Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật)trang 48 → 53 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 8 Kết nối tri thức giúp học sinh soạn văn 8 dễ dàng hơn.

Soạn bài Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học (bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật) - ngắn nhất Kết nối tri thức

Quảng cáo

Trong phần Đọc, em đã được học các tác phẩm mẫu mực của thể thơ thất ngôn bát cú và tứ tuyệt Đường luật. Em hãy vận dụng các thao tác, kĩ năng đọc hiểu đã được hình thành, rèn luyện để viết bài văn phân tích một bài thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật.

* Yêu cầu:

- Giới thiệu khái quát về tác giả và bài thơ (nhan đề, đề tài, thể thơ…); nêu ý kiến chung của người viết về bài thơ.

- Phân tích được nội dung cơ bản của bài thơ (đặc điểm của hình tượng thiên nhiên, con người; tâm trạng của nhà thơ), khái quát chủ đề bài thơ.

- Phân tích được một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật (một số yếu tố thi luật của thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật; nghệ thuật tả cảnh, tả tình; nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, biện pháp tu từ…);…).

Quảng cáo

- Khẳng định được vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

* Phân tích bài viết tham khảo

Văn bản “Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương”

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu khái quát giá trị của tác phẩm.

- Trần Tế Xương - cây bút trào phúng xuất sắc nhất của nền văn học dân tộc. Là một nhà thơ trữ tình giàu cảm hứng nhân đạo và lòng yêu nước. Ngoài ra còn là tác giả có nhiều cách tân táo bạo đối với thể loại thơ Nôm Đường luật.

- Thương vợ là một trong những bài thơ Nôm nổi tiếng nhất của ông.

2. Giới thiệu đề tài, thể thơ.

- Đề tài: người vợ

- Thể thơ: thất ngôn bát cú Đường luật

3. Phân tích nội dung cơ bản của bài thơ

Quảng cáo

Nội dung chính: Tái hiện hình ảnh người vợ - bà Tú tàn tảo, chịu thương, chịu khó, giàu đức hi sinh. Đồng thời cũng thể hiện tình cảm thương yêu, quý trọng, cảm thông với vợ mình của ông Tú.

4. Phân tích một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ

- Nhà thơ đã sử dụng một cách linh hoạt và điêu luyện các yếu tố đặc trưng của thể loại: sự hòa phối thanh điệu, kết cấu chặt chẽ, tính cô đọng, hàm súc…

- Đồng thời, bài thơ mang đến những cách tân độc đáo ở nhiều bình diện: đề tài, thi liệu, ý tứ, đặc biệt là ngôn ngữ thơ.

5. Khẳng định vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

- Bài thơ mang giá trị nhân văn sâu sắc. Ở đây, Tú Xương đã thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc với nỗi nhọc nhằn, vất vả của vợ mình nhưng đó cũng chính là tiếng nói đồng cảm với muôn vàn người phụ nữ khác, họ cũng vất vả, chịu thương chịu khó không khác gì bà Tú.

Quảng cáo

- Đặc biệt là Tú Xương đã đưa người phụ nữ vào thơ ca và xây dựng hình tượng đó đạt đến độ mẫu mực và thấm đượm chất nhân văn.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn bài thơ

- Liệt kê một số bài thơ viết theo thể thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật em đã học hoặc đã đọc.

- Lựa chọn bài thơ em hiểu và yêu thích để phân tích.

b. Tìm ý

Em hãy đọc kĩ bài thơ đã chọn và dựa vào đặc điểm cơ bản của thể thơ để xác định các phương diện nội dung và nghệ thuật cần phân tích:

- Tìm hiểu nhan đề và bố cục của bài thơ để nhận biết đề tài và nội dung chính.

+ Nhan đề

+ Bố cục

+ Nội dung chính

- Tìm những nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ.

+ Về nội dung: Chú ý đặc điểm nổi bật của hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người; những cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ; chủ đề bài thơ;…

+ Về nghệ thuật: Cách sử dụng các yếu tố thi luật của thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình,… Chú ý các từ gợi tả hình ảnh, âm thanh, biểu cảm và các biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, đảo ngữ,…).

- Tìm hiểu thông tin cơ bản về tác giả, về hoàn cảnh sáng tác để hiểu thêm về bài thơ.

c. Lập dàn ý

Sử dụng kết quả của phần Tìm ý, sắp xếp, tổ chức thành dàn ý. Khi lập dàn ý, cần chú ý những yêu cầu đối với kiểu bài để tập trung vào trọng tâm.

- Mở bài: Giới thiệu khái quát, ngắn gọn về tác giả và tác phẩm (nhan đề, đề tài, thể thơ…); nêu ý kiến chung về bài thơ.

- Thân bài:

+ Ý 1: Phân tích đặc điểm nội dung:

  • Phân tích hình tượng thơ
  • Phân tích cảm xúc, tâm trạng của nhà thơ.
  • Khát quát chủ đề của bài thơ.

+ Ý 2: Phân tích một số nét đặc sắc về nghệ thuật:

  • Cách sử dụng thể thơ thất ngôn bát cú hoặc tứ tuyệt Đường luật (theo mô hình chuẩn mực hay có sự cách tân)
  • Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tả cảnh, tả tình
  • Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ (từ ngữ, cấu trúc, câu thơ, biện pháp tu từ,…).

- Kết bài: Khẳng định vị trí và ý nghĩa của bài thơ.

2. Viết bài

- Khi viết bài, em cần bám sát dàn ý đã lập; sử dụng đa dạng các hình thức trích dẫn; kết hợp phân tích với nhận xét, đánh giá.

- Sử dụng từ ngữ chính xác, chọn lọc; diễn đạt sáng rõ, thể hiện được cảm xúc của người viết.

- Chú ý sự khác nhau về yêu cầu, mục đích của kiểu bài ghi lại cảm xúc say khi đọc một bài thơ và kiểu bài phân tích một bài thơ.

Bài viết tham khảo:

Mùa thu mang đến cho tâm hồn con người những gì nhẹ nhàng và dịu êm nhất. Mùa của sự tĩnh lặng và những rung động sâu sắc nhất khơi gợi nhiều những suy nghĩ tâm tư rung động của mỗi nhà văn nhà thơ. Nếu như mùa thu đi vào thơ Nguyễn Khuyến bình dị, gần gũi; đi vào thơ Nguyễn Đình Thi là tiếng vọng từ đất nước ngàn đời thì mùa thu của Hữu Thỉnh qua bài thơ “Sang thu” thật đẹp, thật nên thơ và trữ tình, và tấm lòng của nhà thơ cũng thật duyên. Bài thơ đã phác họa thành công sự chuyển mùa kỳ diệu của đất trời và của lòng người đặc biệt biệt qua khổ thơ:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu.

Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

“Sang thu” là bài thơ ngũ ngôn của Hữu Thỉnh thể hiện một bút pháp nghệ thuật thanh, nhẹ, tài hoa, diễn tả những cảm nhận, những rung động man mác, bâng khuâng của tác giả trước vẻ đẹp và sự biến đổi kì diệu của thiên nhiên trong buổi chớm thu. Đối tượng được cảm nhận là cảnh sắc mùa thu nơi đồng quê trên miền Bắc đất nước ta. Khổ trện mở đầu cho bài thơ Sang thu là những cảm xúc khơi nguồn cảm hứng sáng tác của tác giả

Nếu như Xuân Diệu bắt đầu mùa thu với tín hiệu đầu thu là sắc “mơ phai" của lá được bàn tay tạo hóa "dệt” nên giữa muôn ngàn cây:

“Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng."


Nhưng với Hữu Thỉnh là “hương ổi" của vườn quê dược "'phả vào" trong làn gió thu se lạnh. Cái hương vị nồng nàn ấy nơi vườn nhà mà tuổi thơ mỗi chúng ta sẽ mang theo mãi trong tâm hồn, đi suốt cuộc đời:

“Bỗng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió dịu."

Câu thơ có hương vị ấm nồng của chớm thu ở một miền quê nhỏ. Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là “hương ổi”. Mùi hương quê nhà mộc mạc “phả” trong gió thoảng bay trong không gian ."Phả" là một động từ mang ý tác động được dùng như một cách khẳng định sự xuất hiện của hơi thu trong không gian: "hương ổi", một mùi hương không dễ nhận ra, bởi hương ổi không phải là một mùi hương thơm ngào ngạt, nồng nàn mà chỉ là một mùi hương thoảng đưa êm dịu trong gió đầu thu, nhưng cũng đủ để đánh thức những cảm xúc trong lòng người.Cảm giác bất chợt đến với nhà thơ : “bỗng nhận ra” -một sự bất ngờ mà như đã chờ đợi sẵn từ lâu lắm .Câu thơ không chỉ tả mà còn gợi liên tưởng đến màu vàng ươm , hương thơm lựng , vị giòn, ngọt, chua chua nơi đầu lưỡi của trái ổi vườn quê. “Hương ổi" được hữu hình trong bài “Sang thu" là một cái mới trong thơ, đậm dà màu sắc dân dã của Hữu Thỉnh.

Không chỉ cảm nhận mùa thu bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa. Màn sương hình như cũng muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân:

"Sương chùng chình qua ngõ

Hình như thu đã về"

Tác giả sử dụng thành công từ láy tượng hình "chùng chình" gợi cảm giác về sự lưu luyến ngập ngừng, làm ta như thấy một sự dùng dằng, gợi cảnh thu sống động trong tĩnh lặng, thong thả, yên bình. "Chùng chình" là sự ngắt quãng nhịp nhàng, chuyển động chầm chậm hay cũng chinh là sự rung động trong tâm hồn nhà thơ? Một chút ngỡ ngàng, một chút bâng khuâng, nhà thơ phát hiện ra vẻ đẹp rất riêng của không gian mùa thu. "Hình như" là một từ tình thái diễn tả tâm trạng của tác giả khi phát hiện sự hiện hữu của mùa thu. Nếu các từ ngữ "bỗng nhận ra" biểu lộ cảm xúc ngạc nhiên thì hai chữ “hình như” thể hiện sự phỏng đoán một nét thu mơ hồ vừa chợt phát hiện và cảm nhận. Sự góp mặt của màn sương buổi sáng cùng với hương ổi đã khiến cho nhà thơ giật mình thảng thốt. Không phải là những hình ảnh đã trở nên ước lệ nữa mà là chi tiết thật mới mẻ, bất ngờ. Xưa nay, màu thu thường gắn liền với hình ảnh lá vàng rơi ngoài ngõ, lá khô kêu xào xạc... Và ta ngỡ như chỉ những sự vật ấy mới chính là đặc điểm của mùa thu. Nhưng đến với "Sang thu" của Hữu Thỉnh, người đọc chợt nhận ra một làn hương ổi, một màn sương, một dòng sông, một đám mây, một tia nắng. Những sự vật gần gũi thế cũng làm nên những đường nét riêng của mùa thu Việt Nam và chính điều này đã làm nên sức hấp dẫn của "Sang thu".

Đoạn thơ mở đầu diễn biến mạch theo mạch cảm xúc tự nhiên của tác giả vào lúc sang thu. Nghệ thuật nhân hóa và ẩn dụ, cách chọn lọc từ ngữ khá tinh tế là những thành công của Hữu Thỉnh để lại dấu ấn đẹp và sâu sắc trong “Sang thu". Cách sử dụng thể thơ ngũ ngôn thể hiện một cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt mới mẻ, hàm lắng đọng và hồn nhiên. “Sang thu" là một tiếng lòng trang trải, gửi gắm, báo mùa thu của quê hương đất nước; một tiếng thu nồng hậu, thiết tha. Bài thơ gợi cho ta hình dung một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp vào thời điểm giao mùa hạ - thu ở vùng nông thôn Bắc Bộ. Những câu thơ của Hữu Thỉnh như có một chút gì đó thâm trầm, kín đáo, rất hợp với cách nghĩ, cách nói của nguời thôn quê. Bài thơ giúp ta cảm nhận được tình cảm thiết tha, tâm hồn tinh tế của nhà thơ giàu lòng yêu thiên nhiên của nhà thơ.

Đoạn thơ với thể thơ năm chữ mộc mạc, ngôn ngữ giản dị mà ý nghĩa sâu sắc, hình ảnh đơn sơ mà gợi cảm. Hữu Thỉnh đã phác họa một bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp bằng nhiều cảm xúc tinh nhạy. Đọc thơ Hữu Thỉnh ta càng cảm thấy yêu quê hương đất nước hơn, càng cảm thấy mình cần phải ra sức góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

3. Chỉnh sửa bài viết

Đọc lại bài viết, đối chiếu với yêu cầu của kiểu bài và dàn ý đã lập để chỉnh sửa. Tập trung vào một số nội dung sau:

- Các thông tin về nhan đề bài thơ, tên tác giả, đề tài, thể thơ và giá trị của bài thơ.

- Các ý chính thể hiện đặc điểm nội dung và một số đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.

- Những nhận xét, đánh giá về vị trí, ý nghĩa của bài thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Kết nối tri thức ngắn nhất, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên