28 câu trắc nghiệm Mã Giám Sinh mua Kiều có đáp án

28 câu trắc nghiệm Mã Giám Sinh mua Kiều có đáp án

Với 28 câu hỏi trắc nghiệm Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều) môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)

Câu 1. Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần nào?

A.Nằm ở phần thứ hai gia biến và lưu lạc

B.Nằm ở phần thứ nhất gặp gỡ và đính ước

C.Nằm ở phần thứ ba, đoàn tụ

D.Đoạn trích nằm ở sau phần đoàn tụ

Đáp án: A

Đoạn trích Mã Giám Sinh mua Kiều nằm ở phần  thứ hai (“Gia biến và lưu lạc”).

Câu 2.Mã Giám Sinh mua Kiều trong hoàn cảnh nào?

A.Kiều vừa chào đời

B.Nhà Kiều đem rao bán con gái

C.Sau khi gia đình Kiều bị vu oan, Kiều bán mình chuộc cha

D.Khi hắn đang đi tìm để mua vợ

Đáp án: C

Mã Giám Sinh mua Kiều trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị vu oan, Kiều bán mình chuộc cha

Câu 3. Nội dung chính của văn bản là gì?

A.Phơi bày bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh

B.Lên án xã hội phong kiến

C.Bày tỏ sự cảm thông, sâu sắc với số phận con người

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

- Phơi bày bản chất xấu xa, đê tiện của Mã Giám Sinh

- Lên án xã hội phong kiến, những thế lực chà đạp lên tài sắc và nhân phẩm người phụ nữ. ( Tố cáo gay gắt sự tàn nhẫn của đồng tiền và những kẻ xấu xa chà đạp phẩm giá con người).

- Bày tỏ sự cảm thông, sâu sắc với số phận con người.

Câu 4.Đoạn trích thành công nhất trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Khắc họa thành công nhân vật chính diện và phản diện

Câu 5. Tích vào các đáp án đúng

Những nhân vật nào xuất hiện trong đoạn trích?

A.Hoạn Thư

B.Tú Bà

C.Mã Giám Sinh

D.Sở Khanh

E.Thúy Kiều

F.Bà mối

Đáp án: C, E, F

Mã Giám Sinh, Thúy Kiều, Bà mối

Phân tích tác phẩm Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)

Câu 1.Nhân vật Mã Giám Sinh hiện lên với vai trò gì?

A.Là một kẻ buôn người

B.Là một trang anh hùng

C.Là một người si tình

D.Cả A và C

Đáp án: A

Nhân vật Mã Giám Sinh hiện lên là một kẻ buôn người

Câu 2. Mã Giám Sinh được miêu tả trong bài là con người như thế nào?

A.Tính cách bản chất con buôn lọc lõi, trắng trợn, xấu xa được bộc lộ

B.Cử chỉ, hành động, lời nói của tên buôn người

C.Sự giả dối từ lí lịch, cho tới lý do mua Kiều, thậm chí còn cò kè bớt xén thể hiện bản chất bất nhân

D.Cả A và C

Đáp án: D

Mã Giám Sinh được miêu tả trong bài là người trắng trợn, giả dối

Câu 3. Nhân vật Thúy Kiều trong đoạn trích được khắc họa như thế nào?

A.Cuộc đời Thúy Kiều cô gái tài hoa bạc mệnh, chuỗi những ngày đau đớn

B.Hình ảnh Thúy Kiều hiện lên tiều tụy, tội nghiệp, bước đi đẫm lệ, trong lòng đầy đau đớn

C.Nỗi đau bị hạ thấp, bị chà đạp, nỗi đau gia đình gặp nạn, nỗi lo lắng cho số phận của mình sắp tới

D.Cả B và C

Đáp án: D

Kiều hiện lên với sự tội nghiệp của cô gái bị hạ thấp như một món hàng.

Câu 4. Tấm lòng nhân đạo của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài?

A.Thương xót, cảm thông trước số phận nhỏ nhoi của con người, giá trị con người bị chà đạp

B.Vạch trần thực trạng của xã hội đồng tiền đổi trắng thay đen

C.Tố cáo bọn buôn người bất nhân, hám lợi

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Tất cả các đáp án trên đều nói về giá trị nhân đạo của bài

Câu 5. Hai từ “cò kè” thể hiện bản chất gì của Mã Giám Sinh?

A.Thoải mái

B.Hung hăng

C.Tính toán, chi ly

D.Sở khanh

Đáp án: C

Hai từ “cò kè” thể hiện bản chất tính toán, chi ly của kẻ buôn người

Câu 6. Nhận định nào đúng và đầy đủ nhất những thủ pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong những câu thơ sau?

“Ngại ngùng dợn gió e sương,

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai.”

A.Ẩn dụ

B.Dùng vật nói người

C.So sánh

D.Cả 3 ý trên đều đúng

Đáp án: D

Tác giả dã sử dụng rất nhiều biện pháp nghệ thuật trong khổ thơ này như ẩn dụ, lấy vật nói người, mượn cảnh vật thiên nhiên xung quanh để nói lên tâm trạng của Thúy Kiều.

Câu 7. Qua quyết định bán mình để giúp gia đình, ta thấy Kiều là người như thế nào?

A.Bản lĩnh

B.Mạnh mẽ, cương quyết

C.Hiếu thảo, tình nghĩa

D.Cố chấp, cạn nghĩ

Đáp án: C

Qua quyết định bán mình để giúp gia đình, ta thấy Kiều là người hiếu thảo, tình nghĩa.

Câu 8. Nghệ thuật độc đáo, đặc sắc nhất của đoạn trích thể hiện qua việc miêu tả ngoại hình, cử chỉ, ngôn ngữ đối thoại khắc họa tính cách nhân vật, đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: A

Nhận định trên hoàn toàn đúng

Đọc hiểu văn bản Mã Giám Sinh mua Kiều (trích Truyện Kiều)

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng để khắc họa nhân vật trong đoạn trích trên.

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Nghị luận

D.Thuyết minh

Đáp án: B

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt miêu tả để khắc họa nhân vật Mã Giám Sinh.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

A.Kiều ở lầu Ngưng Bích

B.Mã giám Sinh mua Kiều

C.Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga

D.Lục Vân Tiên gặp nạn

Đáp án: B

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Mã giám Sinh mua Kiều

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là?

A.Bốn tuần lễ

B.Bốn năm

C.Bốn mươi tuổi

D.Mười bốn tuổi

Đáp án: C

Từ “tứ tuần” trong văn bản trên được hiểu là bốn mươi tuổi (số tuổi của Mã Giám Sinh).

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Các từ láy có trong đoạn trích trên là?

A.Nhẵn nhụi, bảnh bao, lao xao

B.Nhẵn nhụi, bảnh bao, tứ tuần

C.Lầu trang, bảnh bao, lao xao

D.Lầu trang, mụ nào, tứ tuần

Đáp án: A

Các từ láy: Nhẵn nhụi, bành bao, lao xao.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Gần miền có một mụ nào

Đưa người viễn khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng:"Mã Giám Sinh"

Hỏi quê, rằng:"Huyện Lâm Thanh cũng gần"

Qúa niên trạc ngoại tứ tuần

Mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao

Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang”

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Diện mạo Mã giám Sinh được khắc họa như thế nào trong đoạn trích trên? 

A.Khôi ngô tuấn tú

B.Khỏe mạnh anh hùng

C.Kệch cỡm, lố bịch

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: C

Mã giám Sinh hiện lên với sự kệch cỡm của người đã ngoài bốn mươi nhưng vẫn chải chuốt.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của Truyện Kiều?

A.Gặp gỡ và đính ước

B.Gia biến và lưu lạc

C.Đoàn tụ

D.Phần khác

Đáp án: B

Đoạn trích được trích từ phần gia biến và lưu lạc.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Trong đoạn trích trên, phương châm hội thoại nào đã không được tuân thủ?

A.Phương châm về chất

B.Phương châm cách thức

C.Phương châm lịch sự

D.Phương châm quan hệ

Đáp án: C

Phương châm lịch sự đã không được tuân thủ, thể hiện qua những hành động thiếu chuẩn mực của Mã giám Sinh.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Từ láy nào không xuất hiện trong đoạn trích trên?

A.Lao xao

B.Sỗ sàng

C.Ngại ngùng

D.Bảnh bao

Đáp án: D

Từ “bảnh bao” không xuất hiện trong đoạn trích trên.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Từ “hoa” trong câu thơ “Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày” chỉ điều gì?

A.Hoa lá trong vườn

B.Thúy Kiều

C.Thúy Vân

D.Mụ mối

Đáp án: B

Từ “hoa” trong câu thơ trên ẩn dụ cho Thúy Kiều.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Trước thầy sau tớ lao xao

Nhà băng đưa mối rước vào lầu trang

Ghế trên ngồi tót sỗ sàng

Buồng trong mối đã giục nàng kíp ra

Nỗi mình thêm tức nỗi nhà

Thềm hoa một bước lệ hoa mấy hàng!

Ngại ngùng dợn gió e sương

Ngừng hoa bóng thẹn trông gương mặt dày.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Từ nào trong đoạn trích trên dùng chỉ Mã giám Sinh? 

A.Lầu trang

B.Nàng

C.Hoa

D.Gương mặt dày

Đáp án: D

Từ “gương mặt dày” dùng chỉ Mã Giám Sinh.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích trong tác phẩm nào?

A.Lục Vân Tiên

B.Truyện Kiều

C.Kim Vân Kiều truyện

D.Chuyện người con gái Nam Xương

Đáp án: B

Đoạn trích được trích từ tác phẩm Truyện Kiều.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu nào có chứa lời dẫn trực tiếp trong đoạn trích trên?

A.”Mối càng vén tóc bắt tay / Nét buồn như cúc điệu gần như mai

B.Đắn đo cân sắc cân tài / Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

C.Mặn nồng một vẻ một ưa / Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

D.Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều" / Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Đáp án: D

Câu thơ chứa lời dẫn trực tiếp: Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều" / Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ ““Mối càng vén tóc bắt tay / Nét buồn như cúc điệu gần như mai”?

A.So sánh

B.Hoán dụ

C.Nói quá

D.Nói giảm nói tránh

Đáp án: A

Biện pháp so sánh được sử dụng trong hai câu thơ trên.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Mã Giám Sinh là người như thế nào?

A.Phóng khoáng, độ lượng, đã giúp gia đình Kiều qua cơn nguy khốn.

B.Kẻ buôn người tính toán, chi li, thủ đoạn

C.Bậc anh hùng đầu đội trời, chân đạp đất.

D.Độc ác, dồn gia đình Kiều vào bước đường cùng.

Đáp án: B

Mã Giám Sinh là người tính toán, chi li và hắn rất thủ đoạn trong việc mua bán những cô gái như Kiều.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Mối càng vén tóc bắt tay

Nét buồn như cúc điệu gầy như mai

Đắn đo cân sắc cân tài

Ép cung cầm nguyệt thử bài quạt thơ

Mặn nồng một vẻ một ưa

Bằng lòng khách mới tùy cơ dặt dìu

Rằng:"Mua ngọc đến Lam Kiều"

Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường?”

Mối rằng:"Gía đáng nghìn vàng

Dớp nhà nhờ lượng người thương dám nài!

Cò kè bớt một thêm hai

Giờ lâu ngã giá vàng ngoài bốn trăm.”

(Mã Giám Sinh mua Kiều SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?

A.Cảnh mua bán Thúy Kiều

B.Vẻ đẹp tài sắc của chị em Kiều

C.Cảnh tượng nguy khốn của gia đình Kiều khi bị vu oan

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: A

Đoạn trích trên khắc họa rõ nét cảnh tượng buôn bán người trong thời trung cổ, ở đây là mua bán Thúy Kiều.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên