Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất năm 2021

Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất năm 2021

Từ năm 2022 - 2023, lớp 10 sẽ học chương trình sách mới với ba bộ sách. Tác phẩm Bình Ngô đại cáo có trong môn Ngữ văn lớp 10 Kết nối tri thức. Dưới đây là các bài soạn Bình Ngô đại cáo hay nhất, ngắn gọn mà đủ ý. Mời các bạn theo dõi:




Lưu trữ: Soạn bài Bình Ngô đại cáo - Ngữ văn lớp 10 sách cũ

A. Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm (ngắn nhất)

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Bố cục như trên

Quảng cáo

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

a. Tác giả nêu nguyên lí chính nghĩa làm chỗ dựa, làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung báo cáo.

- Nguyên lí này có hai nội dung: tư tưởng nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của nước Đại Việt.

b. Bởi vì sau khi nêu cao tư tưởng nhân nghĩa, tác giả nói về sự tồn tại độc lập, chủ quyền của nước Đại Việt như một chân lí khách quan hiển nhiên, vốn có lâu đời.

c. Cách viết của tác giả

- Nguyễn Trãi đã đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lập, chủ quyền: cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, nền văn hiến lâu đời, các triều đại

    + Sử dụng nghệ thuật so sánh trong những câu văn biền ngẫu

    + Nêu dẫn chứng thực tiễn ( Lưu Cung, Triệu Tiết, Toa Đô)

- Cách lập luận chặt chẽ làm cho tuyên ngôn giàu sức thuyết phục hơn

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Quảng cáo

a. Nguyễn Trãi đã vạch rõ âm mưu, tội ác của giặc Minh

- Âm mưu: luận điệu phù Trần diệt Hồ bịp bợm của giặc Minh

- Tội ác:

    + Tội ác diệt chủng, tàn sát người vô tội

    + Đẩy nhân dân ta tới cái chết, chúng vơ vét của cải, hủy hoại đất nước ta

- Âm mưu xâm lược nước ta là thâm độc nhất , tội ác diệt chủ giết hại người dân là man rợ nhất

b. Nghệ thuật

- Vận dụng, kết hợp chi tiết hình ảnh cụ thể, khái quát, lối liệt kê liên tiếp

- Dùng những câu văn giàu cảm xúc, hình tượng

- Giọng văn, nhịp điệu thay đổi linh hoạt

- Lời văn uất hận trào sôi, kết hợp với niềm thương cảm tha thiết, khi nghẹn ngào, khi tấm tức

Câu 4 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

Quảng cáo

a. Giai đoạn đầu được khắc họa chủ yếu qua hình tượng Lê Lợi- lãnh tụ nghĩa quân

- Khó khăn buổi đầu:

    + Thiếu quân, thiếu lương thực, thiếu nhân tài

    + Kẻ thù có lực lượng lớn mạnh, hung bạo, được trang bị đầy đủ

- Người anh hùng Lê Lợi: căm giặc nước, đau lòng, quên ăn, suy xét, đắn đo, trằn trọc, đăm đăm, dốc lòng, gắng chí

- Sức mạnh giúp quân ta chiến thắng:

    + đồng lòng, đoàn kết, vận dụng mưu kế quân sự tài giỏi

    + dùng lối đánh bất ngờ, nhanh gọn

b. Có những trận đánh sau

    + Những trận tiến quân ra Bắc: Trận Tây Kinh, Đông Đô, Ninh Kiều, Tốt Động

    +Chiến dịch diệt chi viện: Trận Chi Lăng, Mã Yên, Xương Giang

- Nghệ thuật:

    + Sử dụng động từ mạnh, hình ảnh phóng đại, so sánh với hình tượng thiên nhiên lớn lao

    + Hình ảnh quân thù:

   • Kết cục bi thảm nghe hơi mà mất vía, nín thở cầu thoát thân, tim đập chân run...

   • miêu tả bằng chi tiết cụ thể, kết hợp những ảnh mang tính tượng trưng, phép đối lập

- Tính chất hùng tráng của đoạn văn

    + mang đậm tính chất anh hùng ca

    + hình tượng phong phú, đa dạng được đo bằng sự rộng lớn, kì vĩ của thiên nhiên.

    + câu văn biến hoá linh hoạt mà nhạc điệu dồn dập, sảng khoái, bay bổng.

Câu 5 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Giọng văn trịnh trọng phù hợp với lời tuyên bố độc lập:

    + đây là lời tuyên bố trang nghiêm trịnh trọng về nền độc lập dân tộc, chủ quyền

    + nhắc đến sức mạnh truyền thống, công lao của tổ tiên và quy luật thịnh - suy, bĩ - thái mang đậm triết lí phương Đông.

- Bài học lịch sử: sự vững bền, suy vong là tất yếu của mỗi quốc gia, vì thế sự vững bền được xây dựng trên cơ sở phục hưng dân tộc

- Bài học lịch sử này có ý nghĩa rất lớn đối với mọi người và mọi thời, nhất là người được sống trong hoà bình, độc lập.

Câu 6 (trang 22 sgk Ngữ văn 10 Tập 2):

- Giá trị nghệ thuật:

    + Bố cục: Chặt chẽ, cân đối

    + Câu văn, giọng văn linh hoạt

    + Ngôn ngữ, hình tượng phong phú, vừa cụ thể vừa khái quát

- Giá trị nội dung:

    + Bài cáo đã khái quát kháng chiến gian lao nhưng vô cùng anh dũng của dân

    + Tác giả đã khẳng định, đề cao sức mạnh của lòng yêu nước, tư tưởng nhân nghĩa

    + ca ngợi cuộc kháng chiến anh hùng dân tộc, thể hiện sâu sắc niềm tự hào dân tộc

⇒ Bình Ngô đại cáo là bản anh hùng ca bất hủ của dân tộc Việt Nam, một “áng thiên cổ hùng văn”, một bản Tuyên ngôn độc lập vừa có giá trị lịch sử to lớn, vừa có giá trị văn chương đặc sắc

LUYỆN TẬP

1. Sơ đồ kết cấu Đại cáo bình Ngô

Soạn bài Đại cáo bình Ngô - Phần 2: Tác phẩm ngắn nhất

- Sơ đồ cho thấy tính chính luận mẫu mực của một áng văn chính luận.

    + Trước hết nêu lên tiền đề chính nghĩa có tính chân lí làm cơ sở vững chắc cho lập luận.

    + Trên cơ sở ấy, tác giả đem tiền đề lí luận soi sáng vào thực tiễn để chứng minh tính đúng đắn của nó.

    + Cuối cùng là kết luận được rút ra từ thực tiễn

Xem thêm các bài soạn Đại cáo bình Ngô - Phần 2 hay, ngắn khác:

Bài giảng: Đại cáo bình ngô - Phần 2: Tác phẩm - Cô Trương Khánh Linh (Giáo viên VietJack)

B. Tác giả

1. Tác giả

- Nguyễn Trãi sinh năm 1380, mất năm 1442, hiệu là Ức Trai, quê ở làng Chi Ngại (Chi Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Tây, nay thuộc Hà Nội).

- Gia đình: Nguyễn Trãi sinh ra trong một gia đình cả bên nội và bên ngoại đều có hai truyền thống lớn là yêu nước và văn hóa, văn học. Chính điều này đã tạo điều kiện cho Nguyễn Trãi được tiếp xúc và thấu hiểu tư tưởng chính trị của Nho giáo.

- Con người:

+ Nguyễn Trãi mồ côi mẹ từ lúc 5 tuổi.

+ Năm 1400, đỗ Thái học sinh và cùng cha làm quan dưới triều Hồ.

+ Năm 1407, giặc Minh cướp nước ta, Nguyễn Trãi theo Lê Lợi tham gia khởi nghĩa và góp phần to lớn vào chiến thắng vẻ vang của dân tộc.

+ Cuối năm 1427, đầu năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Bình Ngô đại cáo và hăng hái tham gia vào công cuộc xây dựng lại đất nước.

+ Năm 1439, Nguyễn Trãi xin về ở ẩn tại Côn Sơn.

+ Năm 1440, ông được Lê Thái Tông mời ra giúp nước.

+ Năm 1442, Nguyễn Trãi chịu oan án Lệ Chi viên và bị khép vào tội "tru di tam tộc".

+ Năm 1464, Lê Thánh Tông minh oan cho Nguyễn Trãi và cho sưu tầm lại thơ văn của ông.

- Thời đại: Nguyễn Trãi sống trong thời đại xã hội nhiều biến động, loạn lạc - mâu thuẫn nội bộ trong triều đình phong kiến, đất nước có giặc ngoại xâm, đời sống nhân dân cơ cực và các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi… điều này đã hướng ngòi bút của ông hướng tới hiện thực đời sống.

- Sự nghiệp sáng tác: Nguyễn Trãi là tác giả xuất sắc về nhiều thể loại văn học, bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm.

+ Sáng tác viết bằng chữ Hán: Quân trung từ mệnh tập, Bình Ngô đại cáo, Ức Trai thi tập, Chí Linh sơn phú, Băng Hồ di sự lục, Lam Sơn thực lục, Văn bia Vĩnh Lăng, Văn loại.

+ Sáng tác viết bằng chữ Nôm: Quốc âm thi tập gồm 254 bài thơ viết theo thể Đường luật hoặc Đường luật xen lục ngôn.

+ Ngoài sáng tác văn học, Nguyễn Trãi còn để lại cuốn Dư địa chí, một bộ sách địa lí cổ nhất Việt Nam.

- Phong cách sáng tác:

+ Văn chính luận: Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, những tác phẩm văn chính luận của ông có luận điểm vững chắc, lập luận chặt chẽ với giọng điệu linh hoạt

+ Nguyễn Trãi là nhà thơ trữ tình sâu sắc.

C. Tác phẩm

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Sau khi quân ta đại thắng, tiêu diệt và làm tan rã 15 vạn viện binh của giặc, Vương Thông buộc phải giảng hòa, rút quân về nước, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết Đại cáo bình Ngô.

+ Đại cáo bình Ngô có ý nghĩa trọng đại như một bản tuyên ngôn độc lập, được công bố vào thánh Chạp, năm Đinh Mùi (tức đầu năm 1428).

- Thể loại: Cáo

+ Cáo là thể văn nghị luận có từ thời cổ ở Trung Quốc, thường được vua chúa hoặc thủ lĩnh dùng để trình bày một chủ trương, một sự nghiệp, tuyên ngôn một sự kiện để mọi người cùng biết.

+ Cáo có thể viết bằng văn xuôi hay văn vần nhưng phần lớn được viết bằng văn biền ngẫu, có vần hoặc không có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau.

+ Lời lẽ đanh thép, lí luận sắc bén, kết cấu chặt chẽ, mạch lạc.

- Phương thức biểu đạt: Nghị luận.

- Bố cục: 4 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến …chứng cớ còn ghi): Luận đề chính nghĩa (tiền đề lí luận).

+ Phần 2 (Tiếp đó đến …Ai bảo thần dân chịu được): Bản cáo trạng hùng hồn, đẫm máu về tội ác của kẻ thù (soi chiếu lí luận vào thực tiễn).

+ Phần 3 (Tiếp đó đến …Cũng là chưa thấy xưa nay): Bản hùng ca về cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn.

+ Phần 4 (Còn lại): Lời tuyên bố độc lập.

- Giá trị nội dung: Đại cáo bình Ngô là bản tuyên ngôn độc lập, qua đó vạch tội ác của kẻ thù xâm lược, ca ngợi thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Giá trị nghệ thuật:

+ Lí luận chặt chẽ, hợp lí lời lẽ hùng hồn

+ Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố chính luận và yếu tố văn chương

+ Sử dụng các biện pháp nghệ thuật: liệt kể, phóng đại, so sánh, đối lập….

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên