SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 4

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Bài tập 1 trang 4 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 11.

Giải SBT Ngữ văn 11 Kết nối tri thức Bài tập 1 trang 4

Quảng cáo

Bài tập 1 trang 4 SBT Ngữ văn 11 Tập 1: Đọc lại văn bản Vợ nhặt trong SGK Ngữ văn 11, tập một (tr. 12 – 21) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nhận xét cách người kể chuyện đưa người đọc vào tình huống truyện ở câu văn sau đây: “Giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy, một buổi chiều người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”.

Trả lời:

- Cụm từ “giữa cái cảnh tối sầm lại vì đói khát ấy” đã khái quát toàn bộ tình cảnh éo le, cùng cực của nạn đói đang đè nặng lên những người dân nghèo lúc bấy giờ. Cái đói khiến mặt người u ám, chất chứa đau thương; con người héo mòn, tàn tạ, không dám hi vọng vào ngày mai vì hiện tại quá tăm tối, bi đát.

- Từ “bỗng” mang tính bất ngờ, đột ngột mở ra trước mắt người đọc một tình huống đối lập với “cảnh tối sầm lại vì đói khát” đó là “Tràng về với một người đàn bà nữa”. Từ đó làm nổi bật tính đối lập bất ngờ, ngẫu nhiên, nằm ngoài mọi dự đoán.

Quảng cáo

=> Câu văn mang tính chất bản lề, nối đoạn xuất hiện trước đó có nội dung miêu tả sự hoành hành khủng khiếp của nạn đói với các đoạn sau thuật lại toàn bộ diễn biến sự việc, kể từ thời điểm buổi chiều muộn hôm ấy, Tràng dắt theo một người phụ nữ về nhà.

=> Vai trò của người kể chuyện đó là định hướng chú ý; gợi những dự đoán, suy luận thu hút người đọc, cách cảm nhận sự việc hợp lí người đọc.

Câu 2 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Khi miêu tả thái độ của người dân xóm ngụ cư trước sự việc “Tràng về với một người đàn bà nữa”, người kể chuyện cho biết: “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ”. Hai câu văn này có thể giúp bạn suy luận như thế nào về cảm hứng sáng tác của nhà văn và chủ đề truyện ngắn Vợ nhặt?

Trả lời:

- Hai câu văn “Những khuôn mặt hốc hác u tối của họ bỗng dưng rạng rỡ hẳn lên. Có cái gì lạ lùng và tươi mát thổi vào cuộc sống đói khát, tăm tối ấy của họ” với phép tu từ đối lập (“khuôn mặt hốc hác, u tối” - “rạng rỡ hẳn lên”; “lạ lùng và tươi mát” - “đói khát, tối tăm”) đã thể hiện được tình cảm chân thành của những người dân nghèo dành cho nhau và những hi vọng trong âm thầm của người dân xóm Ngụ Cư về một ngày mai được sống và được hạnh phúc.

- Từ đây, người đọc suy luận:

Quảng cáo

+ Cảm hứng sáng tác: Tác giả đã viết với sự thúc đẩy của niềm cảm hứng về tình nhân ái và khát vọng sống của những người dân nghèo.

+ Chủ đề truyện: Đề cao sức mạnh của lòng cảm thông giữa con người với con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt; trân trọng và khẳng định niềm lạc quan, tin tưởng vào sự sống giữa những con người cùng khổ – điều họ chưa bao giờ đánh mất dù gặp hoàn cảnh bi đát thế nào.

Câu 3 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Các chi tiết nói về sự sốt ruột của Tràng khi đợi bà cụ Tứ có ý nghĩa như thế nào trong mạch truyện?

Trả lời:

- Các chi tiết nói về sự sốt ruột của Tràng khi đợi bà cụ Tứ:

+ - Sao hôm nay bà lão về muộn thế không biết!

Hắn loanh quanh hết chạy ra ngõ đứng ngóng, lại chạy vào sân...”

+ Hắn lật đật chạy ra đón.

- Hôm nay sao u về muộn thế! Làm tôi đợi nóng cả ruột.

=> Đó là các chi tiết mang tính “thắt nút”, tạo sự đợi chờ, hồi hộp ở người đọc, đưa người đọc nhập vào trạng thái tâm lí sốt ruột, mong ngóng của nhân vật Tràng (và của người “vợ nhặt” - ngại ngùng, hồi hộp) để sau đó cảm nhận được thật sự sâu sắc về nét đẹp trong cách ứng xử của bà cụ Tứ trước một sự việc bất ngờ.

Câu 4 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Những phương diện nào trong sự thay đổi của các nhân vật Tràng, người “vợ nhặt”, bà cụ Tứ đã được nhà văn chú ý miêu tả? Việc nhấn mạnh những thay đổi đó có ý nghĩa gì?

Quảng cáo

Trả lời:

Nhà văn chú ý miêu tả những thay đổi về phương diện diện mạo, tâm trạng, cách ứng xử của nhân vật:

- “Người vợ nhặt”:

+ Trước khi về nhà Tràng làm vợ: Vẻ ngoài cong cớn, chua ngoa, chao chát. Cái đói khiến thị bất chấp thể diện, ý tứ, miễn là có cái ăn để không bị chết đói.

+ Khi về nhà Tràng: Trở thành một người khác hẳn (trở về đúng bản chất con người thị), một người phụ nữ của gia đình, đảm đang, tháo vát, chịu thương chịu khó, biết đồng cảm, có ý thức chia sẻ, cảm thông và thậm chí là người thắp lên hi vọng vào tương lai cho Tràng.

- Bà cụ Tứ:

+ Khi nghe Tràng thưa chuyện lấy vợ: Bà vừa thương vừa lo cho các con. Bà cố gắng dằn nỗi lo lắng để đón nhận người con dâu mới với tất cả sự cảm thông, bao dung.

+ Buổi sáng hôm sau: Bà cũng như thành một người khác với diện mạo tươi tắn hơn, phong thái nhanh nhẹn, hoạt bát hơn. Đặc biệt bà luôn nói những chuyện vui để đem đến cho các con sự lạc quan, hi vọng. Dù hoàn cảnh khốn khó, người mẹ vẫn yêu thương và trở thành điểm tựa cho các con.

- Tràng:

+ Trước khi lấy vợ: Là người thanh niên nghèo, tốt tính, nhưng có phần khờ khạo, ít nghĩ sâu xa. Việc quyết định để người đàn bà mới quen theo mình về nhà là một quyết định tức thời “Chậc, kệ!” hơn là suy nghĩ thấu đáo.

+ Khi lấy vợ: Trở nên chín chắn, có những ý nghĩ trưởng thành, biết sống có trách nhiệm với mọi người, thậm chí mơ hồ cảm thấy phải tham gia vào hành động chung của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Việt Minh để tự giải phóng.

=> 3 nhân vật đều có sự biến chuyển toàn diện từ ngoài vào trong, đó là sự thay đổi tích cực về tinh thần lạc quan, niềm hi vọng vào tương lai tươi sáng hơn, khát vọng được hạnh phúc. => Chủ đề và giá trị hiện thực của văn bản được nổi bật, khẳng định rõ ràng.

Câu 5 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Chọn phân tích một đoạn văn mà ở đó người kể chuyện ngôi thứ ba đã trần thuật câu chuyện theo điểm nhìn của nhân vật. Vì sao có thể xem đoạn văn đó cũng đã thực hiện việc trần thuật theo điểm nhìn bên trong?

Trả lời:

Đoạn văn “Người đàn bà lẳng lặng đi vào trong bếp... có cơ khấm khá hơn.”

- Đoạn văn được người kể chuyện ngôi thứ ba trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Tràng. Thông qua góc nhìn của nhân vật Tràng trong buổi sáng hôm sau, người đọc thấy được cảm nhận, suy nghĩ của Tràng về những thay đổi của mẹ và người vợ mới.

=> Khi người kể ngôi thứ ba trần thuật theo điểm nhìn của nhân vật Tràng, điểm nhìn bên ngoài đã được thay thế bằng điểm nhìn bên trong (kể và tả xuyên qua cảm nhận, ý thức của nhân vật Tràng).

Câu 6 trang 4 SBT Ngữ Văn 11 Tập 1: Nêu nhận xét khái quát về nét đặc sắc trong ngôn ngữ miêu tả, kể chuyện của Kim Lân ở truyện ngắn Vợ nhặt.

Trả lời:

- Ngôn ngữ đậm tính khẩu ngữ, giàu màu sắc bình dân.

- Sử dụng thành công các từ láy giàu hình tượng khi dựng bối cảnh câu chuyện.

- Ngôn ngữ kể chuyện tự nhiên, đặt nhân vật vào tình huống éo le để bộc lộ tâm trạng, tính cách, tâm lí của nhân vật, từ đó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 11 Bài 1: Câu chuyện và điểm nhìn trong truyện kể hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 11 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên