Top 30 Trao đổi về một vấn đề trang 70

Tổng hợp trên 30 bài văn Trao đổi về một vấn đề trang 70 hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Trao đổi về một vấn đề trang 70 (hay nhất)

Quảng cáo

Trao đổi về một vấn đề trang 70 - mẫu 1

Đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi mãi ấn tượng về nhân vật dì Bảy, người dì đại diện cho số phận biết bao người phụ nữ nơi hậu phương mòn mỏi chờ chồng, dành cả cuộc đời để hi sinh thầm lặng cho gia đình, cho quê hương, Tổ quốc.

Dì Bảy là một nhân vật đã để lại trong tôi nhiều sự thương mến và cảm phục. Dì lấy chồng khi mới 20 tuổi. Dượng Bảy lại phải đi tập kết và chiến đấu. Vậy là từ ngày cưới, cả hai vợ chồng dì chưa được ở cạnh nhau bao lâu. Họ gặp nhau chỉ qua những cánh thư. 20 năm sau, Dượng Bảy mới có thể nhờ người gửi chiếc nón bài thơ cho dì làm quà và để chứng tỏ tình cảm của mình, để an ủi những ngày chờ mong dài đằng đẵng. Thế nhưng, trước khi chiến tranh kết thúc khoảng mươi ngày, dượng Bảy đã mãi mãi ra đi nơi chiến trường, dì Bảy đã trở thành người phụ nữ góa chồng. Vậy là suốt hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn tủi, biết bao là những nỗi lo lắng, bồn chồn, cuối cùng dì vẫn không đợi được một hạnh phúc trọn vẹn.

Quảng cáo

Mất chồng, dì Bảy vẫn cứ lầm lũi ngồi bên bậc thềm, nhìn ra xa như trông đợi điều gì. Dì Bảy đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân mình vì nghĩa lớn. Tôi biết, không chỉ có dì Bảy, mà còn có rất nhiều người phụ nữ trên dải đất hình chữ S này cũng chung cảnh ngộ như dì. Họ đều đã hi sinh thầm lặng, cao cả cho cuộc kháng chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những thế hệ hôm nay phải biết ơn và làm được điều gì để đền đáp được công ơn đó.

Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ cũng phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, dành cả đời mình để chờ đợi người chồng nơi chiến trận khốc liệt. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ không cần cầm súng, cầm gươm giáo trực tiếp chiến đấu với kẻ thù mà âm thầm, lặng lẽ nơi hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia, vun vén gia đình nhỏ nơi quê nhà yêu dấu.

Tôi tin rằng lớp người trẻ chúng tôi tôi và những thế hệ mai sau sẽ đều ghi nhớ công ơn của các thế hệ trước. Mong rằng chiến tranh sẽ không bao giờ lặp lại, sẽ không còn ai phải chịu cảnh ngộ, phải hi sinh như dì Bảy.

Quảng cáo

Trao đổi về một vấn đề trang 70 - mẫu 2

Như các bạn đã biết chiến tranh đã qua đi những những hậu quả mà chiến tranh để lại thì vẫn còn mãi. Một trong những hậu quả nặng nề mà chiến tranh để lại có là sự cô đơn, bơ vơ, chờ đợi trong mòn mỏi đến vô vọng của những người phụ nữ có chồng đi chiến trận và ở lại vĩnh viễn nơi chiến trường xa xôi kia.

Nhân vật dì Bảy trong bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của nhà văn Huỳnh Như Phương chính là người phụ nữ như thế. Dì Bảy và dượng Bảy lấy nhau được chừng một tháng thì dượng phải ra miền Bắc tập kết. Hạnh phúc ngắn chẳng tày gang thì đôi người đôi ngả. Dì ở nhà mong ngóng chờ đợi tin tức của chồng mình qua những dòng thư ngắn, những lời hỏi thăm, những món quà nhỏ nhờ người quen gửi hộ. Mặc dù đang ở độ tuổi xuân sắc có biết bao người hỏi tới dì, muốn mang đến cho dì một mái ấm hạnh phúc, nhưng dì nhất quyết không chấp nhận, không bao giờ lung lạc. Dì luôn chờ đợi một ngày dượng sẽ chờ về. Ngay cả khi biết rằng dượng đã không còn nữa, dì vẫn không mở lòng, dì vẫn ôm vào lòng hình bóng dượng.

Quảng cáo

Không chỉ có dì Bảy còn rất nhiều người phụ nữ họ phải chịu những nỗi tổn thương sâu sắc về tinh thần, cả đời họ là sự chờ đợi, ngóng chông để rồi thất vọng và cô đơn cứ bấu víu lấy mình. Họ hi sinh tuổi thanh xuân, hạnh phúc cá nhân của mình để góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ chính là những người anh hùng thầm lặng, không cần cầm súng, cầm gươm, giáo chiến đấu với kẻ thù. Họ âm thầm, lặng lẽ là hậu phương vững chắc, là điểm tựa tinh thần cho những chiến sĩ ngoài chiến trường xa xôi kia. 

Một lần nữa, xin hãy biết ơn những người mẹ, người vợ Việt Nam anh hùng. Họ đã dành cả tuổi xuân ngắn ngủi, ít ỏi của mình để đổi lấy bình yên, độc lập cho cả dân tộc Việt Nam ta. Trên đây là bài trình bày của tôi cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe rất mong sẽ nhận được những góp ý và nhận xét để bài làm nhóm mình hoàn thiện hơn.

Trao đổi về một vấn đề trang 70 - mẫu 3

Xin chào cô và các bạn, em tên là …. Trong bài thực hành nói và nghe: Trao đổi về một vấn đề ngày hôm nay, em xin được trình bày ý kiến của mình về: Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam trong thời kì chống Mỹ cứu nước qua tản văn "Người ngồi đợi trước hiên nhà" của tác giả Huỳnh Như Phương.

Thưa cô và các bạn, đào sâu vào nỗi đau hậu chiến, nhà văn Huỳnh Như Phương đã đem đến cho chúng ta biết bao rung cảm về nhân vật dì Bảy. Tác phẩm là câu chuyện về cuộc đời nhân vật dì Bảy từ lúc lấy chồng cho tới khi đã ở tuổi 80. Số phận dì Bảy được quan sát thông qua điểm nhìn của nhân vật "tôi". Dì Bảy và dượng hạnh phúc chưa được bao lâu thì dượng Bảy phải ra Bắc tập kết. Kể từ đó, dì và dượng sống trong cảnh li tán khi mỗi người một nơi. Trong thời gian dượng chiến đấu, dì luôn chờ đợi chồng trở về. Kết cục, dượng bỏ mạng tại chiến trường còn dì sống đơn côi lẻ bóng đến lúc già.

Những người phụ nữ như dì Bảy thật đáng để chúng ta khâm phục, cảm thương. Dì hiện lên với đức tính tốt đẹp cùng tấm lòng thủy chung, son sắt. Kể từ ngày dượng Bảy đi chiến đấu, dì vẫn luôn chờ đợi, cầu nguyện cho dượng được bình an trở về. Dù có nhiều người ngỏ ý nhưng dì vẫn kiên quyết chờ ngày đoàn tụ với dượng. Đặc biệt, dì luôn giữ thói quen ngồi trước hiên nhà và nhìn ra con ngõ đợi chồng. Kể từ ngày dượng mất, dì không đi thêm bước nữa mà sống một cuộc đời cô quạnh trong căn nhà. Dì vẫn giữ thói quen ngồi trước hiên, khắc khoải trong nỗi niềm xưa cũ cùng những nỗi đau âm ỉ, không thể xóa nhòa.

Từ hình ảnh dì Bảy, chúng ta có thể liên hệ đến những người phụ nữ trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Biết bao người vợ, người mẹ Việt Nam anh hùng đã chấp nhận hi sinh hạnh phúc riêng vì độc lập, tự do của Tổ Quốc. Biết được ra chiến trường thì người thân sẽ đổ máu, sẽ bỏ mạng nhưng họ vẫn sẵn sàng tiễn chồng, tiễn con ra ngoài tiền tuyến. Để rồi mai này đây, khi hòa bình lập lại, rất nhiều những người phụ nữ như dì Bảy phải sống đơn côi, một mình, đứng trước di ảnh người chồng, người con đã mãi lìa xa cõi đời. Thấu hiểu được điều đó, chúng ta càng cần phải biết ơn, trân trọng họ nhiều hơn. Họ chính là người góp phần làm nên độc lập, tự do ngày hôm nay.

Bài trình bày của em đến đây là kết thúc. Em cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe!

c

Trao đổi về một vấn đề trang 70 - mẫu 4

Đọc tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi đã bị mê hoặc bởi nhân vật dì Bảy, người mà tôi coi là biểu tượng của số phận của hàng ngàn phụ nữ ở quê hương, họ chờ đợi và hy sinh vì gia đình và Tổ quốc. Dì Bảy đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc yêu mến và ngưỡng mộ. Cô đã kết hôn khi mới 20 tuổi và sau đó chồng cô đã phải đi tập kết và tham gia chiến đấu. Vì vậy, kể từ ngày cưới, họ chỉ có thể gặp nhau qua những lá thư. Mất 20 năm, cuối cùng Dượng Bảy đã có cơ hội gửi cho dì một chiếc nón bài thơ để thể hiện tình yêu của anh ta và để an ủi những ngày chờ đợi dài đằng đẵng. Tuy nhiên, trước khi chiến tranh kết thúc trong khoảng mười ngày, Dượng Bảy đã mãi mãi ra đi và Dì Bảy trở thành người góa chồng. Sau hơn 20 năm chờ đợi, biết bao thương nhớ, biết bao buồn vui, biết bao những nỗi lo lắng và sự hồi hộp, cuối cùng dì vẫn không tìm được hạnh phúc đầy đủ. Dì Bảy vẫn ngồi lặng lẽ bên bậc thềm, nhìn xa xa như đang chờ đợi điều gì đó. Cô đã hy sinh hạnh phúc cá nhân để đảm bảo tình nghĩa lớn hơn. Tôi hiểu rằng không chỉ riêng dì Bảy, mà còn có rất nhiều phụ nữ trên khắp đất nước đã chia sẻ số phận giống như dì. Họ đều đã hy sinh một cách im lặng và cao cả trong cuộc chiến, để đất nước được thống nhất và phát triển. Chúng ta, những người đương thời, phải biết trân trọng và làm gì đó để đền đáp công việc đó. Không chỉ riêng dì Bảy, còn rất nhiều phụ nữ khác đã phải chịu đựng những tổn thương tinh thần sâu sắc, dành cả cuộc đời để chờ đợi người chồng trong những trận chiến khốc liệt. Họ đã hy sinh tuổi trẻ và hạnh phúc cá nhân để đóng góp vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Họ không cần sử dụng vũ khí trực tiếp chống lại kẻ thù, mà thay vào đó, họ âm thầm và im lặng ở hậu phương, trở thành điểm tựa tinh thần cho những người lính chiến đấu xa xôi, và xây dựng tổ ấm nhỏ yêu quý tại quê hương.Tôi tin rằng cả thế hệ trẻ hiện tại và những thế hệ tương lai sẽ vẫn ghi nhớ và trân trọng công lao của các thế hệ đi trước. Hy vọng rằng không có cuộc chiến nào sẽ diễn ra lại và không ai sẽ phải trải qua những khó khăn và hy sinh giống như dì Bảy.

Trao đổi về một vấn đề trang 70 - mẫu 5

Như chúng ta đã biết, người phụ nữ Việt Nam từ xưa đã được biết đến là người giàu đức hi sinh, thủy chung, nghĩa tình, đặc biệt là trong thời kì kháng chiến chống Mỹ, đức tính này của người phụ nữ lại được thể hiện rõ. Ta có thể thấy rõ đều này qua tản văn “Người ngồi đợi trước hiên nhà”.

Người phụ nữ Việt Nam hiện nên là một người với tấm lòng thủy chung, son sắt, nghĩa tình được hội tụ trong nhân vật dì Bảy trong truyện. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Không chỉ vậy, dù hoàn cảnh bất hạnh nhưng người phụ nữ vẫn thể hiện đức tính giàu đức hy sinh của mình. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Dì dành cả thanh xuân để chờ đợi và cả cuộc đời cô độc để sống trong tình yêu đã sớm chết của mình.

Người phụ nữ Việt Nam chính là đẹp như vậy, họ thủy chung son sắt và giàu đức hy sinh như vậy. Nó khiến người đọc không khỏi xót xa, nể phục và kính trọng họ. Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe.

Trao đổi về một vấn đề trang 70 - mẫu 6

Xin chào tất cả các bạn. Các bạn thân mến!

Giàu nghị lực, trung hậu, đảm đang - đó là những phẩm chất đáng khâm phục của những người mẹ, người vợ các thương binh, liệt sĩ. Trong chiến tranh, họ tiễn chồng, con lên đường đánh giặc, trở thành chỗ dựa tinh thần, hậu phương vững chắc cho người ở tiền tuyến. Nhân vật dì Bảy ở bài tản văn Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương là tiêu biểu cho sự hi sinh thầm lặng, cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc.

Dì Bảy tên thật là Lê Thị Thỏa, một người phụ nữ quê ở Quảng Ngãi, đã chờ đợi chồng suốt cả cuộc chiến tranh. Chồng hi sinh trong chiến đấu, dì thầm lặng sống một mình cho đến già. Ngày ấy, dượng Bảy – chồng của dì cùng nhiều người con đất Quảng lên đường ra bắc tập kết. Ra miền Bắc rồi lại vào miền Nam chiến đấu, dượng Bảy vẫn liên lạc với gia đình. Điều không may nhất đã xảy ra, dượng ngã xuống trong trận đánh ở Xuân Lộc, trên đường tiến vào Sài Gòn. Ngày hòa bình, dì đã qua tuổi 40. Vẫn có người đàn ông để ý đến dì nhưng lòng dì không còn rung động nữa. Thấm thoát trôi đi, dì Bảy năm nay tròn 80 tuổi, đang ngồi một mình đợi Tết ở ngôi nhà gần cầu Vĩnh Phú, thuộc thị trấn Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi. Nguyện cầu hồn thiêng những người đã ngã xuống độ trì cho dì bình an, trường thọ.

Kể câu chuyện của dì mình, lời người kể luôn nhỏ nhẹ như thì thầm với người đọc. Cách kể ấy vừa thể hiện được tình cảm, thái độ quý trọng, kính cẩn thiêng liêng của người cháu; vừa tái hiện sự hi sinh thầm lặng, sự chịu đựng âm thầm, bền bỉ, dẻo dai, lặng lẽ, “biết hi sinh nên chẳng nhiều lời” của những người phụ nữ Việt Nam.

Dì Bảy trong bài tản văn giống hình tượng hòn Vọng Phu vì ở dì là sự hi sinh, chờ đợi, thương yêu người chồng nơi chiến trận của mình. Dù biết chồng đã hi sinh, dì vẫn ôm ấp lấy quá khứ ấy. Ở dì là sự hi sinh cao cả thầm lặng, đại diện của những người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh.

Trong lịch sử nước ta, hàng triệu người đã cầm gươm, cầm súng ra trận để giữ vững nền độc lập. Đằng sau họ là những bà mẹ, người vợ, người chị em đã lặng lẽ hi sinh, tiếp sức mạnh cho cả dân tộc. Đó là mẹ Suốt, mẹ Tơm, mẹ Thứ, những bà bủ, bà bầm, bà má Hậu Giang,…

Những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong chiến tranh càng được tôn vinh, gìn giữ, trao truyền và phát huy trong thời kì đất nước đổi mới. Dù trên cương vị nào người phụ nữ Việt Nam vẫn giàu đức hi sinh, trong chiến tranh họ cống hiến trọn vẹn tuổi thanh xuân cho đất nước để Tổ quốc nở hoa độc lập, trong hòa bình họ thầm lặng chăm lo cho hạnh phúc gia đình, nỗ lực đóng góp cho sự phát triển của xã hội.

Đâu đó, hằng ngày ta vẫn còn nghe, được thấy những lời nói chưa hay, việc làm chưa đúng, ứng xử chưa phải của các cô gái trẻ, các bà mẹ già…Nhưng sâu thẳm trong tâm hồn mỗi người phụ nữ luôn giàu lòng trắc ẩn và đức hi sinh. Bản chất, phẩm giá của người phụ nữ Việt Nam tự bao đời nay vẫn luôn hàm chứa những giá trị cao đẹp, nhân văn và cao cả. Sự hi sinh của “một nửa đất nước” vẫn luôn tồn tại, giá trị con người không bị đảo lộn; truyền thống cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam vẫn luôn được phát huy dù trong bất kì điều kiện, hoàn cảnh nào.

Mỗi lần đọc Người ngồi đợi trước hiên nhà của Huỳnh Như Phương, tôi không khỏi ngậm ngùi thương cảm đan xen niềm cảm phục vô bờ. Cảm phục, biết ơn người chiến sĩ đã hi sinh máu xương của mình cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc. Cảm thương cho những người vợ, người mẹ liệt sĩ sống trong cô đơn, buồn nhớ suốt phần đời còn lại. Được hưởng hòa bình từ bao mất mát hi sinh của các thế hệ cha anh, mỗi chúng ta hôm nay phải có những hành động thiết thực, hiệu quả trong việc đền ơn đáp nghĩa gia đình liệt sĩ; biết quan tâm, yêu thương, sẻ chia với người ở lại để an lòng người từ thế giới bên kia.

Cảm ơn các bạn đã chú ý lắng nghe phần trình bày của tôi.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên