Soạn bài Câu phủ định ngắn nhất năm 2021

Soạn bài Câu phủ định ngắn nhất

A. Soạn bài Câu phủ định (ngắn nhất)

Câu 1 :

Câu phủ định bác bỏ:

b- “Cụ tưởng… gì đâu.”

c.- “Không, chúng con không đói nữa đâu. (Cái Tí muốn phân bua lại điều mà mẹ nó đang nghĩ: mấy đứa con đang đói quá.)

* Các câu “ Bằng hành đống… tương lai.” Và “Vả lại… giết thịt.” (phủ định miêu tả)

Câu 2 :

- Những câu a, b, c đều là câu phủ định nhưng có ý nghĩa khẳng định (phủ định của phủ định là khẳng định).

   + a. “Không phải là không” kết hợp với từ nghi vấn “ai chẳng”.

   + b. Kết hợp với một từ phủ định khác và một từ bất định: “không ai không”.

   + c. Dùng từ nghi vấn kết hợp với từ phủ định (ai chẳng) để khẳng định.

- Những câu không có từ ngừ phủ định mà tương đương với những câu trên là:

   + Câu chuyện trên có lẽ chỉ là một câu chuyện hoang đường nhưng có ý nghĩa.

   + Tháng tám, hồng ngọc đỏ, hồng hạc vàng, ai cũng từng ăn trong tết trung thu. Ăn nó như ăn cả mùa thu vào trong lòng, trong dạ.

   + Từng qua thời thơ ấu ở Hà Nội, hẳn ai cũng một lần nghển cổ…

- Ý nghĩa của những câu gốc nhấn mạnh hơn.

Câu 3 :

- Nếu thay từ “không” bằng từ “chưa” vào câu văn của Tô Hoài thì câu đó phải viết lại như sau: Choắt chưa dậy được, nằm thoi thóp.

- Khi thay thế nghĩa của câu sẽ thay đổi:

   + Dùng từ phủ định “không”, nghĩa của câu được hiểu là: phủ định khả năng dậy của Choắt. Sau thời điểm nói, Choắt cũng không còn khả năng đứng dậy được nữa. Đây là kiểu phủ định vĩnh viễn.

   + Dùng từ phủ định “chưa”, nghĩa của câu được hiểu là: phủ định khả năng dậy của Choắt ở thời điểm nói, nhưng sau thời điểm đó, Choắt vẫn vẫn có thể còn khả năng đứng dậy được. Đây là kiểu phủ định tạm thời.

- Trong tình trạng của Dế Choắt thì dùng câu của Tô Hoài hợp lí hơn.

Câu 4 :

- Các câu không phải là câu phủ định (không có chứa từ ngữ phủ định) nhưng được dùng với mục đích phủ định (phủ định bác bỏ ý kiến trước đó).

- Các câu đã cho biểu thị ý nghĩa phản bác:

   (a) Không đẹp!

   (b) Không có chuyện đó!

   (c) Bài thơ này không hay!

   (d) Tôi cũng chẳng sung sướng hơn.

Câu 5 :

Không thể thay “quên” bằng “không”, chưa vì:

   - “Quên”: biểu thị ý nghĩa không quan tâm, không lưu tâm hoặc để ý đến. Đây không phải là từ phủ định.

   - “Không, chưa”: biểu thị ý nghĩa phủ định.

Nếu thay chẳng thì ý nghĩa của câu cũng sẽ thay đổi, không thể hiện rõ được lòng căm thù giặc sâu sắc, tột cùng của Trần Quốc Tuấn.

Câu 6 :

Tham khảo đoạn đối thoại sau.

Gợi ý:

   - Bố: Tờ báo hôm qua con cầm để đâu?

   - Con: Hôm qua con không cầm tờ báo nào ạ.

   - Bố: Rõ ràng là bố nhìn thấy con cầm mà.

   -Con: Hôm qua con thấy mẹ cầm một tờ báo để trên tủ trong phòng ăn ạ.

Xem thêm các bài soạn Câu phủ định hay, ngắn khác:

Bài giảng: Câu phủ định - Cô Phạm Lan Anh (Giáo viên VietJack)

B. Kiến thức cơ bản

- Câu phủ định là câu có những từ ngữ phủ định như: không, chẳng, chả, chưa, không phải (là), chẳng phải (là), đâu có phải (là), đâu (có),…

- Câu phủ định dùng để:

+ Thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó (câu phủ định miêu tả).

+ Phản bác một ý kiến, một nhận định (câu phủ định bác bỏ).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 ngắn nhất năm 2021 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Top 3 Soạn văn lớp 8 ngắn nhất | Top 3 Soạn bài lớp 8 ngắn nhất được các Thầy/Cô biên soạn bám sát nội dung chương trình Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên