30 câu trắc nghiệm Tiếng nói của văn nghệ có đáp án

30 câu trắc nghiệm Tiếng nói của văn nghệ có đáp án

Với 30 câu hỏi trắc nghiệm Tiếng nói của văn nghệ môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Thi

Câu 1: Địa danh nào sau đây là quê hương của Nguyễn Đình Thi ?

A. Hải Dương

B. Hải Phòng

C. Hà Nội

D. Hà Nam

Đáp án: C

Nguyễn Đình Thi quê quán ở Hà Nội.

Câu 2: Nhận định nào dưới đây nói chính xác về Nguyễn Đình Thi?

A. Là người sáng tác nhạc

B. Làm thơ

C. Viết tiểu luận phê bình

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: D

Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình.

Câu 3: Sáng tác của Nguyễn Đình Thi thường viết về đề tài gì?

A. Tình cảm gia đình

B. Các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

C. Tình yêu lứa đôi

D. Tình yêu cuộc sống

Đáp án: B

Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Câu 4: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Đình Thi có đặc điểm:

A. Suy tưởng triết lý, mang vẻ đẹp trí tuệ và sự đa dạng, phong phú của hình ảnh thơ được sáng tạo bởi một ngòi bút thông minh, tài hoa.

B. Bình dị, chân chất, sâu lắng và nhiều suy tư.

C. Tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

D. Tất cả đều sai.

Đáp án: C

Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.

Câu 5: Đâu không phải là đặc điểm thơ văn của Nguyễn Đình Thi?

A. Thường phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến.

B. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi

C. Vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian.

D. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.

Đáp án: C

Đặc điểm vận dụng sáng tạo hình ảnh, cách nói của văn học dân gian .

Câu 6: Nội dung nào dưới đây đúng về tác giả Nguyễn Đình Thi?

A. Cuộc đời ông gặp nhiều mất mát, gian truân.

B. Ông tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

C. Ông là người có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực, từ văn hóa, kinh tế đến quân sự

D. Ông phát minh ra nhiều công trình khoa học nổi tiếng.

Đáp án: B

Nguyễn Đình Thi tham gia kháng chiến và giữ nhiều chức vụ quan trọng của Đảng.

Câu 7: Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm bao nhiêu?

A. 1995

B. 1996

C. 1997

D. 1998

Đáp án: B

Ông được nhà nước phong tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I năm 1996.

Câu 8: Nguyễn Đình Thi có đóng góp quan trọng trong lĩnh vực nào?

A. Thơ ca.

B. Tiểu thuyết, kịch.

C. Tiểu luận phê bình.

D. Tất cả các lĩnh vực trên.

Đáp án: D

Nguyễn Đình Thi được xem là một nghệ sĩ đa tài, ông sáng tác nhạc, làm thơ, viết tiểu thuyết, kịch, tiểu luận phê bình. Ở lĩnh vực nào ông cũng có những đóng góp đáng trân trọng.

Câu 9: Nguyễn Đình Thi thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong cuộc kháng chiến nào?

A. Chống Pháp

B. Chống Mĩ

C. Cả hai cuộc kháng chiến

D. Không có cuộc kháng chiến nào

Đáp án: A

Ông thuộc thế hệ các nghệ sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp.

Câu 10: Đâu không phải là sáng tác của Nguyễn Đình Thi?

A. Đất nước

B. Lá đỏ

C. Nhớ

D. Ánh trăng

Đáp án: D

Nguyễn Đình Thi có những sáng tác thơ tiêu biểu: Người chiến sỹ (1958); Bài thơ Hắc Hải (1958); Dòng sông trong xanh (1974); Tia nắng (1985); Đất nước (1948 -1955); Nhớ; Lá đỏ....

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1: Tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ là của tác giả nào?

A. Thạch Lam

B. Nguyễn Duy

C. Nguyễn Đình Thi

D. Kim Lân

Đáp án: C

Tiếng nói của văn nghệ (Nguyễn Đình Thi)

Câu 2: Tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ được viết theo thể loại nào?

A. Thơ tự do

B. Truyện ngắn

C. Tiểu thuyết

D. Tiểu luận

Đáp án: D

Thể loại: bài tiểu luận

Câu 3: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ sử dụng phương thức biểu đạt giống với văn bản nào?

A. Bàn về đọc sách   

B. Làng

C. Bếp lửa 

D. Sơn tinh, thủy tinh

Đáp án: A

Phương thức biểu đạt: Nghị luận

Câu 4: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ được trích từ tiểu luận nào?

A. Văn nghệ và đời sống

B. Tiếng nói của văn nghệ

C. Ý nghĩa của văn nghệ

D. Văn nghệ với bạn đọc

Đáp án: B

Văn bản “Tiếng nói của văn nghệ” được trích trong bài tiểu luận cùng tên.

Câu 5: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ sáng tác năm bao nhiêu?

A. 1948

B. 1949

C. 1950

D. 1951

Đáp án: A

Tiểu luận “Tiếng nói của văn nghệ” được Nguyễn Đình Thi viết năm 1948, in trong cuốn “Mấy vấn đề văn học” (xuất bản năm 1956).

Câu 6: Văn bản trên không đề cập tới nội dung gì?

A. Nội dung tiếng nói của văn nghệ

B. Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực

C. Những hạn chế của văn nghệ

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Văn bản trên không đề cập tới nội dung “Những hạn chế của văn nghệ”.

Câu 7: Văn nghệ có ý nghĩa nào là quan trọng nhất đối với cuộc sống con người?

A. Giúp con người được sống phong phú hơn và hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình

B. Giúp con người dạn dĩ hơn và mở rộng các mối quan hệ

C. Giúp con người giỏi giang hơn vì biết được nhiều thứ

D. Giúp con người tự tin hơn trong cuộc sống

Đáp án: A

Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

Câu 8: Văn bản Tiếng nói của văn nghệ thành công với nghệ thuật gì?

A. Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên

B. Lối viết giàu hình ảnh

C. Sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế

D. Tất cả các phương án trên

Đáp án: D

Giá trị nghệ thuật:

Bố cục chặt chẽ, hợp lí, dẫn dắt tự nhiên. Lối viết giàu hình ảnh, sử dụng nhiều dẫn chứng thơ văn, dẫn chứng thực tế, khẳng định các ý kiến, nhận xét, tăng sức hấp dẫn cho bài viết.

Câu 9: Nhận định nào sau đây nêu đầy đủ nhất về nội dung của văn bản Tiếng nói của văn nghệ?

A. Văn bản nêu lên vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người

B. Văn bản nêu vị trí và sức mạnh riêng biệt của văn nghệ đối với đời sống xã hội 

C. Văn bản phân tích những nội dung tạo nên tiếng nói của văn nghệ và cách thể hiện rất độc đáo của văn nghệ   

D. Văn bản phân tích nội dung phản ánh, thể hiện cũng như sự khẳng định cách nói độc đáo và sức mạnh to lớn của văn nghệ đối với đời sống tâm hồn con người.

Đáp án: D

Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

Câu 10: Theo tác giả, tại sao con người cần tới tiếng nói của văn nghệ?

A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của mình   

B. Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ  

C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay trong chính tâm hồn của mỗi người 

D. Gồm cả 3 ý A, B, C

Đáp án: D

Bài tiểu luận bàn về nội dung của văn nghệ và sức mạnh kì diệu của nó đối với đời sống của con người, giúp con người được sống phong phú hơn và tự nhiên hoàn thiện nhân cách tâm hồn mình.

Phân tích tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

Câu 1: Theo tác giả, tại sao con người cần tới tiếng nói của văn nghệ?

A. Văn nghệ giúp chúng ta được sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của mình 

B. Văn nghệ góp phần làm tươi mát cuộc sống sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giúp con người vui lên, biết rung cảm và ước mơ 

C. Văn nghệ giúp chúng ta khám phá ra thế giới diệu kì ở ngay trong chính tâm hồn của mỗi người

D. Gồm cả 3 ý A, B, C

Đáp án: D

Văn nghệ mang lại nhiều giá trị thiết thực trong cuộc sống con người:
- Văn nghệ là tiếng nói, khát khao tự do, khát khao hướng tới cái đẹp của con người.
- Giúp mỗi con người sống đầy đủ hơn, phong phú hơn với cuộc đời và chính mình, làm “thay đổi hẳn mắt ta nhìn, óc ta nghĩ”.
- Văn nghệ là sợi dây ràng buộc họ chặt hơn với cuộc đời, giúp con người biết rung cảm và ước mơ trong cuộc đời lắm cơ cực.

Câu 2: Để viết mở bài phân tích văn bản Tiếng nói của văn nghệ cần đảm bảo những ý nào sau đây?

A. Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi, một người tài năng với hoạt động nghệ thuật khá đa dạng 

B. Giới thiệu về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ đề cập đến sức mạnh của văn nghệ trong việc định hướng, cổ vũ tinh thần con người trong chiến tranh

C. Đáp án A và B 

Đáp án: C

Trong phần mở bài, chỉ cần giới thiệu được hai ý cơ bản sau:
- Giới thiệu khái quát về tác giả Nguyễn Đình Thi
- Giới thiệu về tác phẩm Tiếng nói của văn nghệ

Câu 3: Ý nào sau đây nói về “con đường” độc đáo của văn nghệ đến với người đọc?

A. Văn nghệ là tiếng nói của tình cảm, tác phẩm văn học chứa đựng tình yêu ghét, vui buồn của con người ở trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày

B. Nghệ thuật nói nhiều đến tư tưởng, những tư tưởng trong nghệ thuật không khô khan, trừu tượng mà lắng sâu vào cảm xúc, nỗi niềm

C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy

D. Lời gửi của văn nghệ không chỉ là những bài học đạo đức luân lí mà cả những say sưa, vui buồn, mơ mộng, yêu ghét của người nghệ sĩ

Đáp án: D

Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp, và tìm mọi cách để độc giả làm cảm nhận được cái đẹp mà tác giả muốn người đọc cảm nhận được.

Câu 4: Trong văn bản trên, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học nào để làm dẫn chứng?

A. Nguyễn Du và Tôn-xtoi

B. Go-rơ-ki và Tôn-xtoi

C. Nguyễn Du và Lỗ Tấn

D. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi

Đáp án: B; D

Trong văn bản trên, người viết đã dẫn ra những tác giả văn học

B. Go-rơ-ki và Tôn-xtoi

D. Nguyễn Du và Nguyễn Trãi

Câu 5: Nhận định sau đây đúng hay sai?

Nhưng trong nghệ thuật, tư tưởng từ ngay cuộc sống hằng ngày nảy ra, và thấm trong tất cả cuộc sống. Tư tưởng của nghệ thuật không bao giờ là trí thức trừu tượng một mình trên cao.”

A. Đúng

B. Sai

Đáp án: A

- Nhận định đúng
- Giải thích: Nghệ thuật luôn mang trong nó nhiều tư tưởng và những tư tưởng ấy được bắt nguồn từ trong cuộc sống.
 

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Câu 6:  Nội dung của đoạn văn trên là gì?  

A. Ý nghĩa của văn nghệ

B. Tư tưởng trong văn nghệ  

C. Văn nghệ là sản phẩm của người sáng tác đồng thời truyền tải thông điệp cho người đọc.

D. Cả 3 đáp án trên

Đáp án: C

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

Câu 7:  Câu văn nào sau đây nêu ý chủ đạo của đoạn văn ?

A. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

B. Nghệ sĩ giới thiệu với chúng ta một cảm giác, trình tự, một tư tưởng bằng cách làm sống hiển hiện ngay lên trong tâm hồn chúng ta cảm giác, trình tự, tư tưởng ấy.

C. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

D. Bắt rễ ở cuộc đời hàng ngày của con người, văn nghệ lại tạo được sự sống cho tâm hồn người.

Đáp án: A

Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho mọi người sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng.

Câu 8: Câu văn “Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy” sử dụng biện pháp tu từ gì?

A. So sánh   

B. Nhân hóa

C. Điệp từ

D. Hoán dụ

Đáp án: B

Câu văn trên sử dụng biện pháp nhân hóa :
Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi, nghệ thuật vào đốt lửa trong lòng chúng ta, khiến chúng ta tự phải bước lên đường ấy.

Câu 9: Đặc sắc về lập luận của đoạn văn trên là gì?

A. Cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển   

B. Phân tích cụ thể, chặt chẽ   

C. Câu văn giàu hình ảnh 

D. Gồm cả 3 ý trên

Đáp án: D

Đặc sắc về lập luận của đoạn văn trên là:
- Cách dẫn dắt tự nhiên, uyển chuyển
- Phân tích cụ thể, chặt chẽ
- Câu văn giàu hình ảnh

Câu 10: Trong đoạn văn trên, tác giả đã sử dụng phép lập luận chính nào?

A. Chứng minh 

B. Giải thích   

C. Phân tích  

D. Tổng hợp

Đáp án: C

Câu văn trên sử dụng thao tác lập luận phân tích

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên