Giải SBT Tin học 10 trang 41 Kết nối tri thức

Với Giải SBT Tin học 10 trang 41 trong Bài 19: Câu lệnh điều kiện If Sách bài tập Tin 10 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Tin học 10 trang 41.

Giải SBT Tin học 10 trang 41 Kết nối tri thức

Câu 19.8 trang 41 SBT Tin học 10: Để khuyến khích tiêu thụ cam, một chủ vườn đã đưa ra chính sách khuyến mại sau: Nếu số cam mua lớn hơn 10 kg thì đơn giá mua phần lớn hơn đó chỉ bằng 90% đơn giá cho 10 kg cam đầu tiên. Em hãy viết chương trình tính số tiền mua cam phải trả với đơn giá và số cam mua được nhập từ bàn phím.

Quảng cáo

Lời giải:

Chương trình có thể viết như sau:

don gia = float(input("Giá 1 kg cam là: "))

so_luong_mua = float(input("Số cam bạn mua: "))

if so_luong_mua <= 10:

  thanh_tien=so_luong_mua*don gia

else:

  thanh_tien = 10* don_gia + (so_luong_mua - 10)*don_gia*0.9

print("Số tiền phải trả là: ", thanh_tien)

Câu 19.9 trang 41 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình nhập ba số thực dương a, b, c, kiểm tra xem ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không, nếu có thì tính chu vi, diện tích của tam giác đó.

Quảng cáo


Lời giải:

Ba số a, b, c là các cạnh của tam giác nếu cả ba bất đẳng thức sau đều thoả mãn:

a + b – c > 0; b + c – a > 0; c + a – b > 0

Để tính diện tích tam giác cần sử dụng công thức Heron (xem Câu 18.11).

Chương trình có thể viết như sau:

#Kiểm tra 3 số a, b, c có phải các cạnh một tam giác, tính chu vi, diện tích tam giác đó

a = float(input("Nhập số a: "))

b = float(input("Nhập số b: "))

c = float(input("Nhập số c: "))

if (a + b – c > 0) and (b + c – a > 0) and (c + a – b > 0):

  p = (a + b + c)/2

  S_tamgiac = (p* (p - a)*(p - b)*(p - c))**0.5

  print("Chu vi tam giác = ", p*2).

  print("Diện tích tam giác = ", S_tamgiac)

else:

  print("Ba số đã cho không phải là độ dài các cạnh của một tam giác")

Câu 19.10 trang 41 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát ax + b = c, các hệ số a, b, c là các số thực được nhập vào từ bàn phím.

Quảng cáo

Lời giải:

Thuật toán giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát có thể nêu ngắn gọn như sau:

Nếu a khác 0, thì phương trình luôn có nghiệm duy nhất x = (c – b)/a.

Nếu a = 0 và c − b = 0 thì phương trình có vô số nghiệm (x có thể nhận giá trị tuỳ ý).

Nếu a = 0 và c − b khác 0 thì phương trình vô nghiệm.

Chương trình có thể viết như sau:

#Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát 1

a = float(input("Nhập số a: "))

b = float(input("Nhập số b: "))

c = float(input("Nhập số c: "))

if a != 0:

 print("Phương trình có nghiệm duy nhất x = ", (c - b)/a)

if a==0 and c - b == 0:

  print("Phương trình có vô số nghiệm (x có thể là một số bất kì)!")

if a==0 and c - b != 0:

  print("Phương trình đã cho vô nghiệm! ")

Lưu ý: Cũng có thể dùng các câu lệnh if lồng nhau như sau:

#Giải phương trình bậc nhất dạng tổng quát 2

a = float(input("Nhập số a: "))

b = float(input("Nhập số b: "))

c = float(input("Nhập số c: "))

if a != 0:

 print("Phương trình có nghiệm duy nhất x = ", (c - b)/a)

else:

 if c - b == 0:

  print("Phương trình có vô số nghiệm (x có thể là một số bất kì)!")

else:

  print("Phương trình đã cho vô nghiệm!")

Câu 19.11 trang 41 SBT Tin học 10: Em hãy viết chương trình giải phương trình bậc hai dạng tổng quát ax2 + bx + c = 0 (a khác 0). Yêu cầu các giá trị a, b, c là các số thực được nhập vào từ bàn phím.

Quảng cáo

Lời giải:

Thuật toán giải phương trình bậc hai có thể nêu tóm tắt như sau:

Tính ∆ = b2 – 4ac

Nếu ∆ < 0 ⇒ phương trình vô nghiệm.

Nếu ∆ = 0 ⇒ phương trình có nghiệm kép x1 = x2 = -b/2a.

Nếu ∆ > 0 ⇒ phương trình có 2 nghiệm phân biệt:

Em hãy viết chương trình giải phương trình bậc hai dạng tổng quát ax2 + bx + c = 0

Chương trình có thể viết như sau:

#Giải phương trình bậc hai dạng tổng quát

a = float(input("Nhập số a (a < > 0): "))

b = float(input("Nhập số b: "))

c = float(input("Nhập số c: "))

delta = b*b - 4*a*c

if delta == 0:

  print("Phương trình có nghiệm kép x1 = x2 =", -b/(2*a))

if delta > 0:

  print("Phương trình có 2 nghiệm x1 =", (-b + delta**0.5)/(2*a), " và x2 =", (-b - delta* *0.5)/(2*a))

if delta < 0:

  print("Phương trình đã cho vô nghiệm ! ")

Lưu ý: Cũng có thể sử dụng câu lệnh if lồng trong nhau tương tự như Câu 19.10. Khi đó phần chính của chương trình có thể viết như sau:

if delta== 0:

  print("Phương trình có nghiệm kép x1 = x2 =", -b/(2*a))

else:

 if delta > 0:

  print("Phương trình có 2 nghiệm x1 =", (-b + delta**0.5)/(2*a), " và x2 =", (-b - delta**0.5)/(2*a))

else :

  print("Phương trình đã cho vô nghiệm! ") 

Câu 19.12 trang 41 SBT Tin học 10: Tiền điện được tính theo đơn giá bậc thang như sau: đơn giá 1 được áp dụng cho 50 kWh điện tiêu thụ đầu tiên, đơn giá 2 được áp dụng cho mỗi 1 kWh từ 51 cho tới 100; đơn giá 3 được áp dụng cho mỗi 1 kWh từ 101 cho tới 200 và đơn giá 4 áp dụng cho mỗi kWh từ 201 trở đi. Đơn giá và lượng điện tiêu thụ là các số nguyên được nhập vào từ bàn phím. Em hãy viết chương trình tính tiền điện phải nộp.

Lời giải:

Chương trình có thể viết như sau:

#Tính tiền điện tiêu thụ theo đơn giá bậc thang

don_gia1 = int(input("Đơn giá điện 1: "))

don_gia2 = int(input("Đơn giá điện 2: "))

don gia3 = int(input("Đơn giá điện 3: "))

don gia4 = int(input("Đơn giá điện 4: "))

so_kW_tieuthu = int(input("Lượng điện tiêu thụ: "))

if so_kW_tieuthu <= 50:

  tien_dien = don_gia1*so_kW_tieuthu

if so_kW_tieuthu > 50 and so_kW_tieuthu<=100:

  tien_dien = don_gia1*50 + don_gia2*(so_kW_tieuthu - 50)

if so_kW_tieuthu > 100 and so_kW_tieuthu< =200:

  tien_dien = don_gia1*50 + don_gia2*50 + don_gia3*(so_kW_tieuthu - 100)

if so_kW_tieuthu > 200:

  tien_dien = don_gia1*50 + don_gia2*50 + don_gia3*100 + don_gia4* (so_kW_tieuthu - 200)

print("Tiền điện phải trả là: ", tien_dien, "đồng")

Lưu ý: Cũng có thể sử dụng các câu lệnh if lồng trong nhau như sau:

don_gia1 = int(input("Đơn giá điện 1: "))

don_gia2 = int(input("Đơn giá điện 2: "))

don_gia3 = int(input("Đơn giá điện 3: "))

don_gia4 = int(input("Đơn giá điện 4: "))

so_kW_tieuthu = int(input("Lượng điện tiêu thụ: "))

if so_kW_tieuthu <= 50:

  tien_dien = don_gia1*so_kW_tieuthu

else:

 if so_kw_tieuthu <= 100:

  tien_dien = don_gia1*50 + don_gia2*(so_kw_tieuthu - 50)

 else:

 if so_kW_tieuthu <= 200:

  tien_dien = don_gia1*50 + don_gia2*50 + don_gia3*(so_kW_tieuthu - 100)

 else:

  tien_dien = don_gia1*50 + don_gia2*50 + don_gia3*100 + don_gia4* (so_kW_tieuthu - 200)

print("Tiền điện phải trả là: ", tien_dien, "đồng")

Lời giải sách bài tập Tin 10 Bài 19: Câu lệnh điều kiện If Kết nối tri thức hay khác:

Xem thêm lời giải sách bài tập Tin học lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên