Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48 trong Bài 18: Nam châm Sách bài tập KHTN lớp 7 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập trong SBT KHTN 7 trang 48.

Giải SBT Khoa học tự nhiên 7 trang 48 Kết nối tri thức

Bài 18.1 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Có hai thanh nam châm. Thanh nam châm thứ nhất được sơn màu, một nửa màu xanh trên ghi chữ S, nửa kia màu đỏ trên ghi chữ N. Thanh nam châm thứ hai không đánh dấu cực. Làm thế nào xác định được các cực của nam châm này?

Trả lời

Quảng cáo

Đưa một đầu của thanh nam châm thứ hai lại gần một đầu của thanh nam châm thứ nhất, ví dụ đưa lại gần đầu cực Bắc:

+ Nếu thấy chúng hút nhau thì hai đầu khác tên.

+ Nếu đẩy nhau thì hai đầu cùng tên.

Từ đó, xác định được cực của nam châm thứ hai.

Bài 18.2 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Hãy khoanh vào từ “Đúng” hoặc “Sai” các câu dưới đây nói về nam châm.

STT

Nói về nam châm

Đánh giá

1

Nam châm hút được tất cả các vật bằng kim loại.

Đúng

Sai

2

Nam châm nào cũng có 2 cực một cực gọi là cực Bắc, một cực gọi là cực Nam.

Đúng

Sai

3

Hai nam châm cứ để gần nhau là hút nhau.

Đúng

Sai

4

Kim la bàn là một kim nam châm. Đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Nam của kim nam châm.

Đúng

Sai

Trả lời

Quảng cáo

1 – sai vì nam châm chỉ hút được các vật liệu từ: sắt, thép, …

2 – đúng.

3 – sai vì hai đầu cực cùng tên của hai nam châm đặt gần nhau thì đẩy nhau.

4 – sai vì đầu kim la bàn chỉ hướng Bắc là đầu cực Bắc của kim nam châm.

Bài 18.3 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

A. Ở phần giữa của thanh.

B. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.

C. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

D. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.

Trả lời

Quảng cáo

Đáp án đúng là: D

Mạt sắt đặt ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất.

Bài 18.4 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một nam châm vĩnh cửu hình chữ U, sơn đánh dấu cực trên nam châm đã bị tróc, bằng những cách nào xác định được cực của nam châm này?

Trả lời

Quảng cáo

- Cách thứ nhất: dùng kim nam châm thử.

- Cách thứ hai: dùng một nam châm đã biết cực. Đưa một đầu nam châm đã biết cực lại gần một đầu của nam châm hình chữ U, nếu hút nhau thì hai cực khác tên, nếu đẩy nhau thì hai cực cùng tên.

Bài 18.5 trang 48 SBT Khoa học tự nhiên 7: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

A. một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.

B. cả hai nửa đều mất từ tính.

C. mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.

D. mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gãy cùng tên.

Trả lời

Đáp án đúng là: C

Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc – Nam.

Lời giải Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 18: Nam châm Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập KHTN 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên