Giải SBT Hóa học 10 trang 63 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Hóa học 10 trang 63 trong Bài 20: Ôn tập chương 6 Sách bài tập Hóa 10 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Hóa học 10 trang 63.

Giải SBT Hóa học 10 trang 63 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 20.6 trang 63 SGK Hóa học 10: Khi để ở nhiệt độ 30oC, một quả táo bị hư sau 3 ngày. Khi được bảo quản ở 0oC (trong tủ lạnh), quả táo đó bị hư sau 24 ngày.

a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng xảy ra khi quả táo bị hư.

b) Nếu bảo quản ở 20oC, quả táo sẽ bị hư sau bao nhiêu ngày?

Lời giải:

a) Tốc độ phản ứng tỉ lệ nghịch với thời gian. Vậy khi tăng nhiệt độ từ 0oC lên 30oC, tốc độ phản ứng tăng 8 lần.

Gọi hệ số nhiệt độ là γ, ta có: γ30010=243 = 8 ⇒ γ = 2.

b)  220010=24x ⇒ x = 6

Nếu bảo quản ở 20oC, táo bị hư sau 6 ngày.

Bài 20.7 trang 63 SGK Hóa học 10: Cho biết những phát biểu sau đây là đúng hay sai.

Giải thích.

(1) Để phản ứng hóa học xảy ra, các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau.

(2) Khi áp suất khí CO tăng, tốc độ phản ứng 4CO + Fe3O4 → 4CO2 + 4Fe tăng lên.

(3) Khi tăng nhiệt độ lên 10oC, tốc độ của các phản ứng hóa học đều tăng gấp đôi.

Quảng cáo


(4) Nếu năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng nhỏ hơn năng lượng hoạt hóa thì sẽ gây ra phản ứng hóa học.

(5) Phản ứng có năng lượng hoạt hóa càng thấp thì xảy ra càng nhanh.

Lời giải:

(1) Sai: các hạt (phân tử, nguyên tử, ion) của chất phản ứng phải va chạm với nhau và va chạm phải đủ mạnh mới gây ra phản ứng.

(2) Đúng.

(3) Sai: tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần tùy thuộc vào hệ số nhiệt độ γ.

(4) Sai: năng lượng va chạm giữa hai phân tử chất phản ứng phải cao hơn năng lượng hoạt hóa để dễ gây ra phản ứng.

(5) Đúng.

Bài 20.8 trang 63 SGK Hóa học 10: Ở 225oC, khí NO2 và O2 có phản ứng sau:

2NO + O2 → 2NO2

Biểu thức tốc độ phản ứng có dạng: v=k.CNO2.CO2

Cho biết tốc độ phản ứng sẽ thay đổi như thế nào nếu:

Quảng cáo

(i) Tăng nồng độ NO lên 2 lần

(ii) Giảm nồng độ O2 đi 3 lần.

(iii) Tăng nồng độ NO2 lên 2 lần.

Lời giải:

(i) Tăng nồng độ NO lên 2 lần

v'=k.(2.CNO)2.CO2=4v

⇒ Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần;

(ii) Giảm nồng độ O2 đi 3 lần.

v'=k.CNO2.CO23=v3

⇒ Tốc độ phản ứng giảm đi 3 lần;

(iii) Tăng nồng độ NO2 lên 2 lần.

Tốc độ phản ứng không đổi.

Bài 20.9 trang 63 SGK Hóa học 10: Phản ứng phân hủy ethyl iodide trong pha khí xảy ra như sau:

C2H5I → C2H4 + HI

Quảng cáo

Ở 127oC, hằng số tốc độ của phản ứng là 1,60.10-7s-1; ở 227oC là 4,25.10-4s-1.

a) Hãy tính hệ số nhiệt độ của phản ứng trên.

b) Tính hằng số tốc độ của phản ứng ở 167oC.

Lời giải:

a) Hằng số tốc độ tỉ lệ thuận với tốc độ phản ứng.

Gọi hệ số nhiệt độ là γ, ta có: γ22712710=4,25.1041,60.107

⇒ γ10 = 2656,25 ⇒ γ = 2,2.

b) Gọi hằng số tốc độ ở 167oC là k. Ta có: γ16712710=k1,60.107

Thay γ = 2,2 ⇒ k = 3,75.10-6

Lời giải SBT Hóa 10 Bài 20: Ôn tập chương 6 Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải Sách bài tập Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên