Soạn bài Quê hương - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Soạn bài Quê hương trang 12, 13, 14 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Chân trời sáng tạo giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.

Soạn bài Quê hương - ngắn nhất Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 12 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

Trả lời:

- Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em: cây đa, giếng nước, sân đình, những cánh đồng lúa chín, con đường phủ đầy rơm rạ vào ngày mùa; thuyền cá về bến, chợ cá nhộn nhịp,…

→ Tất cả những hình ảnh này em luôn nhớ đến, nhất là những khi đi phải xa quê hương.

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Tưởng tượng: Hãy hình dung cảnh được gợi tả trong khổ thơ thứ hai.  

- Đó là một buổi trời trong mát, có gió nhẹ; dân trai tráng trong làng bơi thuyền đi đánh cá với khi thế mạnh mẽ, hào hứng,…

2. Suy luận: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?  

- Khổ thơ cuối nói về nỗi nhớ quê hương của nhân vật trữ tình trong hoàn cảnh xa cách. Khi xa quê, nhân vật “tôi” nhớ về những hình ảnh thân thuộc của quê hương: màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi, con thuyền, vị mặn của biển.

Quảng cáo

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài thơ “Quê hương” khắc họa vẻ đẹp tươi sáng, giàu sức sống của một làng quê miền biển. Qua đó thấy được tình cảm quê hương đằm thắm của tác giả Tế Hanh.

Soạn bài Quê hương | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

Câu 1 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ.

Trả lời:

 

Từ ngữ

Nhận xét

Hình ảnh dân chài

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng.

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Khỏe khoắn, cường tráng, yêu lao động, tâm hồn phơi phới lạc quan,…

Cuộc sống làng chài

Ồn ào trên bến đỗ.

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

Vừa giản dị bình yên, vừa sôi động, tràn trề sức sống, gắn bó với thiên nhiên,…

Quảng cáo

Câu 2 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong các câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

  Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

  Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

Trả lời:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng 

  Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

+ So sánh (cánh buồm – mảnh hồn làng), nhân hóa (rướn thân trắng, thâu góp gió)

→ Hình ảnh cánh buồm căng gió giúp ta hình dung rõ hơn về điều tưởng vô hình là cái hồn, cái chất riêng của làng chài và những con người nơi đây. Gợi vẻ đẹp của người dân làng chài với tình yêu lao động, tâm hồn phóng khoáng, lãng mạn, gắn bó sâu nặng với quê hương.

Quảng cáo

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

  Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

  Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

  Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

+ Miêu tả hình ảnh người lao động vừa chân thực bình bị (làn da ngăm rám nắng), vừa đậm chất lãng mạn (cả thân hình nồng thở vị xa xăm).

+ Nhân hóa (chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm), ẩn dụ chuyển đổi cảm giác (nghe chất muối)

→ Con thuyền hiện lên sống động.

 Câu 3 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

Trả lời:

– Gieo vần chân: sông-hồng; cá-mã; giang-làng,…

– Ngắt nhịp: 3/5 hoặc 3/2/3

=> Ngắt nhịp linh hoạt, tạo tiết tấu cho câu thơ.

Câu 4 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

Trả lời:

Các yếu tố miêu tả

Các yếu tố biểu cảm

+ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng

+ Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã

+ Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang

+ Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

+ Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

+ Những con cá tươi ngon thân bạc trắng

+ Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng

+ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

+ Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

+ Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

+ Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi

+ Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe

+ Nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ

+ Tôi thấy nhớ cái  mùi nồng mặn quá!

 

→ “Quê hương” là bài thơ trữ tình, nhưng phần lớn số câu thơ lại chủ yếu là miêu tả. Yếu tố miêu tả ở đây, dù chiếm một tỉ lệ lớn, vẫn chỉ là phục vụ cho biểu cảm, trữ tình. Mặt khác, ngòi bút miêu tả của tác giả trong bài thơ không khách quan chủ nghĩa, mà trái lại, thấm đẫm cảm xúc chủ quan. Như vậy mới có những so sánh đẹp, bay bổng, đầy lãng mạn, mới có những chỗ sử dụng biện pháp nhân hoá một cách độc đáo, thổi linh hồn vào sự vật, khiến sự vật có một vẻ đẹp, một ý nghĩa, tầm vóc bất ngờ.

Câu 5 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

Trả lời:

- Mạch cảm xúc của bài thơ:

Soạn bài Quê hương | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài; nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa cách quê hương,…

Câu 6 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc…)

Trả lời:

- Bố cục của bài thơ: Gồm 4 phần:

Soạn bài Quê hương | Ngắn nhất Soạn văn 9 Chân trời sáng tạo

- Cách triển khai mạch cảm xúc rất tự nhiên, chân thực: Từ niềm yêu thương, trân trọng vẻ đẹp của thiên nhiên, con người, cuộc sống nơi làng chài → nỗi nhớ nhung da diết khi phải xa cách quê hương, ... Bất chấp khoảng cách thời gian, không gian, nhà thơ vẫn nâng niu, gìn giữ trong kí ức từng hình ảnh, màu sắc, hương vị mang vẻ đẹp riêng của quê nhà...

Câu 7 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề.

Trả lời:

- Chủ đề: Tình yêu quê hương trong xa cách.

- Căn cứ xác định chủ đề: Dựa vào nội dung bài thơ; các từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ: Làng tôi ở, dân chài, con thuyền, cánh buồm, nay xa cách lòng tôi luôn tưởng nhớ,…

Câu 8 (trang 14 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?

Trả lời:

- Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là:

+ Thiên nhiên tươi sáng, trong trẻo, sinh động.

+ Hình ảnh con người khỏe khoắn, cường tráng, yêu lao động, bình dị.

+ Cuộc sống quê hương nơi làng chài vừa giản dị, bình yên vừa sôi động, tràn trề sức sống.

+ Tình yêu quê hương tha thiết của nhà thơ.



Xem thêm các bài Soạn văn lớp 9 Chân trời sáng tạo ngắn nhất, hay khác:

Săn SALE shopee tháng 12:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 9 ngắn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 9 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên