Bài tập trắc nghiệm Di truyền người (phần 2)



Chuyên đề: Di truyền người

Câu 21: Ở người nhóm máu ABO do các gen IA, IB, IO qui định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn IO quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người người ta thấy xuất hiện 1% có nhóm máu O và 28% nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó là

A. 63%; 8%.

B. 56%; 15%.

C. 62%; 9%.

D. 49%; 22%.

Câu 22: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền đột biến ung thư bị đột bién chuyển thành gen ung thư. Khi đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng tốc độ phân bào dần đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không khiểm soát được. Những gen này thường là

A. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

B. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

C. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.

D. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.

Câu 23: Khi nhuộm tế bào của một người bị bệnh di truyền thấy có 3 NST số 21 giống nhau và 3 NST giới tính trong đó có 2 NST X và 1 NST Y, đây là bộ NST của

A. người nam mắc hội chứng Đao.

B. người nam vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claifentơ.

C. người nữ mắc hội chứng Đao.

D. người nữ vừa mắc hội chứng Đao, vừa mắc hội chứng Claifentơ.

Câu 24: Một cặp vợ chồng đều có nhóm máu A và đều có kiểu gen dị hợp về nhóm máu. Nếu họ sinh hai đứa con thì xác suất để một đứa có nhóm máu A và một đứa có nhóm máu O là

A. 3/4    B. 3/8.    C. 3/16.    D. 1/2

Câu 25: Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh được sử dụng khi cần xác định điều gì?

A. Mức độ ảnh hưởng của kiểu gen và môi trường lên tính trạng.

B. Nguồn gốc các bệnh di truyền ở mức độ phân tử.

C. Bức tranh toàn cảnh về một bệnh di truyền trong cộng đồng dân cư.

D. Cách thức di truyền của tính trạng.

Câu 26: Ở người, gen A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định da đen trội hoàn toàn so với a quy định da trắng. Một quần thể người đang cân bằng về di truyền có số người da đen chiếm tỉ lệ 84%. Ở trong quần thể này có một cặp vợ chồng da đen, xác suất để con đầu lòng của họ là con gái có da trắng là

A. 16/49.    B. 8/49.    C. 4/49    D. 2/49

Câu 27: Bệnh do gen trội trên NST X ở người gây ra có đặc điểm nào sau đây?

A. Bệnh thường biểu hiện ở nam nhiều hơn nữ.

B. Mẹ mắc bệnh thì tất cả các con trai đều mắc bệnh.

C. Bố mắc bệnh thì tất cả con gái đều mắc bệnh.

D. Bố mẹ không mắc bệnh có thể sinh ra con mắc bệnh.

Câu 28: Trong các nhóm bệnh, tật sau, nhóm nào gồm toàn những bệnh di truyền phân tử?

A. Bệnh mù màu, bệnh ung thư gan, bệnh phêninkêtô niệu, bệnh bạch tạng, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, bệnh câm điếc bẩm sinh.

B. Bệnh bạch tạng, hội chứng Đao, bệnh ung thư máu, bệnh phêninkêtô niệu, hội chứng Klaiphentơ; hội chứng tiếng khóc như tiếng mèo kêu.

C. Bệnh máu khó đông; bệnh mù màu; bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm; hội chứng tiếng khóc như tiếng mèo kêu.

D. Bệnh máu khó đông, hội chứng Đao, bệnh ung thư máu, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, hội chứng Tơcnơ; hội chứng tiếng khóc như tiếng mèo kêu.

Câu 29: Những điểm sau thì điểm nào là thuận lợi trong nghiên cứu di truyền ở người?

A. Người chín sinh dục muộn, đẻ ít con.

B. Người có bộ NST ít, có nhiều biến dị dễ quan sát.

C. Có thể áp dụng nhiều phương pháp phân tích di truyền với người.

D. Những đặc điểm hình thái và sinh lí ở người được nghiên cứu toàn diện nhất so với bất kì loài sinh vật nào khác.

Câu 30: Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1). Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông ở người có hiện tượng di truyền chéo.

(2). Túm lông ở tai và bệnh bạch tạng ở người có hiện tượng di truyền thẳng.

(3). Một người ở đồng bằng lên núi cao thì số lượng hồng cầu thay đổi, đây là hiện tượng thường biến.

(4). Các bệnh Đao, mù màu, bệnh phêninkêtô niệu là các bệnh di truyền ở cấp độ phân tử.

Số phát biểu đúng là

A. 1    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Câu 31: Vì sao gen đột biến trên NST X ở người dễ được phát hiện hơn so với gen đột biến trên NST thường?

A. Vì tần số đột biến của gen trên NST X cao hơn gen trên NST thường.

B. Vì đột biến gen trên NST X thường là đột biến gen trội.

C. Vì gen đột biến trên NST X không có alen tương ứng trên NST Y.

D. Vì trong cơ thể nữ giới chỉ có 1 NST X được hoạt động di truyền.

Câu 32: Một cặp vợ chồng bình thường sinh một con trai mắc cả hội chứng Đao và Claifentơ (XXY). Kết luận nào sau đây là không đúng?

A. Trong giảm phân của người mẹ cặp nhiễm sắc thể số 21 và cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở giảm phân 1, bố giảm phân bình thường.

B. Trong giảm phân của người bố cặp nhiễm sắc thể số 21 và cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở giảm phân 1, mẹ giảm phân bình thường.

C. Trong giảm phân của người mẹ cặp nhiễm sắc thể số 21 và cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở giảm phân 2, bố giảm phân bình thường.

D. Trong giảm phân của người bố cặp nhiễm sắc thể số 21 và cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li ở giảm phân 2, mẹ giảm phân bình thường.

Câu 33: Một cặp vợ chồng bình thường. Người vợ có anh trai bị bệnh bạch tạng, người chồng có bố bị bạch tạng, các người khác trong 2 gia đình đều bình thường. Biết bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định và không có đột biến xẩy ra. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh 2 người con một người bình thường và một người bị bệnh bạch tạng là

A. 1/4    B. 1/8.    C. 3/8    D. 5/18.

Câu 34: Tính trạng nhóm máu của người 3 alen qui định. Ở một quần thể đang cân bằng về mặt di truyền trong đó IA = 0,5; IB = 0,2; IO = 0,3. Có bao nhiêu kết luận chính xác?

(1) Người có nhóm máu AB chiếm tỷ lệ 10%.

(2) Người có nhóm máu O chiếm tỷ lệ 9%.

(3) Có 3 kiểu gen đồng hợp về tính trạng nhóm máu.

(4) Người có nhóm máu B chiếm tỉ lệ 17%.

(5) Trong số những người có nhóm máu A, người đồng hợp chiếm tỷ lệ 5/11

Số kết luận đúng là:

A. 2.    B. 3.    C. 4.    D. 5.

Câu 35: Bệnh phêninkêtô niệu có đặc điểm sau:

1. Dị tật bẩm sinh di truyền gen lặn.

2. Axit glutamic thứ 7 của HbA thay bằng Valin.

3. Thiếu enzyme xúc tác chuyển hóa phenylalanine thành triozin.

4. Tuổi trung niên bị viêm đa khớp vì hóa đen các khớp.

5. Chất ứ đọng đầu độc thần kinh gây mất trí nhớ, ít khi sống tới 30 tuổi.

Các đặc điểm đúng là:

A. 1, 2, 3.

B. 3, 4, 5.

C. 1, 3, 5.

D. 2, 4, 5.

Câu 36: Ở người, tính trạng mù màu là do alen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X gây ra. Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng trong số các con sinh ra có một đứa con trai mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về gia đình trên?

A. Người mẹ đồng hợp về cặp alen gây bệnh mù màu.

B. Người bố mang alen gây bệnh và truyền cho con trai.

C. Người con trai bị bệnh mù màu trên bị mắc hội chứng Claiphentơ, có cả hai NST X trong kiểu gen và mang hai alen lặn gây bệnh.

D. Những người con gái sẽ không có ai bị mù màu.

Câu 37: Khi nghiên cứu sự di truyền nhóm máu của một gia đình, xét nghiệm 5 trong số 8 người thu được kết quả: ông nội và bà ngoại có máu O, bà nội máu A, trong 2 đứa con của cặp bố mẹ gồm con trai máu B, con gái máu A. Nhóm máu của cặp bố mẹ này là

A. Bố máu B, mẹ máu A

B. Bố máu AB, mẹ máu A.

C. Bố máu A, mẹ máu B.

D. Bố máu A, mẹ máu AB.

Câu 38: Ghép các hội chứng bệnh ở người và dạng đột biến cho phù hợp

Dạng đột biến Hội chứng bệnh

1- Đột biến số lượng NST

2 – Đột biến cấu trúc NST

3- Đột biến gen

a- Hội chứng mèo kêu

b- Hội chứng Macphan

c – Hội chứng Patau

d – Hội chứng siêu nữ

e – Hội chứng Claiphentơ

Câu trả lời đúng là

A. 1- c, d, e; 2 - b; 3 – a.

B. 1- c, d, e; 2 – a; 3- b.

C. 1- a, c; 2- c; 3 – d, e.

D. 1- b, c, d; 2 – e; 3 – a.

Câu 39: Di truyền học tư vấn không dựa trên cơ sở nào?

A. Cần xác minh bệnh, tật có di truyền hay không.

B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh.

C. Chuẩn đoán trước sinh.

D. Kết quả của phép lai phân tích.

Câu 40: Phát biểu nào sau đây về di truyền trong y học là không đúng?

A. Đa số bệnh di truyền ở người hiện nay đã có phương pháp điều trị khỏi bệnh hoàn toàn

B. Các bệnh di truyền phân tử là các bệnh liên quan đến những biến đổi trong cấu trúc ADN, prôtêin.

C. Bệnh ung thư nếu phát hiện sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn.

D. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến.

Đáp án

21 A22D23 B 24 B 25 A
26 D27C28 A 29 D 30 B
31 C32D33 A 34 B 35 C
36 D37C38 B 39 D 40 A

Xem thêm các bài học Ôn thi đại học môn Sinh học khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


chuyen-de-di-truyen-nguoi.jsp


Tài liệu giáo viên