SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Vịnh khoa thi Hương

Với giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Vịnh khoa thi Hương trang 13 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 8.

Giải SBT Ngữ văn 8 Cánh diều Vịnh khoa thi Hương

Quảng cáo

Câu 1 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Hãy chỉ ra một vài biểu hiện cho thấy Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ Đường luật trào phúng.

Trả lời:

Các biểu hiện cho thấy Vịnh khoa thi Hương là một bài thơ Đường luật trào phúng:

- Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật

+ Bài thơ có tám câu, mỗi câu có bảy chữ.

+ Bài thơ có kết cấu của một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật, bao gồm các cặp câu: để, thực, luận, kết.

+ Chữ thứ hai của các cặp câu 1 – 8, 2–3,4-5, 6-7 niệm với nhau.

+ Bài thơ có luật trắc. Vẫn được gieo ở các câu 1, 2, 4, 6, 8. Nhịp thơ 4/3,

+ Đối được thực hiện ở phần thực và luận.

- Đây là bài thơ trào phúng: Sử dụng các từ ngữ gây cười như: lẫn, lôi thôi âm oẹ (khẩu ngữ), thét, ngoảnh cổ; các hình ảnh được tạo dựng đối lập nhau làm bật ra tiếng cười trào phúng.

Quảng cáo

Câu 2 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 4, SGK) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.

Trả lời:

-Việc sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận có ý nghĩa quan trọng với mục đích làm nổi bật nội dung trào phúng của tác phẩm.

+ Trong hai câu thực và hai câu luận, danh từ câu trên đối với danh từ câu dưới động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ,...

+ Không chỉ có sự đối nhau chặt chẽ giữa các loại từ, các hình ảnh giữa câu thực 1 và câu thực 2 (sĩ tử - quan trường), câu luận 1 và câu luận 2 (quan sứ - mụ đầm) mà còn có sự đối nhau trong hình ảnh được tạo nên ở hai câu thực với hình ảnh ở hai câu luận (sĩ tử, quan trường với quan sứ, mụ đầm), từ đó, vẽ ra một cách sâu sắc hơn quang cảnh lộn xộn, phản cảm, nhục nhã trong kì thi Hương ở trường thi Hà – Nam.

Quảng cáo

- Việc sử dụng triệt để các phép đối cũng tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau. Các hình ảnh tương phản này không chỉ tạo nên cái hài, cái đáng cười mà còn tạo cho người đọc cảm giác phẫn nộ, nhục nhã, buồn đau khi ở cái chỗn vốn được coi là tôn nghiêm như trường thi, nơi lựa chọn nhân tài cho đất nước lại có sự hiện diện của kẻ thù xâm lược, những kẻ ngạo mạn ngoại bang, đi theo chúng là những “mụ đầm” kệch cỡm. Chốn tôn nghiêm ấy, do quy định từ xưa, vốn không phải là nơi xuất hiện của phụ nữ, nay lại có mặt những người đàn bà ngoại bang xa lạ. Điều này càng làm tăng thêm nỗi nhục nhã chốn khoa cử dưới cái nhìn của các sĩ tử đương thời. Các câu thực, luận đã thể hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thống đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn, kệch cỡm, xô bồ của hiện tại.

- Ngôn từ ở đây được sử dụng khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khấu ngữ, được sử dụng một cách linh hoạt. Trật tự từ trong hai câu thực được đảo lộn, ấn tượng như từ láy tượng hình “lôi thôi”, từ tượng thành cám ơn” được đưa lên đầu câu để nhân mạnh sự bệ rạc, phi truyền thống nơi trường thi.

+ Sĩ từ ngày xưa đi thì dù phải mang lều chồng nhưng tư thế vẫn đường hoàng. đình đạc, đầu ngàng cao, tự tin. Nay trông bệ rạc vì phải đi một chặng đường dài, mệt nhọc, vai đeo thêm lọ nước để uống và nấu nướng dọc đường. Tin tức nhà cầm quyền bỏ thì chữ Hán, bắt phải thi chữ Quốc ngữ và tiếng Pháp càng làm cho các sĩ tử hoảng loạn, lo lắng.

Quảng cáo

+ Tiếng “ậm oe” ra oai từ chiếc loa của các quan trường – lớp quan trường này đã là công cụ trong tay người Pháp, sự lo sợ dân chúng nổi loạn của nhà cầm quyền càng làm cho cảnh trường thi như chứa chất thêm nhiều điều bất ổn.

+ Các từ “lôi thôi”, “ậm oe”, “quan sứ”, “mụ đầm”... cũng là những khẩu ngữ và từ ngữ mới được đưa vào bài thơ từ cuộc sống đời thường.

Câu 3 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 5, SGK) Xác định sắc thái giọng điệu của tác giả trong hai câu kết. Qua hai câu kết cũng như cả bài thơ, có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước như thế nào?

Trả lời:

Qua câu kết cũng như cả bài thơ có thể thấy được thái độ và nỗi lòng của Trần Tế Xương trước tình cảnh đất nước:

- Giọng điệu trong hai câu kết: Sau hàng loạt những hình ảnh đầy tính chất chậm biếm được thể hiện trong hai câu thực và hai câu luận thì cái cười trào phúng bỗng lặng đi trong hai câu kết. Hai câu kết thực ra là tiếng kêu đầy đau xót, nếu có tiếng cười thì là tiếng cười nuốt nước mắt vào trong của Tú Xương trước thảm cảnh nhục nhã của khoa cử – vốn là chỗ dựa, niềm kiêu hãnh của đất nước một thời. Tiếng kêu ở đây là tiếng kêu đầy thất vọng, bởi kêu đấy mà không hi vọng có “nhân tài” nào có thể cứu vớt được hoàn cảnh hiện thời. Tiếng kêu ấy trong hoàn cảnh các cuộc khởi nghĩa ở cả ba miền đã bị kẻ thù đàn áp dã man, công cuộc khai thác và xây dựng thuộc địa của chúng đang từng bước bóp nghẹt nền văn hoá dân tộc, còn triều đình thì nhu nhược tiếp tay cho giặc,...

- Qua cả bài thơ, có thể thấy đằng sau tiếng cười trào phúng của Trần Tế Xương là một tấm lòng tha thiết với vận mệnh đất nước, sự căm ghét kẻ thù đã giày xéo lên truyền thống tốt đẹp của dân tộc, căm ghét những kẻ đã tạo nên thực cảnh trở trêu, dở khóc, dở cười, cũng như nỗi đau của một người dân mất nước. Vịnh khoa thì Hương rõ ràng là một bài thơ gọi hồn nước, gọi hồn dân tộc, là tiếng kêu than cảnh tỉnh mọi người về thực tại u buồn của một dân tộc đang trong vòng nô lệ.

Câu 4 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: (Câu hỏi 6, SGK) Theo em, sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình đã giúp nhà thơ thể hiện được điều gì?

Trả lời:

Sự kết hợp giữa cảm xúc trào phúng và trữ tình là một đặc điểm trong thơ trào phúng Trần Tế Xương. Trào phúng mà không kết hợp với trữ tình thì sẽ khiến cho bài thơ trở nên khô khan, không đủ sức lay động lòng người. Hình ảnh trào phúng mà chứa đựng tâm sự, tình cảm của người viết, và thậm chí là nỗi đau mang tính thân phận của họ thì hình ảnh đó sẽ có sức lan toả sâu đậm, đọng lại mãi trong lòng người đọc. Thơ trào phúng của Tú Xương là vậy, tính trữ tình rất đậm nét đã tạo nên tiếng cười cay đắng trào nước mắt và đầy chất bị hải trong thơ ông, mà Vịnh khoa thi Hương là một trong những bài thơ tiêu biểu.

Sự “nghiêm túc” ở hai câu đề, tiếng cười châm biếm sâu cay ở các cầu thực và luận, tiếng kêu phẫn uất ở hai câu kết không phải chỉ để tạo nên những tiếng cười thuần tuý để cười mà qua tiếng cười, Trần Tế Xương muốn phơi bày nổi đau, nỗi nhục trước thực trạng của một đất nước vốn coi chuyện học hành là lẽ sống còn, là niềm kiêu hãnh. Vịnh khoa thi Hương là một bức tranh hiện thực ghi nhận một thời kì đau thương trong lịch sử khoa cử của dân tộc.

Ở đây, tác giả cũng chính là người đã tham gia trực tiếp vào kì thi đó. Ong là một trong những sĩ tử “đeo lọ” nên cảm giác về sự hài hước đến nhục nhã sẽ được tăng lên gấp bội phần trong bài thơ. Trần Tế Xương đã trượt kì thi này chi vì phạm huý, chỉ vì ông quá tài hoa, không thể gò mình trong những quy phạm oái oăm, nực cười của việc thi cử dưới chế độ phong kiến. Sự can thiệp của thực dân Pháp càng khiến cho các kì thi trở nên phức tạp, bệ rạc, hỗn loạn, tức cười hơn. Trào phúng ở đây, do vậy, còn có ít nhiều yếu tố tự trào. Trong nỗi đau của dân tộc, của thời đại còn có nỗi đau riêng của người dự thi, người cầm bút, người tài năng sinh ra không gặp thời. Do vậy, tiếng cười ở đây không phải là tiếng cười sảng khoái, chỉ thuần tuý hướng ngoại, hài hước, chỉ nhằm đến kẻ thù và bọn tay sai của chúng mà còn là tiếng cười cay đắng nuốt nước mắt vào trong, tiếng cười đầy chất bi thương, có tính hướng nội, tiếng cười của sự bất lực trước hoàn cảnh nghiệt ngã của số phận người trí thức trong buổi suy tàn của nền khoa cử nước nhà.

Đi từ cái hài đến cái bị, từ hướng ngoại đến hướng nội, từ hoàn cảnh của cả dân tộc đến thân phận của cá nhân, từ châm biếm gay gắt thực tại đến cảm giác nhục nhã, bất lực là những biểu hiện có tính vận động trong tiếng cười của Trần Tế Xương ở bài thơ Vịnh khoa thi Hương. Bài thơ không đơn thuần chỉ vịnh cảnh trường thi mà qua đó đã thể hiện nỗi lòng của người làm thơ, thể hiện sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa cảm hứng trào phúng và trữ tình.

Câu 5 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Em ấn tượng nhất với nhân vật nào trong bài thơ? Vì sao?

Trả lời:

Nhân vật khiến em ấn tượng nhất là mụ đầm vì đây là nhân vật mới xuất hiện nhưng đã thể hiện được rõ sự lố bịch, kệch cỡm của xã hội, cũng như thể hiện sự nhục nhã, yếu hèn của một đất nước đang chịu cảnh nô lệ. Chốn tôn nghiêm ấy từ xưa vốn không phải là nơi xuất hiện của phụ nữ, nay lại có mặt những người đàn bà ngoại bang xa lạ. Điều này càng làm tăng thêm nỗi nhục nhã chốn khoa cử dưới cái nhìn của các sĩ tử đương thời. Các câu thực, luận đã thể hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thống đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn, kệch cỡm, xô bồ của hiện tại, từ đây nét châm biếm gay gắt càng được thể hiện sâu sắc.

Câu 6 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) diễn tả lại quang cảnh trường thi trong bài Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương, qua đó làm rõ thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ.

Trả lời:

Chỉ bằng 8 dòng thơ ngắn ngủi, nhà thơ Trần Tế Xương đã vẽ nên khung cảnh trường thi đầy chân thực của xã hội Việt nam buổi giao thời trong chế độ thực dân và phong kiến, để từ đó gửi gắm thái độ trọng danh dự và tâm sự lo nước, thương đời của nhà thơ. Bức tranh miêu tả quang cảnh kì thi Hương cuối mùa 3 năm mới có một lần, nhưng lại lố lăng, trơ trẽn, giả tạo. Ở đó, trường Nam Định với Hà Nội giờ đây bị xếp chung lẫn lộn với nhau. Chữ “lẫn” diễn tả khéo cái tình chất hỗn tạp, láo nháo, không ra thể thống gì của buổi thi. Nhân vật chính của buổi thi - sĩ tử và quan trường thì hiện lên với dáng vẻ tạp nham, lôi thôi. Người thí sinh với dáng vẻ xốc xếch chai lọ. Hình ảnh “vai đeo lọ” nổi lên thật mỉa mai cái dáng vẻ xiêu vẹo, gãy đổ, lếch thếch, không ra tướng tá của những ông cử tương lai. Quan trường thì “ậm ọe”, ú ớ, nói không thành tiếng, giọng điệu la lối, vênh váo của kẻ dựa hơi không có thực quyền. Thí sinh mất đi vẻ nho nhã trí thức, giám khảo không còn dáng nghiêm trang đáng tôn kính. Hình ảnh “ông Tây mụ đầm” đã phản ánh đúng bản chất xã hội Việt nam lúc bấy giờ: yếu ớt, hèn yếu, là xã hội nô lệ dưới kẻ nắm quyền thực dân. Hình ảnh quan Tây mụ đầm ngồi vị trí cao ngất cho thấy rõ cảnh mất nước. Từ đây, Tế Xương đã châm biếm, mỉa mai hết sức tài tình. Qua Đó, ông gợi nên nỗi nhục mất nước đang hiển hiện ngay trước mặt. Cái cười mỉa mai nhường chỗ cho nỗi đau xót sâu cay trước hiện thực đất nước và niềm thương cảm vô bờ ông dành cho nhân dân thời buổi loạn lạc.

Câu 7 trang 13 SBT Ngữ Văn 8 Tập 2: Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

 

TIẾN SĨ GIẤY

Cũng cờ, cũng biển, cũng cận đại

Cũng gọi ông nghè có kém ai.

Mảnh giấy làm nên thần giáp bảng

Nét son điểm rõ mặt văn khôi,

Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ?

Cái giá khoa danh ấy mới hời!

Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh choẹ,

Nghĩ rằng đồ thật, hoá đồ chơi!

(Nguyễn Khuyến, in trong Nguyễn Khuyến - Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1984)

a) Bài thơ trên thể hiện nội dung gì, được Nguyễn Khuyến viết vào giai đoạn nào? b) Hãy tìm bố cục của bài Tiến sĩ giấy và trả lời câu hỏi: Bài thơ được viết theo thể thơ gì? Hãy chỉ ra những dấu hiệu của thể thơ đó.

c) Phân tích ý nghĩa trào phúng của nghệ thuật sử dụng phép đối, nghệ thuật sử dụng ngôn từ ở hai câu thực và hai câu luận của bài thơ.

d) Tại sao lại có thể nói bên cạnh nội dung trào phúng xã hội, bài thơ còn toát ra ý vị tự trào (lấy chính mình làm đối tượng trào phúng)?

e) Bài thơ gợi cho em những suy nghĩ gì về mối tương quan giữa cái danh (danh hiệu, chức danh,...) và cái thực (thực chất, bản chất, năng lực) của con người trong cuộc sống và trong học tập?

Trả lời:

a) - Qua việc miêu tả hình nộm ông tiến sĩ giấy (ông nghè tháng Tám, một thứ đồ chơi cho trẻ em vào dịp tết Trung thu hằng năm ở Việt Nam thời xưa), Nguyễn Khuyến đã phê phán thực trạng hư danh của những kẻ mang danh đỗ đạt cao nhưng thực chất lại rỗng tuếch trong bối cảnh khoa cử ở thời kì đầu của chế độ thực dân, phong kiến; cảm thán cho tình trạng bi thảm của nền thực học nước nhà.

- Bài thơ được viết vào giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX, sau khi thực dân Pháp đánh chiếm toàn bộ Việt Nam, dựng nên chính quyền bù nhìn, thực hiện chính sách xây dựng thuộc địa. Trong tình trạng lộn xộn đó, nền khoa cử Việt Nam xuống dốc trầm trọng, tệ mua quan, bán tước phổ biến, nhiều kẻ không có thực tài do nhiều nguyên nhân mà đỗ đạt, leo lên các bậc thang danh vọng. Nguyễn Khuyến đau xót trước tình cảnh đó, đã châm biếm biểu tượng tiêu biểu nhất của nền khoa cử khi ấy: ông tiến sĩ qua hình tượng tiến sĩ giấy.

b) - Bố cục: 3 phần

+ Hai câu đề

+ Hai câu thực và hai câu luận

+ Hai câu kết

- Thể thơ: Bài Tiến sĩ giấy được viết theo thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

* Dấu hiệu nhận biết:

+ Mỗi câu 7 chữ, cả bài có 8 câu chia 4 phần (đề, thực, luận, kết)

+ Tuân theo luật bằng trắc của thơ Đường luật

+ Gieo vần bằng ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8

+ Nhịp thơ 4/3

c) - Việc sử dụng triệt để các phép đối trong hai câu thực và hai câu luận có ý nghĩa quan trọng với mục đích làm nổi bật nội dung trào phúng của tác phẩm.

+ Trong hai câu thực và hai câu luận, danh từ câu trên đối với danh từ câu dưới, động từ đối với động từ, tính từ đối với tính từ,...

+ Với cách sử dụng từ mang ý nghĩa tương phản (mảnh giấy – thân giáp bảng, nét son - mặt văn khôi) ở hai câu thực, tác giả đã làm sáng tỏ được thực chất hèn kém của những ông tiến sĩ băng xương, bằng thịt thời tác giả sông. Danh pháp những ông nghè ấy hoá ra không phải được tạo dựng băng thực tài, thực học, ngày, lại, được cố kết nên bởi những thứ phù phiếm, hình thức từ bên ngoài.

- Việc sử dụng triệt để các phép đổi đã tạo ra những hình ảnh tương phản trái ngược nhau. Các hình ảnh tương phản này không chỉ tạo nên cái hai, cái dáng của mà còn tạo cho người đọc cảm giác phẫn nộ, nhục nhã, buồn đau khi những hình ảnh trang nghiêm trong truyền thông nay đã trở nên thảm hại, đáng cười trước sự nhố nhăng của xã hội thực dân, phong kiến ở thời kì đầu. Các cầu thực, luận đã tr hiện sự tương phản gay gắt giữa truyền thông đẹp đẽ, tôn nghiêm với sự lộn xộn kệch cỡm, xô bồ của hiện tại.

- Ngôn từ được sử dụng ở đây khá độc đáo: ngôn ngữ đời thường, kể cả khẩu được sử dụng một cách linh hoạt. Trật tự từ trong hai câu thực được đảo lộn, các tr gây ấn tượng như “mảnh giấy”, “nét son”, “tấm thân”, “cái giá khoa danh” được đạ lên đầu câu để nhấn mạnh sự bệ rạc, hình thức, giả dối của biểu tượng thời đại.

HS cần trình bày những ý trên và ý mà các em tự phát hiện thêm bằng các đoạn văn hoàn chỉnh với dẫn chứng cụ thể.

d) Bên cạnh giá trị trào phúng, phê phán, thậm chí hạ bệ thần tượng thuộc loại danh giá nhất của xã hội thực dân, phong kiến thời Nguyễn Khuyến, có thể nói bài thơ Tiến sĩ giấy còn mang ý vị tự trào.

- Bản thân Nguyễn Khuyến cũng là một ông nghè nhưng ông không giống những kẻ hữu danh vô thực mà ông đã phê phán. Nguyễn Khuyến đỗ đầu ba kì thi (Hương, Hội, Đình), được vua ban hai chữ “Tam nguyên” (đỗ đầu ba kì thi), là người thực tài.

- Là người thực tài và là một trí thức yêu nước nhưng Nguyễn Khuyến luôn cảm thấy bất lực trước thực trạng đất nước, khi tài năng nặng về sách vở, thi lễ của ông trở nên vô dụng, không giúp ích gì cho thời cuộc, khi đất nước đã rơi vào tay ngoại xâm, triều đình trở thành tay sai cho giặc, khoa cử trở thành nơi đào tạo kẻ thừa hành cho chính phủ thuộc địa, không còn thực chất như xưa.

- Vì vậy, trong hình ảnh của ông tiến sĩ giấy có cả hình bóng của cụ Tam nguyên Nguyễn Khuyến. Vị khôi nguyên tam khoa thấy mình là con người thừa, con người vô tích sự. Do đó, hình tượng tiến sĩ giấy còn có thêm ý vị bị thương, bi kịch, tự trào. Trào phúng ở đây tưởng chỉ hướng ngoại mà thực ra còn hướng nội, hình tượng tiến sĩ giấy tưởng rất xa lạ mà lại có nét gần gũi.

e) Môi tương quan giữa cái danh và cái thực trong cuộc sống và trong học tập:

- Trong cuộc sống, cái danh của một con người (ví dụ, học vị: cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ; chức danh: hiệu trưởng, giám đốc một cơ quan, viện trưởng một viện nghiên cứu khoa học,...) cân phải xứng đáng, phù hợp với cái thực mà họ có được (cử nhân phải tốt nghiệp trình độ đại học, có thể làm tốt nghề nghiệp đã được đào tạo, thạc đầu sẽ phải trải qua quá trình học sau đại học, bảo vệ thành công luận văn, luận án, có tri thức và cách làm việc ở trình độ cao hơn cử nhân, giám đốc một xí nghiệp sản xuất

phải am hiểu sâu sắc công việc chuyên môn mà mình đảm nhiệm, có năng lực quản lí, điều hành, đưa xí nghiệp phát triển phù hợp với sự tiến bộ của khoa học, kĩ thuật...)

- Nhưng trong thực tế, vẫn có một số trường hợp, giữa danh và thực là một khoảng cách lớn. Có những người mang những cái danh rất lớn nhưng thực ra lại không có kiến thức về lĩnh vực mình được đảm nhiệm, do làm trái ngành, trái nghề, ăn không được đào tạo; do tiêu cực mà có được bằng cấp, được đảm nhiệm những chức vụ, vị trí không tương xứng. Những hiện tượng đó sẽ cản trở sự phát triển, ổn định của xã hội, tiếp tục gây nên những việc tiêu cực.

- Để giảm bớt các hiện tượng trên, xã hội cần phải có những chuẩn mực chặt chẽ hơn, dựa trên pháp luật, đề cao dân chủ, dựa trên tiêu chuẩn thực học, thực việc để hoa chọn và đánh giá con người.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 8 Bài 7: Thơ Đường luật hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 8 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải SBT Văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách Bài tập Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên