34 câu trắc nghiệm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có đáp án

34 câu trắc nghiệm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em có đáp án

Với 34 câu hỏi trắc nghiệm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.

Tìm hiểu chung về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Câu 1. Văn bản này được chia làm mấy phần?

A.2 phần

B.3 phần

C.4 phần

D.5 phần

Đáp án: C

Văn bản được chia làm 4 phần
- Phần 1 (2 đoạn đầu)
- Phần 2 (Sự thách thức)
- Phần 3 (Cơ hội)
- Phần 4 (Nhiệm vụ)

Câu 2. Bản tuyên bố đọc tại Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em diễn ra năm bao nhiêu

A.1980

B.1990

C.2000

D.2010

Đáp án: B

Văn bản được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Ooc ngày 30/9/1990.

Câu 3. Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em do Hội đồng Bộ trưởng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đưa ra. Đúng hay sai?

A.Đúng

B.Sai

Đáp án: B

Văn bản được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em, trong Việt Nam và các văn kiện quốc tế về quyền trẻ em.

Câu 4. Bản tuyên bố nói đến vấn đề nào trong đời sống xã hội?

A.Bảo vệ và chăm sóc phụ nữ

B.Bảo vệ và chăm sóc trẻ em

C.Bảo vệ môi trường sống

D.Phát triển kinh tế xã hội

Đáp án: B

Bản Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em ngày 30/09/1990 đã khẳng định điều ấy và cam kết thực hiện những nhiệm vụ có tính toàn diện vì sự sống còn, phát triển trẻ em, vì tương lai của toàn nhân loại.

Câu 5. Nhận định nào nói đúng nhất về văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

A.Là một văn bản biểu cảm

B.Là một văn bản tự sự

C.Là một văn bản thuyết minh

D.Là một văn bản nhật dụng

Đáp án: D

Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản nhật dụng.

Câu 6. Những nhiệm vụ được đặt ra trong bản tuyên bố này?

A.Cụ thể và toàn diện

B.Không có tính khả thi

C.Chưa đầy đủ

D.Không thực tế

Đáp án: A

Những nhiệm vụ được đặt ra trong bản tuyên bố này cụ thể và toàn diện

Câu 7. Những vấn đề bản tuyên bố đề ra trong bản tuyên bố trực tiếp liên quan đến bối cảnh thế giới vào thời điểm nào?

A.Những năm cuối thế kỉ XIX

B.Những năm đầu thế kỉ XX

C.Những năm giữa thế kỉ XX

D.Những năm cuối thế kỉ XX

Đáp án: D

Văn bản được trích từ Tuyên bố của Hội nghị cấp cao thế giới về trẻ em họp tại trụ sở Liên hợp quốc ở Niu Ooc ngày 30/9/1990.

Câu 8. Để làm nổi bật những khó khăn đối với trẻ em, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận nào trong phần Sự thách thức?

A.Chứng minh

B.Bình luận

C.Giải thích

D.Phân tích

Đáp án: A

Để làm nổi bật những khó khăn đối với trẻ em, tác giả đã sử dụng phương thức lập luận chứng minh trong phần Sự thách thức.

Câu 9. Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?

A.Miêu tả

B.Biểu cảm

C.Nghị luận

D.Tự sự

Đáp án: C

Phương thức chính: nghị luận

Câu 10. Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

A.Tác phẩm sử dụng nhiều hình ảnh gợi hình, gợi cảm

B.Lập luận thuyết phục, sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

C.Tình huống truyện độc đáo

D.Xây dựng nhân vật cá tính, đầy ấn tượng

Đáp án: B

Văn bản nhật dụng này sử dụng phương thức nghị luận nên có nghệ thuật lập luận thuyết phục, sử dụng phương pháp nêu số liệu, phân tích khoa học.

Phân tích tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Câu 1. Phần mở bài văn bản cần nêu ra nội dung gì?

A.Giới thiệu về tác giả của văn bản

B.Giới thiệu về thể loại của văn bản

C.Giới thiệu sơ lược về trẻ em và nội dung văn bản đề cập

D.Tất cả các đáp án trên

Đáp án: C

Văn bản không có tác giả nên không cần giới thiệu phần này, chỉ giới thiệu về nội dung chính mà văn bản đề cập.

Câu 2. Ở phần “Sự thách thức”, bản Tuyên bố nêu lên thực tế của trẻ em trên thế giới ra sao?

A.Bị trở thành nạn nhân chiến tranh, bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm lược, chiếm đóng, thôn tính của nước ngoài

B.Chịu đựng những thảm họa của đói nghèo, khủng hoảng kinh tế, của tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp

C.Nhiều trẻ em chết mỗi ngày do suy dinh dưỡng, bệnh tật

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

- Những thách thức cho sự phát triển của nhiều trẻ em trên thế giới:
+ Trở thành những nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của sự phân biệt chủng tộc, sự xâm
 lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài

+ Phải sống trong thảm họa đói nghèo, khủng hoảng kinh tế
+ Tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, môi trường xuống cấp...
+ Rất nhiều trẻ em phải bỏ mạng mỗi ngày do suy dinh dưỡng và bệnh tật.

Câu 3. Ở phần “Nhiệm vụ” bản tuyên bố nêu nhiều điểm mà quốc gia, cộng đồng quốc tế phải nỗ lực phối hợp hành động?

A.Tăng cường sức khỏe, chế độ dinh dưỡng cho trẻ em tàn tật và có hoàn cảnh khó
 khăn

B.Tăng cường vai trò của phụ nữ, đảm bảo quyền bình đẳng giữa nam và nữ vì lợi ích của trẻ em toàn cầu

C.Để trẻ nhận thức được nguồn gốc, giá trị của bản thân trong môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Tuyên bố đã đưa ra những nhiệm vụ cấp thiết cho cộng đồng quốc tế và từng quốc gia:
+ Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ em
+ Chăm sóc nhiều hơn đối với trẻ em bị tàn tật và có hoàn cảnh sống đặc biệt khó khăn
+ Tăng cường vai trò phụ nữ và bình đẳng nam nữ
+ Bảo đảm sự phát triển giáo dục cho trẻ em
+ Bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai
+ Tạo môi trường sống tốt đẹp cho trẻ em
+ Khôi phục sự phát triển kinh tế

Câu 4. Ở phần “Cơ hội”, em nhận thấy có điều gì thuận lợi trong sự bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong bối cảnh hiện nay?

A.Sự liên kết về phương tiện, kiến thức giữa các quốc gia về công ước, quyền trẻ em

B.Sự hợp tác, đoàn kết quốc tế mở ra khả năng giải quyết vấn đề phát triển kinh tế

C.Ngăn chặn dịch bệnh, giải trừ quân bị, tăng cường phúc lợi trẻ em

D.Cả 3 đáp án trên

Đáp án: D

Bối cảnh hiện nay khá nhiều thuận lợi
+ Sự liên kết giữa các nước và “công ước về quyền trẻ em” đã tạo ra những quyền và phúc lợi
mới cho trẻ em, chúng sẽ “được sự tôn trọng” ở khắp nơi trên thế giới.
+ Bầu không khí chính trị quốc tế đang được cải thiện, cụ thể cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt,
 sự hợp tác liên kết quốc tế được tăng cường, phong trào giả trừ quân bị được đẩy mạnh...

Câu 5. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.
 Phần in đậm trong đoạn văn nói về nội dung gì?

A.Quyền của mọi công dân

B.Nghĩa vụ của trẻ em

C.Nghĩa vụ của người lớn đối với trẻ em

D.Quyền của trẻ em

Đáp án: D

Phần in đậm trong đoạn văn nói về quyền của trẻ em

Câu 6. Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
 Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi của chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.

Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” trong đoạn văn trên có tác dụng gì?

A.Nhấn mạnh những việc người lớn cần làm cho trẻ em

B.Nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng

C.Nhấn mạnh những việc mà trẻ em cần làm

D.Nhấn mạnh những điều trẻ em cần tránh

Đáp án: B

Việc nhắc lại nhiều lần từ “phải” và “được” trong đoạn văn trên có tác dụng nhấn mạnh những quyền lợi mà trẻ em được hưởng

Câu 7. Nhận định nào sau đây không phải là nhiệm vụ được đưa ra trong bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

A.Tăng cường sức khỏe và chế độ dinh dưỡng cho trẻ.

B.Quan tâm hơn nữa đến trẻ em tàn tật và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.

C.Viết nhiều bài báo về những hoàn cảnh khó khăn của trẻ em để kêu gọi sự ủng hộ.

D.Nhấn mạnh trách nhiệm và kế hoạch hóa gia đình.

Đáp án: C

Viết nhiều bài báo về những hoàn cảnh khó khăn của trẻ em để kêu gọi sự ủng hộ không phải là nhiệm vụ được đề ra.

Câu 8. Để thực hiện được nhiệm vụ, bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em đề cách thức hoạt động như thế nào?

A.Các nước phát triển sẽ chi viện tài chính cho các nước chưa phát triển để xóa đói giảm nghèo

B.Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế

C.Tự bản thân mỗi quốc gia sẽ đề ra cách thức hoạt động của mình để bảo vệ và chăm sóc trẻ em

D.Các nước phát triển cần cắt giảm bớt chi phí cho lĩnh vực quân sự, xóa bỏ nạn phân biệt chủng tộc

Đáp án: B

Tất cả các nước phải nỗ lực liên tục và có sự phối hợp với nhau trong hoạt động của từng nước cũng như trong hợp tác quốc tế

Câu 9. Các nhiệm vụ đưa ra trong bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em được xác định trên những cơ sở nào?

A.Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.

B.Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.

C.Cả A và B đều đúng.

D.Cả A và B đều sai.

Đáp án: C

Các nhiệm vụ đưa ra trong bản tuyên bố được xác định trên những cơ sở
- Tình trạng thực tế của trẻ em trên thế giới hiện nay.
- Những thuận lợi đối với nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc trẻ em hiện nay.

Đọc hiểu văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên.  

A.Tự sự

B.Miêu tả

C.Nghị luận

D.Thuyết minh

Đáp án: C

Đoạn trích sử dụng phương thức biểu đạt nghị luận.

Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn trích trên được trích trong văn bản nào?

A.Phong cách Hồ Chí Minh

B.Đức tính giản dị của Bác Hồ

C.Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

D.Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em

Đáp án: D

Đoạn trích trên được trích trong văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em.

Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đại từ nào dùng để nói về trẻ em trong đoạn trích?

A.Các em

B.Em bé

C.Chúng

D.Bọn nó

Đáp án: C

Đại từ “chúng” được lặp lại nhiều lần để chỉ trẻ em được nhắc đến trong văn bản.

Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xác định biện pháp tu từ trong câu: “Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.”

A.Ẩn dụ

B.Liệt kê

C.Chơi chữ

D.Điệp từ

Đáp án: B

Biện pháp tu từ liệt kê: vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển.

Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

     “Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải được sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển. Tương lai của chúng phải được hình thành trong sự hòa hợp và tương trợ. Chúng phải được trưởng thành khi được mở rộng tầm nhìn, thu nhận thêm những kinh nghiệm mới.”           

(SGK Ngữ văn 9, tập một)

Nội dung chính của đoạn văn trên là gì? 

A. Sự khẳng định quyền được sống và phát triển của trẻ em

B.Niềm xót thương của tác giả dành cho trẻ em

C.Biện pháp để trẻ em có cuộc sống tốt hơn

D.Cả ba phương án trên

Đáp án: A

Nội dung chính: Sự khẳng định quyền được sống và phát triển của trẻ em.

Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)



 

Đoạn trích trên được trích trong phần nào của văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em?

A.Mở đầu

B.Sự thách thức

C.Cơ hội

D.Nhiệm vụ

Đáp án: B

Đoạn trích trên được trích trong phần “Sự thách thức”.

Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Trong văn bản trên, tác giả đã nêu lên thực tế cuộc sống của trẻ em trên thế giới ra sao?

A.Được bảo vệ quyền lợi và sống trong hòa bình

B.Chịu nhiều bất hạnh của hoàn cảnh sống

C.Được nuôi dạy trong những môi trường tốt

D.Được thỏa sức theo đuổi sở thích, đam mê của mình

Đáp án: B

Thực tế cuộc sống trẻ em: Chịu nhiều bất hạnh của hoàn cảnh sống.

Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Xét theo mục đích nói, câu: “Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.” thuộc kiểu câu gì?

A.Trần thuật

B.Cầu khiến

C.Cảm thán

D.Nghi vấn

Đáp án: A

Câu trên thuộc câu trần thuật.

Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Đoạn văn được trình bày theo cách lập luận nào?

A.Diễn dịch

B.Quy nạp

C.Tổng phân hợp

D.Song hành

Đáp án: A

Đoạn văn trình bày theo cách diễn dịch: câu chủ đề nằm đầu đoạn.

Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

     Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy. Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực, của nạn phân biệt chủng tộc, chế độ a-các-thai), của sự xâm lược, chiếm đóng và thôn tính của nước ngoài. Có những cháu trở thành người tị nạn), sống tha hương do bị cưỡng bức phải từ bỏ gia đình, cội rễ. Có những cháu khác lại chịu cảnh tàn tật hoặc trở thành nạn nhân của sự lãng quên, ruồng bỏ, đối xử tàn nhẫn và bóc lột.

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Điểm nào dưới đây không được tác giả nhắc đến khi nói về những khó khăn của trẻ em?

A.Nạn nhân của chiến tranh

B.Phải từ bỏ gia đình, cội rễ

C.Nạn nhân của bóc lột

D.Nạn nhân của phân biệt giới tính

Đáp án: D

Nạn nhân của phân biệt giới tính không được tác giả nhắc đến trong bài.

Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...]. Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Văn bản chứa đoạn trích trên là sáng tác của nước nào?

A.Mỹ

B.Pháp

C.Nhật Bản

D.Việt Nam

Đáp án: D

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em là văn bản của Việt Nam.

Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...]. Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Văn bản Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻem cùng thể loại với văn bản nào dưới đây?

A.Ngắm trăng

B.Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

C.Tôi đi học

D.Nhớ rừng

Đáp án: B

Đoạn trên được viết theo thể loại văn bản nhật dụng, cùng thể loại với văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình.

Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...]. Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Theo tác giả, các trẻ em trên thế giới có đặc điểm gì?

A.Không được giáo dục nên nhiều đứa trẻ hư hỏng

B.Nhanh nhạy, thông minh hơn các thế hệ trước

C.Trong trắng, dễ bị tổn thương và bị phụ thuộc

D.Tất cả các phương án trên

Đáp án: C

Theo tác giả, các trẻ em trên thế giới có đặc điểm trong trắng, dễ bị tổn thương và bị phụ thuộc.

Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...]. Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp”?

A.Ẩn dụ

B.Hoán dụ

C.Liệt kê

D.Điệp từ

Đáp án: C

Biện pháp liệt kê: đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp.

Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

    "[…] Tất cả trẻ em trên thế giới đều trong trắng, dễ bị tổn thương và còn phụ thuộc. Đồng thời chúng hiểu biết, ham hoạt động và đầy ước vọng. Tuổi chúng phải sống trong vui tươi, thanh bình, được chơi, được học và phát triển [...].   Tuy nhiên, thực tế cuộc sống thời thơ ấu của nhiều trẻ em lại không như vậy.  Hằng ngày có vô số trẻ em khắp nơi trên thế giới bị phó mặc cho những hiểm họa làm kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển của các cháu đó. Chúng phải chịu bao nhiêu nỗi bất hạnh do bị trở thành nạn nhân của chiến tranh và bạo lực [...]. Có những cháu trở thành người tị nạn, sống tha hương [...]. Mỗi ngày, có hàng triệu trẻ em phải chịu đựng những thảm họa của đói nghèo và khủng hoảng kinh tế, của nạn đói, tình trạng vô gia cư, dịch bệnh, mù chữ, môi trường xuống cấp [...]. Mỗi ngày có tới 40000 trẻ em chết do suy dinh dưỡng và bệnh tật […]”

(Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em, SGK Ngữ văn 9, tập một)

Câu thơ “Trẻ em như búp trên cành/ Biết ăn biết ngủ biết học hành là ngoan” của ai?

A.Nguyễn Trãi

B.Nguyễn Du

C.Hồ Chí Minh

D.Phạm Văn Đồng

Đáp án: C

Câu thơ trên của tác giả Hồ Chí Minh.

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên