39 câu trắc nghiệm Hoàng Lê nhất thống chí có đáp án

39 câu trắc nghiệm Hoàng Lê nhất thống chí có đáp án

Với 39 câu hỏi trắc nghiệm Hoàng Lê nhất thống chí môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Ngô Gia Văn Phái

Câu 1. Tác giả Ngô Gia Văn Phái là ai? 

A.Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Lê

B.Là một tác giả mang họ Ngô

C.Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì

D.Là một tác giả nổi tiếng thời nhà Nguyễn

Đáp án: C

Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì

Câu 2. Quê hương của nhóm tác giả này ở đâu? 

A.Hải Dương

B.Hà Nội

C.Nam Định

D.Thái Bình

Đáp án: B

Là một nhóm tác giả Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội).

Câu 3. Ai là người đề xướng ra nhóm văn chương này?

A.Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm

B.Ngô Chi Thất và Ngô Trân

C.Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân

D.Ngô Chi Thất và Ngô Thì Nhậm

Đáp án: B

Ngô Chi Thất và Ngô Trân là người đề xướng và dựng nên Văn phái, về sau được mệnh danh là Ngô gia văn phái.

Câu 4. Nhóm tác giả này gồm bao nhiêu người?

A.10

B.20

C.30

D.40

Đáp án: B

Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả.

Câu 5. Nhóm tác giả này thuộc mấy thế hệ?

A.7

B.8

C.9

D.10

Đáp án: C

Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ.

Câu 6. Ai là tác giả chính của nhóm văn chương Ngô gia văn phái?

A.Ngô Chi Thất và Ngô Đình Diệm

B.Ngô Chi Thất và Ngô Trân

C.Ngô Thì Sĩ và Ngô Trân

D.Ngô Thì Chí và Ngô Thì Du

Đáp án: D

Ngô gia văn phái gồm 20 tác giả thuộc 9 thế hệ trong đó hai tác giả chính là Ngô Thì Chí (1753 – 1788) làm quan thời Lê Chiêu Thống và Ngô Thì Du (1772-1840), làm quan dưới triều nhà Nguyễn.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 1. Văn bản do ai sáng tác?

A.Ngô gia văn phái

B.Ngô Thì Nhậm

C.Nguyễn Thiếp

D.Ngô Văn Sở

Đáp án: A

Văn bản do nhóm Ngô gia văn phái sáng tác

Câu 2. Tác phẩm thuộc thể loại gì?

A.Truyện ngắn

B.Truyện thơ nôm

C.Tiểu thuyết chương hồi

D.Tùy bút

Đáp án: C

Tác phẩm thuộc thể loại tiểu thuyết chương hồi

Câu 3.Tác phẩm viết bằng ngôn ngữ nào?

A.Chữ Hán

B.Chữ Nôm

C.Chữ quốc ngữ

D.Chữ Latin

Đáp án: A

Tác phẩm viết bằng chữ Hán

Câu 4.Đoạn trích Hoàng Lê nhất thống chí thuộc hồi thứ bao nhiêu?

A.Hồi thứ 12

B.Hồi thứ 14

C.Hồi thứ 16

D.Hồi thứ 17

Đáp án: B

Trích phần lớn hồi mười bốn.

Câu 5.Cuộc chiến của vua Quang Trung trước giặc nào của Trung Quốc?

A.Giặc Thanh

B.Giặc Minh

C.Giặc Ngô

D.Giặc Hán

Đáp án: A

Trích phần lớn hồi mười bốn, viết về sự kiện vua Quang Trung đại phá quân Thanh.

Câu 6. Tác phẩm Hoàng lê nhất thống chí được viết bằng chữ Hán ghi chép lại sự thống nhất của vương triều nhà Lê thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê.

Câu 7. Ý nói đúng nhất nội dung của Hồi thứ mười bốn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) là gì?

A.Ca ngợi hình tượng người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ

B.Nói lên sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh

C.Nói lên số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: D

Qua đoạn trích “Hoàng Lê nhất thống chí”, cảm nhận về vẻ đẹp hào hùng của người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ trong chiến công đại phá quân Thanh, sự thảm bại của bọn xâm lược và số phận bi thảm của lũ vua quan phản nước hại dân.

Câu 8.Nghệ thuật nổi bật của văn bản là gì?

A.Tả cảnh ngụ tình

B.Lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.

C.Ước lệ tượng trưng

D.Cả A, B, C đều đúng

Đáp án: B

Thành công bởi lối văn trần thuật kết hợp với miêu tả chân thực, sinh động.

Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 1.Văn bản Hoàng Lê nhất thống chí viết về sự kiện lịch sử nào?

A. Trần Hưng Đạo phá quân Nguyên

B.Hai Bà Trưng đánh đuổi quân Nam Hán

C.Quang Trung đại phá quân Thanh

D.Lê Lợi đại phá quân Minh

Đáp án: C

Văn bản viết về sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh

Câu 2.Nguyễn Huệ lên ngôi và đốc xuất đại quân vào khoảng thời gian nào?

A.Ngày 25 tháng Chạp

B.Ngày 29 tháng Chạp

C.Ngày 30 tháng Chạp

D.Mồng 3 tháng Giêng

Đáp án: A

Vua Quang Trung lên ngôi và hạ lệnh xuất quân vào ngày 25 tháng Chạp năm Mậu Thân

Câu 3.Hoàng Lê nhất thống chí xây dựng hình ảnh vua Quang Trung như thế nào?

A.Hành động mạnh mẽ, quyết đoán

B.Trí tuệ sáng suốt, mẫn cán, điều binh khiển tướng tài tình

C.Tài thao lược, lãnh đạo tài tình, phi thường

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Hình tượng người anh hùng áo vải Quang Trung quả cảm, mạnh mẽ, trí tuệ và nhạy bén.

Câu 4.Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm mục đích gì?

A.Cổ vũ động viên tinh thần quân sĩ

B.Để quân sĩ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận

C.Củng cố tinh thần quân sĩ, thể hiện niềm tin chiến thắng

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Vua Quang Trung mở tiệc khao quân vào ngày 30 tháng chạp nhằm cổ vũ tinh thần quân sĩ, cho họ có thời gian nghỉ ngơi trước khi ra trận.

Câu 5.Tên tướng giặc nào phải thắt cổ tự vẫn?

A.Sầm Nghi Đống

B.Tôn Sĩ Nghị

C.Thoát Hoan

D.Tô Định

Đáp án: A

Tên tướng giặc Sầm Nghi Đống phải thắt cổ tự vẫn

Câu 6.Thái độ của vua tôi Lê Chiêu Thống khi giặc Thanh bị tiêu giệt?

A.Vua tôi Lê Chiêu Thống xin cầu hòa trước vua Quang Trung

B.Vua tôi Lê Chiêu Thống chịu trận trước quân Tây Sơn

C. Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Vua tôi Lê Chiêu Thống chạy trốn khi giặc Thanh bị tiêu giệt

Câu 7. Hình ảnh quân tướng nhà Thanh thua trận được miêu tả như thế nào?

A.Chân thực, sinh động

B.Quân tướng nhà Thanh thảm bại, hèn nhát

C.Quân tướng nhà Thanh bỏ chạy bán sống, bán chết

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Quân tướng nhà Thanh hiện lên chân thực với hành động hèn nhát khi bỏ chạy, giày xéo lên nhau để thoát thân.

Câu 8. Tại sao tác giả trung thành với nhà Lê nhưng viết chân thực về Quang Trung - “kẻ thù” của họ?

A.Vì họ tôn trọng lịch sử

B. Vì ý thức dân tộc

C.Vì họ luôn ủng hộ kẻ mạnh

D.Cả A và B đều đúng

Đáp án: D

Tác giả là những người yêu nước, có trí tuệ nên họ tôn trọng lịch sử và viết chân thật về Quang Trung.

Câu 9. Trong những đoạn văn nói về cảnh bỏ chạy khốn cùng của vua Lê Chiêu Thống, tác giả vẫn gửi gắm cảm xúc trong đó, theo em, cảm xúc đó là gì?

A.Sự căm phẫn

B.Sự bênh vực

C.Lòng thương cảm

D.Sự tiếc nuối

Đáp án: D

Tác giả thể hiện sự ngậm ngùi, tiếc nuối khi nói về vua vì họ dù sao cũng từng làm quan dưới triều vua Lê.

Câu 10. Sự sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Sự sáng suốt và nhạy bén của Nguyễn Huệ thể hiện qua việc phân tích thời cuộc, xét đoán lực lượng và biết dùng người.

Đọc hiểu văn bản Hoàng Lê nhất thống chí

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

A.Phong cách Hồ Chí Minh

B.Chuyện người con gái Nam Xương

C.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

D.Hoàng Lê nhất thống chí

Đáp án: D

Đoạn trích trên trích trong văn bản Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên là lời của ai nói với ai?

A.Tướng Trần Hưng Đạo nói với binh lính

B.Vua Quang Trung nói với binh lính

C.Vua Lê nói với các cận thần

D.Các vị quan địa phương kêu gọi dân chúng

Đáp án: B

Đoạn trích trên là lời của vua Quang Trung nói với binh lính.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Phương Bắc được nhắc tới trong đoạn trích trên chỉ nước nào?

A.Nhật Bản

B.Hàn Quốc

C.Trung Quốc

D.Mỹ

Đáp án: C

Phương Bắc được nhắc tới trong đoạn trích trên chỉ Trung Quốc.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu văn “Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi.” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A.Điệp từ

B.So sánh

C.Liệt kê

D.Nhân hóa

Đáp án: C

Câu văn trên sử dụng biện pháp liệt kê: cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “(...) Từ đời Hán đến nay chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc” (...)

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Một văn bản đã được học trong chương trình THCS cũng có lời phủ dụ giống đoạn trích trên?

A.Chiếu dời đô

B.Hịch tướng sĩ

C.Chuyện người con gái Nam Xương

D.Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh

Đáp án: B

Hịch tướng sĩ là văn bản có lời phủ dụ giống đoạn trích trên.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Ai là tác giả văn bản chứa đoạn trích trên?

A.Nguyễn Dữ

B.Nguyễn Du

C.Phạm Đình Hổ

D.Ngô gia văn phái

Đáp án: D

Ngô gia văn pháilà tác giả văn bản chứa đoạn trích trên.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Đoạn trích trên được nói trong hoàn cảnh nào?

A.Nhân dân ta bị bóc lột dưới sự cai quản của chúa Trịnh Sâm

B.Nhân dân ta đứng trước sự xâm lược của quân Thanh

C.Quân Minh tiến đánh nước ta

D.Đáp án B và C

Đáp án: B

Đoạn trích trên được nói trong hoàn cảnh nhà Thanh tiến đánh nước ta.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Trong câu “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn”, nhân vật “ta” đã thực hiện kiểu hành động nói nào?

A.Trình bày

B.Hỏi

C.Hứa hẹn

D.Bộc lộ cảm xúc

Đáp án: A

Câu trên thực hiện kiểu hành động nói trình bày.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật “ta” là người?

A.Nhân ái, bao dung độ lượng

B.Giàu sang, phóng khoáng

C.Anh minh, yêu dân như con

D.Tài trí, mưu lược, biết nhìn xa trông rộng

Đáp án: D

Đoạn trích thể hiện nhân vật “ta” là người tài trí, mưu lược, biết nhìn xa trông rộng.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Lần này ta ra, thân hành cầm quân, phương lược tiến đánh đã có tính sẵn. Chẳng qua mươi ngày có thể đuổi được người Thanh. Nhưng nghĩ chúng là nước lớn gấp mười nước mình, sau khi bị thua một trận, ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù. Như thế thì việc binh đao không bao giờ dứt, không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy. Đến lúc ấy chỉ có người khéo lời lẽ mới dẹp nỗi việc binh đao, không phải Ngô Thì Nhậm thì không ai làm được. Chờ mười năm nữa, cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng, bấy giờ nước giàu quân mạnh, thì ta có sợ gì chúng?”

(“Hoàng Lê nhất thống chí” - Ngô gia văn phái)

Lời nói: “...không phải là phúc cho dân, nỡ nào mà làm như vậy” gợi em nhớ tới 2 câu thơ nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta” (Bình Ngô đại cáo - Nguyễn Trãi)?

A.Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo

B.Như nước Đại Việt ta từ trước/ Vốn xưng nền văn hiến đã lâu

C.Núi sông bờ cõi đã chia,/ Phong tục Bắc Nam cũng khác.

D.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,/ Song hào kiệt đời nào củng có.

Đáp án: A

Câu thơ Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân/ Quân điếu phạt trước lo trừ bạo cùng tư tưởng với câu văn của vua Quang Trung (đều hướng về nhân dân).

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nhân vật “ta” trong đoạn trích trên là ai?

A.Trần Quốc Tuấn

B.Lê Chiêu Thống

C.Quang Trung

D.Tôn Sỹ Nghị

Đáp án: C

Nhân vật “ta” trong đoạn trích trên là Quang Trung.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên nói về nội dung gì?

A.Khẳng định chủ quyền mỗi dân tộc và kêu gọi chiến đấu

B.Ngợi ca vẻ đẹp của non sông, gấm vóc

C.Kêu gọi toàn dân chiến đấu, bảo vệ đất nước

D.Nêu cao những tấm gương của các anh hùng dân tộc

Đáp án: A

Đoạn trích trên khẳng định chủ quyền mỗi dân tộc và kêu gọi chiến đấu.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)

 “Phương Nam”, “phương Bắc” trong văn bản ý chỉ điều gì?

A.Việt Nam và Trung Quốc

B. Miền Nam và miền Bắc Việt Nam

C.Các nước Châu Á và Châu Âu

D.Những nước giàu và nước nghèo

Đáp án: A

“Phương Nam”, “phương Bắc” trong văn bản ý chỉ Việt Nam và Trung Quốc.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì?

A.Đất nước ta sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc

B.Dân ta vô cùng thông minh và hùng mạnh

C.Người Việt Nam là những người nhân hậu và mạnh mẽ

D.Khẳng định chủ quyền dân tộc và khẳng định dân tộc ta ngang hàng với Trung Quốc

Đáp án: D

Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhằm khẳng định chủ quyền dân tộc và khẳng định dân tộc ta ngang hàng với Trung Quốc.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:

     “Quân Thanh sang xâm lược nước ta, hiện ở Thăng Long, các người đã biết chưa? Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị (...) Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng hiệp lực, để dựng nên công lớn.”

(Hoàng Lê nhất thống chí, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Các câu thơ nào dưới đây có cùng nội dung với câu văn “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”?

A.Cớ sao lũ giặc sang xâm lược/ Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời(Sông núi nước Nam)

B.Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác (Nước Đại Việt ta)

C.Bước tới đèo Ngang bóng xế tà/ Cỏ cây chen đá, lá chen hoa (Qua đèo Ngang)

D.Thái bình nên gắng sức/ Non nước ấy nghìn thu (Phò giá về Kinh)

Đáp án: B

Hai câu thơ Núi sông bờ cõi đã chia/ Phong tục Bắc Nam cũng khác có cùng nội dung với câu văn “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị”.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên