Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự ngắn nhất năm 2021

A. Soạn bài Lập dàn ý bài văn tự sự (ngắn nhất)

Nội dung bài học

Quảng cáo

- Lập dàn ý bài văn tự sự nêu rõ nội dung chính cho câu chuyện sẽ viết, sẽ kể

- Dàn ý chung

   + Mở bài: giới thiệu câu chuyện

   + Thân bài: những sự việc, chi tiết theo diễn biến câu chuyện

   + Kết bài: kết thúc câu chuyện

- Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định nhân vật, chọn săp xếp chi tiết, sự việc tiêu biểu hợp lí

I. Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện

1. Trong văn bản, nhà văn Nguyên Ngọc kể lại câu chuyện về quá trình suy nghĩ, chuẩn bị để sáng tác truyện ngắn Rừng xà nu..

2. Qua lời kể của tác giả, có thể rút ra bài học:

- Để chuẩn bị viết một văn bản tự sự, cần hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện,

- Suy nghĩ, tưởng tượng về các nhân vật cùng các sự việc, chi tiết tiêu biểu đặc sắc làm nên cốt truyện

- Những dự kiến này giúp cho quá trình lập dàn ý được rõ ràng hơn và dàn ý cũng cụ thể

Quảng cáo

II. Lập dàn ý

1. Dàn ý

a. Trường hợp 1: Chị Dậu và cách mạng

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn.

- Thân bài: Kể lại câu chuyện theo 2 sự việc chính.

   + Sau cái đêm ấy, chị Dậu gặp một cán bộ cách mạng và được giác ngộ

   • Chị Dậu đã gặp người cán bộ cách mạng trong tình huống nào?

   • Người cán bộ đã làm gì để giác ngộ chị Dậu?

   • Chị Dậu đã giác ngộ cách mạng như thế nào?

   + Trong cuộc khởi nghĩa tháng Tám – 1945, chị Dậu dẫn đầu đoàn nông dân lên cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo

   • Chị Dậu đã tham gia hoạt động khởi nghĩa ra sao ?

   • Chị Dậu đã cùng các nông dân khác cướp chính quyền huyện, phá kho thóc Nhật như thế nào ?

- Kết bài: kết thúc câu chuyện và suy nghĩ gì về sự giác ngộ và hành động của chị Dậu?

Quảng cáo

b. Trường hợp 2: Chị Dậu nuôi giấu cán bộ

- Mở bài: Giới thiệu câu chuyện xảy ra từ kết thúc truyện Tắt đèn

- Thân bài: Kể lại câu chuyện với những sự việc cụ thể.

   + Cuộc kháng chiến chống thực dân pháp nổ ra, chị Dậu đã nhận thức về cuộc kháng chiến này như thế nào?

   + Tuy sống trong vùng địch hậu, chịu sự kiểm soát của địch nhưng chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ, nhiều lần đậy nắp hầm bem cho cán bộ,...

   • Chị Dậu gặp những khó khăn gì?

   • Tại sao chị Dậu vẫn bí mật nuôi giấu cán bộ ?

   • Những sự việc nào chứng tỏ lòng căm thù giặc và tinh thần cách mạng của chị Dậu?

- Kết bài : kết thúc câu chuyện và suy nghĩ của em về hành động của chị Dậu.

Quảng cáo

2. Cách lập dàn ý một bài văn tự sự:

- Bước 1: Trước khi lập dàn ý, chúng ta cần chọn đề tài và lên ý tưởng cho câu chuyện, hình thành cốt truyện cơ bản.

- Bước 2: Người viết cần có được các nhân vật chính, nhân vật phụ. Từ đề tài và ý tưởng đã lên, người viết cần tưởng tượng, sáng tạo các chi tiết để gắn kết, tại sự logic cho các sự việc chính.

- Bước 3: Lựa chọn trình tự diễn biến của câu chuyện (có thể sắp xếp theo trình tự thời gian hoặc không gian).

- Bước 4: Sắp xếp các chi tiết đã có vào một dàn ý chi tiết.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Có thể xây dựng cốt truyện như sau:

   + Lâm vốn là một học sinh hiền lành trung thực.

   + Sau khi cha mẹ bỏ nhau, Lâm chán nản, bị kẻ xấu lôi kéo nên đã phạm sai lầm đáng tiếc (chơi bời lêu lổng, lấy cắp xe đạp, bỏ bê học hành,…).

   +Lâm ân hận, dằn vặt , mặc cảm không dám đến lớp.

   + Lâm được thầy giáo chủ nhiệm giúp đỡ và bảo lãnh cho trở lại trường.

   + Lâm đã cố gắng vươn lên và trở lại là một học sinh ngoan ngoãn như xư¬a.

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn 10 Tập 1): Vi dụ dàn ý cho câu chuyện đôi bạn giúp nhau học tập

A. Mở bài: Giới thiệu về tình bạn của hai người bạn.

B. Thân bài:

- Miêu tả qua về hai bạn

- Tính cách, hoàn cảnh, tình bạn của hai người.

- Những công việc cụ thể hàng ngày 2 bạn đó giúp đỡ nhau như thế nào?

- Hai bạn giúp nhau vượt thử thách ra sao?

- Những kết quả đạt được ( đạt giải trong các kì thì, luôn là đôi bạn cùng tiến trong học tập,..)

- Mở rộng: không những là người học trò giỏi, mà còn tích cực tham gia các hoạt động của đoàn thanh niên, tham gia tình nguyện…

C. Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân.

Xem thêm các bài soạn Lập dàn ý bài văn tự sự hay, ngắn khác:

B. Kiến thức cơ bản

- Lập dàn ý bài văn tự sự là nêu rõ những nội dung chính cho câu chuyện mà mình sẽ viết, sẽ kể.

- Dàn ý chung:

+ Mở bài: giới thiệu câu chuyện (hoàn cảnh, không gian, thời gian, nhân vật,…).

+ Thân bài: những sự việc, chi tiết chính theo diễn biến câu chuyện.

+ Kết bài: kết thúc câu chuyện (có thể nêu cảm nghĩa của nhân vật, hoặc một chi tiết thật đặc sắc, ý nghĩa).

- Muốn lập dàn ý, cần dự kiến đề tài, xác định các nhân vật, chọn và sắp xếp các sự việc, chi tiết tiêu biểu một cách hợp lí.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên