Soạn bài Thời gian - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Thời gian trang 63, 64 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 11 dễ dàng hơn.

Soạn bài Thời gian - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 63 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ nào?

Trả lời:

Khi hình dung về thời gian, người ta thường nghĩ đến những từ ngữ: chảy trôi, phút giây, năm tháng, kì nghỉ, tuổi trẻ, tuổi già, lịch sử, ước mơ,...

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Hãy tưởng tượng âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn.

- Âm thanh tiếng sỏi rơi trong lòng giếng cạn: nhanh, vội vã, âm thanh khô khốc, vang vọng,...

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ là lời tâm sự, giãi bày về cuộc sống, nghệ thuật và tình yêu nằm trong quỹ đạo thời gian, sau những buồn vui đã qua đi của đời người.

Quảng cáo

Soạn bài Thời gian | Ngắn nhất Soạn văn 11 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 63 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung như thế nào về thời gian và về quan hệ giữa thời gian với con người?

Trả lời:

Dòng thơ đầu tiên cho thấy nhà thơ hình dung thời gian như một dòng nước trôi chảy không ngừng, đó là quy luật và con người cũng không thể níu kéo, không thể nắm giữ thời gian.

Câu 2 (trang 63 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Hình ảnh chiếc lá khô và “tiếng sỏi trong lòng giếng cạn” gợi cho bạn cảm nhận gì về thời gian?

Trả lời:

Hình ảnh chiếc lá khô và tiếng sỏi trong lòng giếng cạn thể hiện sự suy tàn, khô héo, mất dần sức sống. Thời gian trôi đi khiến cho sự sống và cái đẹp cũng tàn phai.

Quảng cáo

Câu 3 (trang 63 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Hãy chỉ ra:

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối.

b. Điểm khác biệt giữa các hình ảnh vừa nêu (ở sáu dòng thơ cuối) với hình ảnh “những chiếc lá” (ở sáu dòng thơ đầu).

Trả lời:

a. Điểm tương đồng giữa các hình ảnh “những câu thơ”, “những bài hát” và “đôi mắt em” ở sáu dòng thơ cuối: gợi cho ta nghĩ đến cái đẹp trường tồn của nghệ thuật và tình yêu, vì nó sống mãi trong tâm hồn con người.

b. Điểm khác biệt giữa những hình ảnh trên với hình ảnh “những chiếc lá” ở sáu dòng thơ đầu: một bên là cái đẹp và sự trường tồn, một bên là sự huỷ hoại và tàn phai.

Quảng cáo

Câu 4 (trang 63 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Nhận xét về mối tương quan giữa các hình ảnh thơ theo cột ngang và cột dọc trong bảng sau:

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Những chiếc lá khô

Những câu thơ còn xanh

Những bài hát còn xanh

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Trả lời:

- Sự tương phản giữa các hình ảnh

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Nhận xét

Những chiếc lá khô

Những câu thơ còn xanh

Những bài hát còn xanh

tàn phai và xanh tươi

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Khô cạn và tràn đầy

- Sự tương đồng giữa các hình ảnh

Câu

Sáu dòng thơ đầu

Sáu dòng thơ cuối

Những chiếc lá khô

Những câu thơ còn xanh

Những bài hát còn xanh

Tiếng sỏi trong lòng giếng cạn

Hai giếng nước

Nhận xét

tàn úa, khô cạn, mất dần sức sống.

tươi mới, trong trẻo, tràn đầy sức sống.

Câu 5 (trang 64 sgk Ngữ Văn 11 Tập 2): Nhận xét về nhạc điệu (thể hiện qua vần, nhịp, phối thanh, cấu trúc lặp...) của bài thơ Thời gian.

Trả lời:

Bài thơ viết theo thể thơ tự do, gần như không có vần, nhịp thơ chậm rãi khiến giọng điệu bài thơ có sự giản dị, trầm lắng, dồn nén, hàm súc, giàu chất suy tưởng.

Câu 6 (trang 64 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 – Chân trời sáng tạo): Đọc lại bài thơ Độc Tiểu Thanh kí” (Nguyễn Du) mà bạn đã học trong Bài 7. Những điều trông thấy. Nêu ít nhất một điểm tương đồng và một điểm khác biệt trong cảm nhận về thời gian của hai tác giả Nguyễn Du và Văn Cao.

Trả lời:

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

Câu 7 (trang 64 sgk Ngữ văn 11 Tập 2 - Chân trời sáng tạo): Tìm nghe một bài hát của Văn Cao và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cảm xúc của bạn khi nghe bài hát đó.

Trả lời:

- Bài hát để lại ấn tượng sâu sắc của Văn Cao: Mùa xuân đầu tiên.

- Cảm nhận:

“Mùa xuân đầu tiên” là bài hát trở lại của Văn Cao sau gần 20 năm tuyên bố gác bút, trong một hoàn cảnh đặc biệt, đó là mùa xuân năm 1976 - mùa xuân thống nhất đầu tiên của dân tộc; và cứ như vậy, nhạc sĩ Văn Cao đã để lại cho đời một nhạc phẩm xuất sắc. Theo lời tâm sự của Văn Cao, nếu như “Tiến quân ca” là bản nhạc đưa những người lính ra trận thì “Mùa xuân đầu tiên” là bản nhạc đón những người lính trở về trong một khát vọng sum họp và đoàn tụ. Ca khúc còn gửi gắm một tư tưởng lớn về hòa hợp dân tộc, tôn vinh một hạnh phúc giản dị và đời thường của hòa bình: “Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về. Mùa bình thường mùa vui nay đã về/ Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông/ Một trưa nắng vui cho bao tâm hồn”. “Mùa xuân đầu tiên” cũng là một ca khúc được viết theo điệu Valse, một điệu thức trước đó nhiều lần được Văn Cao sử dụng qua các nhạc phẩm khác. Nhưng với bản Valse mùa xuân này, tưởng như đây là một điệu khiêu vũ dặt dìu bất tận trong niềm hạnh phúc khôn nguôi, khi những giọt nước mắt lặng lẽ rơi xuống nghẹn ngào trong cả người nghe, người hát và chính người sáng tác: “Nước mắt trên vai anh, giọt rơi ấm đôi vai anh/ Niềm vui phút giây như đang long lanh”. Xóa bỏ thù hận, chỉ còn lại yêu thương, tin cậy và cùng nhau hướng về tương lai. Một tư tưởng sâu sắc được viết ra bằng những lời ca giản dị mà lay động lòng người: “Từ đây người biết quê người/ Từ đây người biết thương người/ Từ đây người biết yêu người”. Mùa xuân đầu tiên cũng có thể xem là ca khúc nổi tiếng cuối cùng trong sự nghiệp sáng tác của Văn Cao, dù sau đó ông có viết thêm hai bài: “Hành khúc công nhân toa xe” (1983) và “Tình khúc trung du” (1984).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên