Top 15 tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu (hay, ngắn nhất) - Chân trời sáng tạo

Với tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn nhất giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm bài Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu lớp 11.

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Ngữ văn lớp 11 Chân trời sáng tạo

Quảng cáo

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Mẫu 1

          Trong văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu, Thiện Sĩ kết duyên với Thị Kính. Sau khi Thị Kính cầm dao xén râu của chồng và bị oan khi bố mẹ chồng đổ tội cho nàng, Thị Kính giả trai lên chùa Vân Tự với pháp hiệu Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu có con với người khác và bị làng bắt phạt. Thị Mầu khai rõ ràng là con của Kính Tâm và đem con của mình bỏ cho Thị Kính nuôi. Kính Tâm ròng rã ba năm, mỗi ngày đi xin sữa để nuôi con của Thị Mầu. Trước khi qua đời, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ và mọi người đã đồng lòng lập đàn giải oan cho nàng.

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Mẫu 2

     Văn bản Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu kể về câu chuyện của Thị Kính và Thị Mầu. Thị Kính bị oan khi cầm dao xén râu của chồng và bị đuổi về nhà bố đẻ. Để tránh bị truy sát, Thị Kính giả trai và vào tu ở chùa Vân Tự với pháp hiệu Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông, mang thai với người ở nhà phú ông nhưng bị làng bắt phạt. Thị Mầu khai rõ ràng là con của Kính Tâm, khiến cho Kính Tâm bị đuổi ra khỏi chùa. Thị Mầu đem con của mình bỏ cho Kính Tâm nuôi. Trải qua ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày để nuôi con của Thị Mầu. Khi sức lực cạn kiệt, Kính Tâm viết thư để lại cho cha mẹ và qua đời. Sau khi biết được sự thật, mọi người lập đàn giải oan cho Kính Tâm và biết được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

Quảng cáo

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Mẫu 3

       Đoạn trích "Thị Kính nuôi con Thị Mầu" phản ánh một cái nhìn chân thực về xã hội đầy oan trái và phê phán thói bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Thị Kính, xuất thân trong gia đình nghèo khó, bị nghi oan cắt râu chồng và quyết định đi tu, đổi tên thành Kính Tâm. Trong khi đó, Thị Mầu đem lòng yêu Kính Tâm nhưng không được đáp lại nên vu oan cho Kính Tâm làm mình có chửa. Kính Tâm, mặc dù bị sư thầy nghi ngờ nhưng vẫn quyết tâm nuôi nấng đứa trẻ và dành tình thương cho con "khác máu". Tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc rằng dù có khó khăn đến đâu chỉ cần ta sống với cái tâm thiện lành thì mọi chuyện sẽ được hóa giải.

Quảng cáo

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Mẫu 4

“Thị Kính nuôi con Thị Mầu” là đoạn trích trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”, tập truyện thơ được coi là có sức ảnh hưởng lớn nhất trong lịch sử nghệ thuật sân khấu Việt Nam. Truyện thể hiện một cái nhìn chân thật về xã hội đầy oan trái, qua cuộc đời đầy bi kịch của nhân vật Thị Kính. Bị nghi oan cắt râu cho chồng và bị gia đình chồng bỏ rơi, Thị Kính quyết định đi tu và đổi tên thành Kính Tâm. Tuy nhiên, cuộc đời của cô vẫn không được êm đềm khi bị vu oan bởi Thị Mầu và mang thai ngoài ý muốn với đầy tớ. Bất chấp lời đàm tiếu và sự nghi ngờ của sư thầy, Kính Tâm nuôi nấng đứa trẻ như con ruột và mong muốn nó lớn lên thành người tốt. Đoạn trích thể hiện tình yêu thương và lòng từ bi của Kính Tâm, cho thấy rằng dù có khó khăn đến đâu thì chỉ cần ta sống với cái tâm thiện lành thì mọi chuyện sẽ được hóa giải. Tác giả muốn gửi gắm thông điệp về giá trị nhân đạo sâu sắc, khuyến khích độc giả cần có sự đồng cảm và thông cảm với những người bị bất công trong xã hội.

Quảng cáo

Tóm tắt Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu - Mẫu 5

        “Thị Kính nuôi con Thị Mầu” là một trong những đoạn trích trong tác phẩm “Quan Âm Thị Kính”. Tác phẩm này phản ánh sự bất công với phụ nữ trong xã hội phong kiến, và điển hình ở nhân vật Thị Kính. Thị Kính là một cô gái xinh đẹp, xuất thân trong gia đình nghèo khó và chỉ biết nhún nhường sống trong nhà chồng Thiện Sỹ - con của phú ông. Vì hiểu nhầm không đáng có mà Thị Kính định quyên sinh, nhưng nghĩ cha mẹ ở nhà không ai chăm sóc, Thị Kính quyết cạo đầu đi tu, giải làm chú tiểu, đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có nàng Thị Mầu lẳng lơ đem lòng mến chú tiểu Kính Tâm nhưng nhận lại được sự thờ ơ nên nàng ta đem lòng sinh ghét. Vì bản tính phóng khoáng quá mức, ngàn ta lỡ có chửa với đầy tớ, vì nỗi bực trong lòng, nàng bèn đổ vỏ cho Kính Tâm. Đường đường là nhà sư trân chính, nhận đứa trẻ nuôi nấng thì chẳng rằng là thú nhận nôi oan ức này, nhưng bỏ rơi một sinh mệnh cũng “chẳng đành”, nên Kính Tâm nhận về nuôi dưỡng mặc cho lời đàm tiếu, dị nghị thì “phúc vẫn là làm phúc”. Quả thật quá đỗi xót thương cho phận người con gái đã bị dồn nén đến đường cùng nhưng vẫn chọn hi sinh vì người khác. Chính tấm lòng từ bi đó đã cảm hóa được người thầy của Kính Tâm. Kinh Tâm hết mực yêu thương con đứa con “khác máu” đó như “giọt máu tình thâm”. Chịu cảnh “mẹ vò nuôi con nhện” nhưng Kính Tâm vẫn cầu mong cho con lớn lên được trưởng thành, cơ đồ sáng lạng. Qua đoạn trích, ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm rằng dù có là ai, có khốn khó đến nhường nào, thì cái tấm lòng từ bi sẽ quật ngã được cảnh ngộ đó.

Xem thêm tóm tắt các tác phẩm Ngữ Văn lớp 11 Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên