SBT Ngữ văn 7 Bài tập 6 trang 5 Kết nối tri thức

Giải SBT Ngữ văn 7 Bài tập 6 trang 5 Kết nối tri thức

Bài tập 6. trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Đọc các câu tục ngữ sau và trả lời câu hỏi:

(1) Tấc đất tấc vàng.

(2) Con trâu là đâu cơ nghiệp.

(3) Dâu non ngon miệng tằm.

(4) Sao mau thì mưa, sao thưa thì nắng

(5) Đừng tham lợi nhỏ mà bỏ nghĩa lớn.

(6) Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.

(Nguyễn Xuân Kính (Chủ biên) - Nguyễn Thuý Loan - Phan Lan Hương - Nguyễn Luân, Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1, tập 2), Sđd)

Câu 1 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Liệt kê các cặp vần ở các câu tục ngữ trên và rút ra nhận xét.

Trả lời:

Quảng cáo

Ở 6 câu tục ngữ đã cho có các cặp vần sau:

(2) trâu - đầu

(3) non - ngon

(4) mưa - thưa

(5) nhỏ - bỏ

Lưu ý: Riêng câu (1) và câu (6) dùng cách lặp từ, không xem đó là hiệp vần. Nhận xét:

- Câu có cặp vần vẫn chiếm đa số (4/6 câu).

- Các câu đều sử dụng vần lưng (vần giữa câu). Có trường hợp vần liền (câu (3)); còn lại là vần cách (câu (2), (4), (5)).

Câu 2 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy phân chia 6 câu tục ngữ trên thành các nhóm dựa trên kinh nghiệm mà tác giả dân gian rút ra được.

Trả lời:

Quảng cáo

Ta có thể chia 6 câu tục ngữ đã cho thành các nhóm như sau:

- Nhóm 1: Kinh nghiệm về thời tiết (câu (4)).

- Nhóm 2: Kinh nghiệm về lao động sản xuất (câu (1), (2), (3)).

- Nhóm 3: Kinh nghiệm về đời sống (câu (5), (6)).

Câu 3 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề.”? Em rút ra bài học gì cho bản thân từ câu tục ngữ trên?

Trả lời:

Quảng cáo

Câu “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề” có thể hiểu: làm một nghề cho tinh, cho thành thạo thì hơn là biết nhiều nghề nhưng tay nghề không cao.

Hiện nay, rất nhiều ngành nghề đòi hỏi nhân lực trình độ cao. Để đáp ứng nhu cầu đó của xã hội, người học nghề cần được đào tạo bài bản, thực hành chu đáo và không ngừng nâng cao trình độ trong quá trình hành nghề. Muốn vậy, mỗi người nên tập trung học một nghề yêu thích và trau dồi kĩ năng thật tốt, hơn là chạy theo một số nghề mà không đảm bảo trình độ.

Câu 4 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Trong các câu tục ngữ trên, câu nào sử dụng biện pháp tu từ nói quá? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Trả lời:

Quảng cáo

Trong 6 câu tục ngữ đã cho, chỉ có câu “Tấc đất tấc vàng.” sử dụng biện pháp tu từ nói quá. Nhìn từ mọi góc độ, đất đúng là rất quý. Nhưng dù quý thế nào, một tấc đất cũng không thể có giá trị bằng một tấc vàng. Nói quá lên như vậy, tác giả dân gian muốn gây ấn tượng về sự quý giá của đất đai đối với cuộc sống con người.

Câu 5 trang 5 SBT Ngữ Văn lớp 7 Tập 2: Hãy đặt một câu có sử dụng câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề".

Trả lời:

Đừng thấy người ta làm mà vội chạy theo, một nghề cho chín hơn chín mười nghề, cha ông dạy rồi đấy con ạ. Đó là ví dụ về một câu mà người nói có sử dụng câu tục ngữ “Một nghề cho chín, hơn chín mười nghề".

Xem thêm các bài giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập Ngữ văn 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Ngữ văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên