Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật - ngắn nhất Cánh diều

Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật trang 54, 55, 56, 57, 58 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật - ngắn nhất Cánh diều

Quảng cáo

1. Định hướng

1.1. Nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật là phân tích, bàn luận một tác phẩm văn học hoặc một vở kịch, bộ phim, bài hát, bức tranh, pho tượng,…Bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật thường nêu lên những cảm nhận, suy nghĩ về nội dung và hình thức, những ưu tiên, hạn chế của tác phẩm nghệ thuật. Từ đó, người viết nhận xét, đánh giá về tác phẩm được bàn luận.

Đọc văn bản sau đây và tìm hiểu cách nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật qua việc trả lời các câu hỏi bên dưới:

*Tìm hiểu bài mẫu: Vở kịch Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường

- Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật nào? Văn bản có thể chia làm mấy phần và nội dung chính của mỗi phần là gì? Các nội dung ấy liên quan đến phần đọc hiểu văn bản trong Bài 2 ra sao?

→ + Đối tượng được bàn luận trong bài viết trên thuộc ngành nghệ thuật kịch sân khấu.

Quảng cáo

+ Nội dung chính của các phần trong văn bản:

(1) Giới thiệu các nghệ sĩ trong vở kịch tái hiện Truyện Kiều và cách xây dựng hình tượng nhân vật của các nghệ sĩ.

(2) Những điểm gây chú ý của vở kịch so với bản nguyên tác.

Các nội dung này đưa ra các đặc điểm xây dựng nội tâm nhân vật, lời thoại, hành động, cử chỉ trên cơ sở phát triển và dựa vào Truyện Kiều để tạo nên vở kịch hoàn chỉnh nhất để đem tới người xem.

- Tác giả đã nêu lên những thành công và hạn chế nào về nội dung và nghệ thuật của vở kịch?

→ + Về thành công, tác giả đã đề cập đến lời thoại đã được giản lược các điển cố, điển tích so với nguyên tác, thay vào đó là lồng ghép các câu thơ quen thuộc, nổi tiếng từ trong nguyên tác, kết hợp lối nói vần điệu và ngôn từ truyền thống, như vậy có thể giúp người xem nắm bắt được nội dung vở kịch dễ dàng nhất.

+ Về hạn chế, tác giả đề cập đến sự kết hợp chưa nhuyễn giữa âm nhạc và vũ đạo, chưa khớp và hơi nhiều hơn mức cần thiết ở một số phân cảnh. Ngoài ra, vở kịch chưa thực sự sáng tạo tới mức phá cách, tạo điểm nhấn, vượt ra khỏi nội dung của Truyện Kiều, một số phân cảnh không thật sự cần thiết.

Quảng cáo

- Qua văn bản, có thể rút ra được những lưu ý gì khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật?

→ Qua văn bản, rút ra được một số lưu ý khi phân tích một tác phẩm nghệ thuật:

+ Đưa ra được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

+ Rút ra được những ưu điểm, hạn chế của tác phẩm khi phân tích

1.2. Để viết bài nghị luận phân tích tác phẩm nghệ thuật, các em cần chú ý:

- Tìm hiểu kĩ về tác phẩm nghệ thuật được phân tích (đặc điểm thể loại, tác giả, hoàn cảnh sáng tác, bối cảnh thời đại,…)

- Nắm được những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm thông qua một số chi tiết cụ thể.

- Nêu được nhận xét cá nhân về thành công và hạn chế của tác phẩm.

- Thực hiện các bước theo quy trình tạo lập văn bản.

2. Thực hành

2.1. Thực hành viết theo các bước

Bài tập: Chọn một trong ba đề sau để thực hành luyện tập:

Quảng cáo

Đề 1. Trình bày suy nghĩ về vẻ đẹp của một bức tranh hoặc pho tượng mà em cho là có giá trị.

Đề 2. Bàn luận về giá trị của một bộ phim, vở kịch hoặc một bài hát mà em yêu thích.

Đề 3. Phân tích một đoạn trích tự chọn trong tác phẩm “Truyện Kiều” (Nguyễn Du).

Đề 1

a) Chuẩn bị

- Xác định bức tranh (pho tượng) mà em sẽ phân tích.

-  Tìm hiểu đề văn để xác định các yêu cầu cơ bản trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: vẻ đẹp hình thức, thông điệp của bức tranh (pho tượng).

+ Kiểu văn bản chính: phân tích một tác phẩm nghệ thuật (bức tranh, pho tượng).

+ Phạm vi dẫn chứng: vẻ đẹp của bức tranh (pho tượng).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết theo cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:

Giá trị của bức tranh (pho tượng).

+ Hình thức: màu sắc, bố cục,…

+ Nội dung: đề tài, chủ đề, thông điệp, ý nghĩa,…

+ Nhận xét: thành công và hạn chế.

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu bức tranh (pho tượng) và nêu khái quát điểm đặc sắc.

Thân bài

Nêu các ý cụ thể phân tích bức tranh (pho tượng):

+ Phân tích nội dung, ý nghĩa của bức tranh (pho tượng).

+ Phân tích các điểm đặc sắc về hình thức của bức tranh (pho tượng).

+ Nêu các nhận xét của người viết về thành công và hạn chế của bức tranh (pho tượng).

Kết bài

Nêu đánh giá khái quát về bức tranh (pho tượng): giá trị thời sự, hiệu quả tác động tới người xem, dư luận xã hội về bức tranh (pho tượng) đó.

c) Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý một số điểm về kĩ năng diễn đạt, trình bày (tham khảo Bài 1, phần Viết, mục c, trang 27).

Bài viết tham khảo:

Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

Leonardo Da Vinci đã thực hiện một tác phẩm có tính chất hoàn toàn khác biệt so với các tác phẩm khác của ông, đó chính là bức tranh “Mona Lisa” nổi tiếng. 

“Mona Lisa”, viết tắt của Madonna Lis, là một bức chân dung với nguyên mẫu là người vợ của một thương gia người Pháp – Francesco di Bartolomeo del Giocondo, vì vậy nó còn được gọi là “Phu nhân Giocondo” (La Gioconda). Người phụ nữ trong bức tranh mặc trang phục thời trang của Florence, ngồi khoanh tay thanh lịch và tao nhã trong khung cảnh do Da Vinci tưởng tượng. Cô nhìn thẳng vào khán giả với một nụ cười nhẹ cùng với đôi mắt sâu thẳm. Nhà phê bình nghệ thuật Vasari đã mô tả đây là nụ cười bí ẩn “phi nhân thế”. Trên thực tế, nụ cười này đã gây nhầm lẫn cho nhiều nhà phê bình nghệ thuật và sử gia trong nhiều thế kỷ.  Những ai yêu thích thể loại tranh chân dung đều biết có vô vàn cách biểu hiện mặt mũi trong tranh nhưng cái cách mà nàng Lisa dịu dàng, đằm thắm, đầy nữ tính với cái nhìn tinh tế như thấu tận tâm can của mỗi người xem thì cực hiếm trong thể loại này. Đó chính là cái thần ít khi có được. Ngay cả với họa sĩ lớn cũng chỉ khi nào họ thăng hoa mới có thể xuất thần mà vẽ có thần.

Đa số các họa sĩ khi vẽ chân dung sẽ chọn nền là bức tường hay phông vải cho đơn giản để tập trung giải quyết mặt (là trọng tâm và khó hơn nhiều). Cái khó là nếu cảnh xấu thì tranh thêm dở mà cảnh đẹp thì sẽ làm mất tập trung vào chân dung. Quả thật, trong suốt chiều dài của Lịch sử Mỹ thuật, rất hiếm họa sĩ cả gan vẽ thêm phong cảnh làm nền cho chân dung mà tranh vẫn thành kiệt tác. Số người thành công kiểu này chỉ đếm trên đầu ngón tay và lại đều xếp sau bậc kỳ tài Leonardo.

Soi vào tranh, ta thấy ông dám liều chơi rất khó: chọn bối cảnh rộng bát ngát với trời mây, núi non, đường mòn, sông suối, cầu cống, cây cỏ… bao la, phức tạp và tinh tế. Tất cả đều đậm hoặc sáng vừa phải, lại có sắc màu ngả lạnh để đẩy ra thật xa và nhường ưu tiên cho nhân vật ở phía trước. Tác giả đã phát minh ra kỹ thuật sfumato, nghĩa là làm mờ- dịu- trong trẻo các ranh giới. Chính kỹ thuật này đã khiến ông vẽ được cả những thứ mà phần lớn các họa sĩ không vẽ được: độ dày của bầu không khí mờ ảo man mác mà người xem cảm giác được từ sau lưng nhân vật đến tận núi non đằng xa. Về điểm này thì một số họa sĩ ta có vẽ cảnh làm nền cho chân dung nhưng hoặc là họ nhằm hiệu quả khác, hoặc họ chỉ đạt hiệu quả như phông nền vẽ giả trong tiệm ảnh để chụp kiểu đánh lừa mắt: cảnh phẳng lừ, bẹp dí, không có thứ tự lớp lang, không có độ dày không khí giữa nhân vật và phong cảnh.

Sau 5 thế kỷ, chỉ với bức tranh nhỏ này, vinh quang của tác giả đã lên tới tột đỉnh. Đây là bức tranh đắt giá nhất, được bảo vệ kỹ lưỡng nhất và đông người xem nhất thế giới. Thị phi càng nhiều thì lại càng như thêu dệt thêm cho Mona Lisa trở thành huyền thoại.

Tranh góp phần tạo ra nguồn du lịch lớn lao cho nước Pháp và gián tiếp làm ra lợi nhuận không kém gì một nhà máy loại lớn nhất. Về mặt chuyên môn, danh họa Leonardo da Vinci để lại cho hậu thế một số bài học kỹ thuật kỳ diệu như hiệu quả và độ bền 5 thế kỷ của chất sơn tự chế, sự đột phá khi dám tả cảnh thiên nhiên làm nền cho chân dung, quái chiêu tạo ra các ảo giác… và trên hết, các khán giả đến xem tranh mà không biết rằng: ngược lại, chính họ luôn bị nhân vật nhìn như thấu vào tâm can bằng một cái nhìn lúc nào cũng dịu dàng, đằm thắm.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 28); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b nêu trên.

Đề 2

a) Chuẩn bị

- Xác định bộ phim (vở kịch, bài hát) mà em sẽ phân tích.

- Tìm hiểu đề văn để xác định các yêu cầu cơ bản trước khi viết:

+ Trọng tâm cần làm rõ: vẻ đẹp nội dung, hình thức của bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Kiểu văn bản chính: phân tích một tác phẩm nghệ thuật (bộ phim, vở kịch hay bài hát).

+ Phạm vi dẫn chứng: nội dung của bộ phim (vở kịch, bài hát) đã chọn.

- Đọc kĩ các yêu cầu bài nghị luận phân tích một tác phẩm nghệ thuật đã nêu ở mục 1. Định hướng. Tham khảo văn bản Vở kịch “Thúy Kiều – một kiếp đoạn trường” để biết cách viết bài phân tích một bộ phim (vở kịch, bài hát).

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài viết theo cách suy luận từ khái quát đến cụ thể theo sơ đồ sau:

Soạn bài Viết bài nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật | Ngắn nhất Soạn văn 11 Cánh diều

- Lập dàn ý cho bài viết bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

Mở bài

Giới thiệu bộ phim (vở kịch, bài hát) và nêu khái quát điểm đặc sắc.

Thân bài

Nêu các ý cụ thể phân tích bộ phim (vở kịch, bài hát):

+ Phân tích nội dung, ý nghĩa của bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Phân tích các điểm đặc sắc về hình thức bộ phim (vở kịch, bài hát).

+ Nêu các nhận xét của người viết về thành công và hạn chế của bộ phim (vở kịch, bài hát).

Kết bài

Nêu đánh giá khái quát về bộ phim (vở kịch, bài hát): giá trị thời sự, hiệu quả tác động tới người xem, dư luận xã hội về bộ phim (vở kịch, bài hát) đó.

c) Viết

Viết bài văn gồm ba phần lớn theo dàn ý trên. Trong khi viết, các em cần chú ý một số điểm về kỹ năng diễn đạt, trình bày (tham khảo Bài 1, phần Viết, mục c, trang 27)

*Bài viết tham khảo

“Nhà bà Nữ” là một trong những bộ phim chiếu rạp đem lại doanh thu lớn nhất tính đến thời điểm hiện tại. Phim xoay quanh những vấn đề đều đến từ sự ích kỉ, việc không ai chịu thấu hiểu cho ai, cho đến khi dẫn đến cao trào của sự bùng nổ của việc nhẫn nhịn, bởi vậy phim đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều về nội dung và cách dàn dựng phim.

          Khác xu hướng làm phim Tết với chủ đề nhẹ nhàng, nhiều tiếng cười, đạo diễn đi vào nội tâm nhân vật. Phim chọn góc nhìn chính từ Ngọc Nhi - một người con vốn phải sống theo định hướng của mẹ từ nhỏ. Mê làm gốm, cô vẫn phải học ngân hàng, phụ mẹ buôn bán. Cô chưa bao giờ đi chơi quá 10 giờ đêm, không thể xếp đồ lót theo ý mình. Từ các cãi vã nhỏ nhặt, mẹ con bà Nữ dần nảy sinh nhiều rạn nứt khó cứu vãn. Mâu thuẫn được đẩy lên là khi cô cãi lời mẹ khi lén lút quen John - Việt kiều mới về nước. Cao trào xảy ra khi Nhi có bầu, bỏ nhà ra đi, sống cùng John song nhanh chóng nhận trái đắng”.

          Ngoài chuyện mẹ con bà Nữ, chuyện tình Nhi và John đại diện cho những đôi nhiều hoài bão nhưng thiếu thực tế. Họ mơ mộng với cuộc sống lứa đôi và sớm bị ghì chặt bởi cơm áo gạo tiền. Chuyện vợ chồng Phú Nhuận và Ngọc Như - con gái bà Nữ - là nỗi buồn của người đàn ông ở rể, bị nhà vợ lấn lướt. Yêu chồng nhưng thích kiểm soát, Ngọc Như để tuột mất hạnh phúc theo cách cô khó ngờ nhất.

Ở một phần ba thời lượng đầu, phim gây cười theo lối hài sân khấu. Về sau, phim dồn dập tình tiết, đẩy cao mâu thuẫn nhân vật. Những cảnh tranh cãi giữa mẹ con Nhi được lồng ghép tự nhiên, lời thoại dễ khơi gợi đồng cảm từ người xem. Những đoạn nhân vật Nhi bộc bạch, thoại phim đơn giản nhưng vẫn mang sức nặng về thông điệp: "Trong một mối quan hệ, sợ nhất là không ai đúng cũng không ai sai, vấn đề chỉ khác nhau ở góc nhìn, rồi họ lặng lẽ tổn thương, rời xa nhau".

Tuy nhiên, bộ phim vẫn còn nhiều điểm chưa “đã” khiến em cảm giác không được như mong đợi. Phim có nhiều góc máy về ẩm thực theo lối duy mỹ nhưng về sau, phim mang dáng dấp của một tác phẩm truyền hình, thiếu lối đặc tả, ghi dấu cá tính của đạo diễn và đặc biệt phim lồng lời thoại “chửi thề” vào quá nhiều. Bởi vậy, khi xem, không có những phân đoạn không để lại nhiều ấn tượng trong em.

 Mặc dù có những điểm hạn chế nhưng em không thể phủ nhận rằng nội dung rất “đời”, kết cấu chặt chẽ, diễn xuất tự nhiên phần nào cũng đã tạo nên góc nhìn về cuộc sống đời thường. Qua đó, cũng gửi gắm được những bài học về cuộc sống để giúp chúng ta trưởng thành hơn trong suy nghĩ, để khi nhìn về sẽ không còn đọng lại những “tiếc nuối” như những nhân vật trong phim.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

Tham khảo các yêu cầu đã nêu ở Bài 1, phần Viết, mục d (trang 28); nội dung kiểm tra đối chiếu với dàn ý đề văn đã làm ở mục b nêu trên.

2.2. Rèn luyện kĩ năng viết: Câu văn suy luận lô gích và câu văn có hình ảnh trong văn nghị luận.

a) Cách thức

Văn nghị luận nói chung là loại văn của tư duy suy luận lô gích, giàu sức thuyết phục. Tuy nhiên, văn nghị luận cũng cần phải hấp dẫn, lôi cuốn bằng hình ảnh, từ ngữ có sức biểu cảm cao. Bài văn nghị luận hay là bài văn vừa giàu sức thuyết phục, vừa giàu hình ảnh, cảm xúc. Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu.

So sánh hai cách viết có cùng một ý sau đây:

Câu văn suy luận lô gích

Câu văn có hình ảnh

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ độc đáo. Ông xuất hiện và ra đi rất bất ngờ, nhưng đã để lại một dấu ấn không thể nào quên đối với nền thơ ca dân tộc.

Trước không có ai, sau không có ai, Hàn Mặc Tử như ngôi sao chổi xoẹt qua bầu trời Việt Nam với cái đuôi lòa chói rực rỡ của mình.

(Chế Lan Viên, Tựa “Tuyển tập Hàn Mặc Tử”)

Bài thơ Sông Lấp có một vị trí quan trọng trong thơ Tú Xương. Đó là bài thơ hay nhất trong sự nghiệp thơ Nôm của ông. Nói đến thơ Tú Xương, mà không dẫn, không trích Sông Lấp là một thiếu sót lớn.

Nếu chúng ta liệt Tú Xương vào loại đỉnh thơ Nôm, thì Sông Lấp chính là bóng cây hiên ngang trên sườn non đó vậy. Dẫn thơ Tú Xương mà vô tình hoặc cố ý đánh rớt bài Sông Lấp, tức là bước lên lầu tháp mở cửa từng này, từng kia mà quên đi mất cái chuông trên vọng lâu vậy.

(Nguyễn Tuân, Thời và thơ Tú Xương)

b) Bài tập

Chọn một ý của đề bài trong mục 2. “Thực hành”; từ đó, viết hai đoạn văn:

- Diễn đạt bằng các câu văn suy luận lô gích.

- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh.

Trả lời:

*Đoạn văn tham khảo (Đề 3)

- Diễn đạt bằng các câu văn suy lí (lô gích):

Đoạn trích dưới đây thuộc Truyện Kiều (Nguyễn Du) miêu tả tâm trạng đau đớn, tủi nhục, nỗi cô đơn, thương thân trách phận và ý thức về thân phận bất hạnh của Thúy Kiều ở chốn lầu xanh.

- Diễn đạt bằng các câu văn có hình ảnh:

Mộng Liên Đường Chủ Nhân đã từng khái quát về thân thế Thuý Kiều: “Khi lai láng tình thơ, người tựa án khen tài châu ngọc; Khi duyên ưa kim cải non biển thề bồi; Khi đất nổi ba đào cửa nhà tan tác; Khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân; Khi kinh kệ, khi can qua, mùi từng trải nghĩ cùng tê lưỡi…”. Đọc đến đây, người đọc như thấm thía nỗi đau mà Kiều phải chịu đựng nhưng ẩn sau đó chính là vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của nàng. Có thể nói, đoạn trích dưới đây là một minh chứng tiêu biểu cho điều đó.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Cánh diều ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên