dụng sáng tạo ca dao.

Phân tích tác phẩm Con cò

Câu 1: Bài thơ được tác giả chia làm 3 đoạn. Hãy ghép đoạn thơ ở cột A tương ứng với nội dung được thể hiện trong cột B.

30 câu trắc nghiệm Con cò có đáp án | Văn lớp 9

Đáp án: Khổ 1 - B, Khổ 2 - A, Khổ 3 - C

- Khổ 1: Hình ảnh con cò theo lời ru đến với tuổi thơ con, đó là biểu tượng cho cuộc đời lam lũ của mẹ.
- Khổ 2: Hình ảnh con cò trong tiềm thức của con và theo con suốt cuộc đời dài rộng.
- Khổ 3: Ý nghĩa lời ru qua hình ảnh con cò, con cò là biểu tượng cho tấm lòng người mẹ.
Đáp án:

Câu 2: Nhận định nào đúng khi giới thiệu bài thơ Con cò?

A. Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi con người.

B. Là bài ca bất hủ gắn bó cùng những thăng trầm, gian khổ của chiến tranh.

C. Là khúc tình ca mượt mà, thấm đẫm chất trữ tình và đầy triết lí khiến chúng ta lắng lại để chiêm nghiệm về cuộc đời.

D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Đáp án: A

Bài thơ với chất liệu dân gian với những hình ảnh thơ độc đáo đã ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa lời ru trong cuộc đời mỗi con người.

Câu 3: Lời ru xuyên suốt trong bài thơ có ý nghĩa gì?

A. Cảm nhận được những điều gần gũi, thanh bình của quê hương.

B. Cảm nhận được tấm lòng bao la của người mẹ.

C. Hoàn thiện tâm hồn nhỏ bé của con.

D. Tất cả các đáp án trên.

Đáp án: D

Ý nghĩa lời ru: Lời ru đến với con một cách tự nhiên, qua lời ru con cảm nhận được bao điều thân thuộc gần gũi thanh bình của quê hương, cũng cảm nhận được tấm lòng bao la của người mẹ, lời ru hoàn thiện tâm hồn nhỏ bé của con để con lớn lên biết yêu thương và trân quý những giá trị tốt đẹp.

Câu 4: Bài thơ Con cò là lời của ai?

A. Con cò

B. Người mẹ

C. Đứa con

D. Tác giả

Đáp án: B

Bài thơ Con cò được khai thác trong những lời hát ru của người mẹ.

Câu 5: Trong đoạn 2 của bài thơ, hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nào?

A. Nhân hóa

B. So sánh

C. Hoán dụ

D. Điệp ngữ

Đáp án: A

Trong đoạn 2 của bài thơ, hình ảnh con cò được thể hiện với phép tu từ nhân hóa.

Câu 6: Dòng nào sau đây nêu cách hiểu đúng nhất về hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”?

A. Tình mẹ yêu con mãi mãi không bao giờ thay đổi.

B. Ca ngợi người mẹ luôn yêu thương con ngay cả khi con đã lớn khôn.

C. Bổn phận làm con phải luôn ghi nhớ và biết ơn công lao của cha mẹ.

D. Tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người.

Đáp án: D

Hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ/ Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con” nói về tình cảm của người mẹ mãi dạt dào và có ý nghĩa lớn lao đối với cuộc đời mỗi người.

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi: 

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu

rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn, áo nhuộm nâu bốn mùa.

Cái cò… sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời

ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

Câu 7:Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói điều gì về người mẹ?

A. Cuộc sống nghèo khổ, vất vả.

B. Thân phận nhỏ bé, phụ thuộc.

C. Số phận nổi chìm, gian lao.

D. Cuộc sống quẩn quanh, bế tắc.

Đáp án: A

Trong bốn câu thơ đầu, nhà thơ muốn nói về cuộc sống nghèo khổ, vất vả của mẹ.

Câu 8: Cách hiểu nào đúng về câu thơ “rối ren tay bí tay bầu”?

A. Những tay bí, tay bầu rối ren leo quanh vườn, quanh nhà của mẹ.

B. Cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng vất vả với biết bao công việc rối ren như dây bầu, dây bí.

C. Người mẹ tay cầm bầu, tay cầm bí,

D. Người mẹ bận bịu chăm con như tay bầu, tay bí chằng chịt quanh vườn

Đáp án: B

Cách hiểu đúng về câu thơ “rối ren tay bí tay bầu” là cuộc đời mẹ quanh năm suốt tháng vất vả với biết bao công việc rối ren như dây bầu, dây bí.

Câu 9: Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ nào sau đây?

A. Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.

B. Cò một mình, cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.

C. Con ngủ yên thì cò cũng ngủ,
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.

D. Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.

Đáp án: A

Hai câu thơ “ta đi trọn kiếp con người – cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” có ý nghĩa tương tự như hai câu thơ “Con dù lớn vẫn là con của mẹ - Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”.

Câu 10: Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là:

A. Sung sướng, tự hào

B. Xúc động, biết ơn

C. Thương cảm, thành kính

D. Buồn thương, đau xót

Đáp án: B

Cảm xúc của tác giả qua đoạn thơ trên là Xúc động, biết ơn

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên