Soạn bài Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài thuyết trình - Chân trời sáng tạo

Với soạn bài Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài thuyết trình trang 33, 34, 35 Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.

Soạn bài Nắm bắt nội dung thuyết trình và quan điểm của người nói; nhận xét, đánh giá, đặt câu hỏi về bài thuyết trình - Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Bước 1: Chuẩn bị nghe

Trước khi nghe một bài thuyết trình, bạn nên:

- Tìm hiểu trong sách, báo, Internet về đề tài của bài thuyết minh.

- Suy nghĩ về những gì bạn đã biết và muốn biết thêm về đề tài của bài thuyết trình.

- Chuẩn bị bút, giấy để ghi chép.

- Tìm vị trí thích hợp để có thể theo dõi và tương tác tốt với người thuyết trình.

Bước 2: Lắng nghe và ghi chép

Trong khi nghe thuyết trình, bạn nên:

- Tập trung lắng nghe nội dung thuyết trình để hiểu quan điểm của người nói.

- Tìm kiếm những dấu hiệu ngôn ngữ để nắm bắt nội dung chính của bài thuyết trình và quan điểm của người nói:

+ Các kiểu câu như: Vấn đề thứ nhất là…; Quan điểm của tôi là…; Tôi nghĩ…; Theo tôi…

+ Những nội dung mà người nói nhấn mạnh, nói chậm hoặc kết hợp với phương tiện phi ngôn ngữ.

Quảng cáo

- Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt, lắng nghe giọng điệu của người thuyết trình để hiểu quan điểm của họ.

- Dùng các từ khóa, cụm từ, sơ đồ dàn ý… để ghi chép thông tin chính của bài thuyết trình.

- Đánh dấu những nội dung chính, thông tin quan trọng, thú vị bằng bút màu, gạch chân, dấu sao…

- Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung thuyết trình và cách thức thuyết trình.

- Ghi những câu hỏi mà bạn muốn trao đổi với người thuyết trình.

Bước 3: Trao đổi, nhận xét, đánh giá

- Dùng kĩ thuật PMI:

+ Nêu và khẳng định những điểm tích cực của bài thuyết trình.

+ Nêu một hoặc hai điểm hạn chế hoặc cần trao đổi thêm bằng giọng điệu mềm mỏng, bằng cách đặt câu hỏi.

+ Khẳng định sự thú vị của bài thuyết trình

- Khi trao đổi, bạn nên:

+ Trước khi nêu câu hỏi: nêu điểm tích cực về nội dung và cách thức thuyết trình, xác nhận lại quan điểm của người nói.

+ Mạnh dạn nêu câu hỏi về những điều chưa rõ.

+ Tôn trọng quan điểm của người nói, tránh công kích cá nhân.

Quảng cáo

Bảng kiểm kĩ năng nghe và trao đổi về bài thuyết trình

Nội dung kiểm tra

Đạt

Chưa đạt

Chuẩn bị nghe

Tìm hiểu thông tin về đề tài thuyết trình







Trong khi nghe

Quan sát gương mặt, thái độ, cử chỉ, ánh mắt, lắng nghe giọng điệu của người thuyết trình



Ghi chép tóm tắt nội dung thuyết trình bằng các từ khóa, cụm từ, sơ đồ dàn ý.



Đánh dấu những thông tin quan trọng



Ghi chú những điểm mới mẻ, thú vị về nội dung và cách thức thuyết trình.



Ghi lại những câu hỏi muốn trao đổi, tranh luận






Sau khi nghe

Sử dụng kĩ thuật PMI để nhân xét, đánh giá những ưu điểm, hạn chế của bài thuyết trình về nội dung, cách thức thuyết trình.



Có thái độ lịch sự, tích cực khi trao đổi (biết chờ đến lượt mình, xác nhận quan điểm của người nói trước khi trao đổi tôn trọng quan điểm người nói.



Trình bày rõ ràng, gãy gọn, mạch lạc vấn đề muốn trao đổi.



Quảng cáo

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên