Top 30 Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (hay nhất)

Tổng hợp trên 30 bài tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (hay nhất)

Quảng cáo

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên (mẫu khác)

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: cây mắc cỡ

Quảng cáo

- Hiện tượng cây “mắc cỡ” cụp lá khi chạm vào:

+ Các tên gọi: cây trinh nữ, cây xấy hổ

+ Giải thích hiện tượng: do tác dụng phình ép của lá. Khi bạn vừa chạm tay vào cây, chúng sẽ bị kích thích, lượng nước trong tế bào ở phần dưới phiến là lập tức chảy tràn lên trên và hai bên. Khi một lá khép lại tác động lan truyền sinh ra điện và lập tức nó dẫn đến các lá khác.

+ Tác dụng chữa bệnh của cây:

• Cành và lá cây: thanh can hỏa, an thần, tiêu tích, giải độc, thường dùng trong các bài thuốc dưỡng tâm, an thần, giải độc cho cơ thể.

• Rễ cây: chỉ khái, hóa đàm, hoạt lạc, hòa vị, tiêu tích, xương khớp.

Dàn ý Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên

1. Mở đầu

Nêu tên hiện tượng tự nhiên.

Giới thiệu khái quát về hiện tượng tự nhiên.

Quảng cáo

2. Nội dung chính

Khái niệm của hiện tượng tự nhiên.

Nguyên nhân, cơ chế hình thành hiện tượng tự nhiên.

Lợi ích hoặc tác hại của hiện tượng tự nhiên.

Liên hệ mở rộng về các vấn đề liên quan đến hiện tượng tự nhiên.

3. Kết thúc

Trình bày sự việc cuối/kết quả của hiện tượng tự nhiên hoặc tóm tắt nội dung đã giải thích.

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: hiện tượng núi lửa

- Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài.

- Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm 7 bộ phận.

Quảng cáo

- Phân loại núi lửa:

+ Dựa theo hình dáng: núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên

+ Dựa theo dạng thức hoạt động: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.

- Hoạt động của núi lửa: Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên, những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi thì gây ra hiện tượng núi lửa phun trào.

- Tác hại của hiện tượng: mỏ khoáng sản phong phú, năng lượng địa nhiệt, đất đai tơi xốp, màu mỡ.

- Lợi ích của hiện tượng: làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm.

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Sao băng

- Khá niệm sao băng: là sự bốc cháy của các thiên thạch hay vẩn thạch khi bay vào bầu khí quyển của Trái Đất với vận tốc lớn (100.000km/h).

- Nguyên do xuất hiện: các phân tử không khí trên đường đi của thiên thạch bị nung nóng bởi sóng xung kích, hoặc bị nén quá mạnh đến mức khiến nhiệt độ của sóng xung kích tăng lên đến hàng ngàn độ và làm cho các thành phần vật chất của thiên thạch bị nung đến nóng sáng.

- Sao chổi là nguyên nhân khiến mưa sao băng xuất hiện.

- 6 cơn mưa sao băng nổi tiếng.

- Thời gian diễn ra cực điểm của các trận mưa sao băng là thay đổi hàng năm. Khi gần đến ngày diễn ra mưa sao băng, chúng ta mới biết chính xác được thời điểm đó.

- Cách xem sao băng: Những nơi nằm ở càng gần vùng xích đạo thì càng dễ quan sát được những trận mưa sao băng.

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Nước biển dâng

- Hiện tượng nước biển dâng: do tác động của biến đổi khí hậu.

- Nguyên nhân:

+ Sự nở vì nhiệt: Khi nước nóng lên, nó nở ra.

+ Sông băng tan chảy: Sông băng trên núi tự nhiên thường sẽ tan chảy một chút vào mùa hè.

+ Mất các tảng băng ở Greenland và Nam Cực: nhiệt độ tăng khiến các tảng băng khổng lồ bao phủ Greenland và Nam Cực tan chảy nhanh chóng hơn.

- Hậu quả:

+ Xói mòn, lũ lụt, đất nông nghiệp bị nhiễm mặn, mất môi trường sống cho cá, chim và thực vật.

+ Hình thành nhiều cơn bão nguy hiểm hơn.

+ Ảnh hưởng tới cuộc sống con người.

+ Đe dọa các dịch vụ như truy cập Internet.

- Cách ứng phó:

+ Xây dựng tường chắn sóng.

+ Sửa chữa lại các con đường

+ Trồng rừng ngập mặn hoặc các thảm thực vật khác để hút nước.

+ Xây dựng các rào chắn, hệ thống thoát nước

+ Tái định cư, xây dựng đất đai cho người dân

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Núi lửa

- Núi lửa là ngọn núi có miệng ở đỉnh, các chất khoáng được nóng chảy với nhiệt độ và áp suất cao bị phun ra ngoài.

- Một ngọn núi lửa hoàn chỉnh sẽ có cấu tạo gồm 7 bộ phận.

- Phân loại núi lửa:

+ Dựa theo hình dáng: núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên

+ Dựa theo dạng thức hoạt động: núi lửa thức, núi lửa ngủ và núi lửa chết.

- Hoạt động của núi lửa: Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên, những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi thì gây ra hiện tượng núi lửa phun trào.

- Tác hại của hiện tượng: mỏ khoáng sản phong phú, năng lượng địa nhiệt, đất đai tơi xốp, màu mỡ.

- Lợi ích của hiện tượng: làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm.

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Núi lửa

- Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò magma ở dưới bề mặt.

- Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn.

- Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào.

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Núi lửa

+ Núi lửa là gì?

→ Núi lửa là một vết đứt gãy trên lớp vỏ của một hành tinh, như là Trái Đất cho phép dung nham, tro núi lửa, và khí thoát ra từ một lò mắc ma ở dưới bề mặt.

+ Có những loại núi lửa nào?

→ Dựa vào hình dáng, có 2 loại: núi lửa hình chóp và núi lửa hình khiên.

Dựa vào dạng thức hoạt động, có 3 loại: núi lửa thức, núi lửa ngủ, núi lửa chết.

+ Vì sao có hiện tượng núi lửa phun trào?

→ Đá nóng chảy liên tục được đẩy lên phía trên và kết quả là những ngọn núi liên tục tăng về độ cao. Khi áp lực của các dòng chảy mắc ma phun trào lên trên qua miệng núi thì gây ra hiện tượng núi lửa phun trào.

+ Núi lửa phun trào mang lại những lợi ích và tác hại gì?

→ Lợi ích: mỏ khoáng sản phong phú, năng lượng địa nhiệt, đất đai tơi xốp, màu mỡ.

Tác hại: Gây cháy rừng, làm biến đổi môi trường sinh thái, suy giảm tài nguyên sinh học của vùng bị ảnh hưởng, tăng tính nhạy cảm của những thiên tai nguy hiểm như: lũ lụt, lở đất, sói mòn…

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Nguyệt thực

Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi ánh sáng mặt trời trực tiếp bị bóng của Trái Đất che khuất hoàn toàn. Ánh sáng duy nhất nhìn thấy được là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Ánh sáng này có màu đỏ vì cùng lý do hoàng hôn có màu đỏ, do sự tán xạ Rayleigh của các tia sáng màu có bước sóng ngắn hơn. Bởi vì màu đỏ của nó, nguyệt thực toàn phần đôi khi được gọi là mặt trăng máu.

Không giống như nhật thực, mà chỉ có thể được nhìn thấy từ một khu vực nào đó tương đối nhỏ trên thế giới, nguyệt thực có thể được nhìn từ bất cứ nơi nào ở nửa tối của Trái Đất. Nguyệt thực kéo dài trong vài giờ, trong khi nhật thực toàn phần chỉ kéo dài trong vài phút tại bất kỳ vị trí nào do kích thước nhỏ hơn của bóng của Mặt trăng. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát một cách an toàn bằng mắt thường vì hình ảnh nguyệt thực mờ hơn so với hình ảnh mặt trăng đầy đủ.

Nguyệt thực gồm có 3 loại chính. Đó là: nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng sẽ có màu đỏ đồng hoặc màu cam sẫm; Nguyệt thực một phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng nằm trên đường gần thẳng. Lúc này ánh trăng sẽ bị mờ đi và Mặt Trăng bị khuyết đi một phần. Có thể nhìn thấy bóng của Trái Đất màu đen (hoặc màu đỏ sẫm) đang che khuất Mặt Trăng. Trong quá trình nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần có thể xuất hiện trước và sau khi nguyệt thực toàn phần.; Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất. Lúc này ánh trăng sẽ mờ và Mặt Trăng sẽ mờ và tối đi.

Tóm tắt nội dung thuyết minh giải thích một hiện tượng tự nhiên: Mưa

Mưa là những giọt nước xinh đẹp mà bầu trời ban tặng cho con người. Có thể chúng chỉ là những hạt nước nhỏ bé, nhưng khi nhiều hạt như thê tập hợp lại thì chúng tạo ra một sức mạnh ghê gớm. Mưa là một hiện tượng thời tiết có ích, nhưng nó cũng có thể tạo ra những cơn lũ lụt giết chết nhiều sinh mạng và tàn phá hơn bất kì một thiên tai nào khác. Đó chính là sức mạnh đáng sợ của những cơn mưa.

Châu Âu vào đầu những năm 1985 bị ảnh hưởng bởi những cơn mưa như trút nước. Phần lớn người dân Hà Lan bị ngập trong nước và họ phải chống chọi cật lực để bảo vệ nhà cửa và tài sản của họ, một cuộc chiến mà con người luôn phải đối mặt từ xưa đến nay. Cách đây không lâu, dòng sông Mi-xi-xi-pi vỡ bờ dẫn đến một trận lụt tồi tệ nhất nước Mĩ trong vòng 66 năm qua. Những trận lũ lụt như thế sẽ làm thiệt hại rất lớn, nhất là khi con người không được cảnh báo.

Một trận lũ bất ngờ đã xảy ra tại một hẻm núi ở bang Cô-lô-ra-đô vào ngày 31-7-1976, khi mà mọi người đang tập trung ở đó nghỉ ngơi nhân dịp 100 năm ngày thành lập bang này. Khi đó dự báo cho biết sẽ có mưa vào buổi chiều, nhưng hầu như không ai chuẩn bị gì để đối phó với tin thời tiết xấu này. Hơn 3000 người rải rác dọc các hẻm núi, họ vui chơi và ca hát một cách vô tư. Vào lúc chiều tôi, một cơn bão xuất hiện, trút xuồng hẻm núi một lượng nước cao hơn 250mm so với mức trung bình. Nước nhanh chóng dâng lên, tạo nên những dòng thác lũ. Chỉ trong 5 phút, những căn lều, những quán cà phê, những ngôi nhà bị cuốn theo dòng nước đang cuồn cuộn gào thét, va vào cây cối rồi vỡ tung thành những mảnh vụn. Khi trời sáng, những chiếc trực thăng vẫn tiếp tục tìm kiếm những người mất tích hay bị kẹt trên các hẻm núi. Hơn 145 người chết, hơn 400 ngôi nhà bị phá hủy, 300 ngôi nhà bị hỏng nặng. 13 ô tô bị chìm sâu dưới đáy sông, mức thiệt hại lên đến 35,5 triệu đô la.

Lũ lụt vẫn tiếp tục hoành hành ở khắp nơi trên đất Mĩ. Năm 1997, ỏ' Têch-dát, một cơn lũ đã cuốn trôi một trường Tiểu học khiến cho 10 em bị chết đuối dù những đội cứu hộ đã hết sức cố gắng.

Sức mạnh của nước nằm ở trọng lượng của nó. Chỉ cần dòng lũ cao 60cm là có thể cuốn trôi một chiếc ô tô dễ dàng. Hơn 60% số người chết trong những trận lũ là do họ mắc kẹt trong xe và bị lũ cuốn đi.

Mưa không chỉ đem lại cho con người tai họa mà nó cũng là yếu tố mang lại sự sống trên trái đất. Không có mưa, trái đất sẽ trở thành sa mạc. Câu chuyện của mưa bắt đầu từ mặt đất, từ những đại dương. Chúng ta biết rằng nước chiếm % bề mặt diện tích của trái đất và dưới ánh nắng mặt trời, nước bốc hơi bay lên cao. Những cơn sóng bắn những hạt nước nhỏ vào không khí góp phần tạo ra hơi nước nhiều hơn. Hơi nước khi lên cao gặp lạnh tạo thành những mảng mây và ngưng tụ thành hạt rồi rơi xuống mặt đất. Nếu chúng ta tập hợp những giọt nước từ một cơn mưa thì một đám mây bình thường cũng có thể nặng khoảng 500 tấn. Trong mỗi đám mây là những hạt nước nhỏ, hàng triệu giọt li ti đó mới tạo thành một giọt nước mưa.

Đo kích thước của một giọt nước mưa từng là một thách thức đối với các nhà khí tượng học khi nghiên cứu về mưa cho đến khi họ tìm ra một phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả. Họ sàng phấn hoa vào một cái khay, để nó dưới mưa trong vài giây và sau đó làm khô trong 20 phút với nhiệt độ 177 độ c. Cuối cùng họ sàng lọc một lần nữa để thu lây những hạt mưa hoàn hảo. Những hạt mưa đạt 0,5mm mới được công nhận là mưa còn nếu nhỏ hơn thì được xem là mưa phùn. Mưa phùn có xu hướng hình thành từ những đám mây mỏng. Những hạt mưa lớn thường hình thành trong vùng nhiệt đới khi mà những đám mây ở độ cao nhất và nơi có thể những cơn bão mạnh nhất trên trái đất. Hệ thống rừng nhiệt đới phụ thuộc vào những cơn mưa. Có những vùng mưa suốt 365 ngày trong một năm, nhưng cũng có những nơi không bao giờ mưa hàng trăm năm.

Tuy mưa nhiều, nhưng lũ lụt thì lại rất hiếm khi xảy ra vì mặt đất và những cánh rừng nhiệt đới tựa như những miếng xốp hút nước nhanh chóng. Mưa chỉ là một trạng thái tạm thời của nước. Những hạt mưa thâm qua đất rồi tạo thành những dòng suối đổ ra các đại dương, những giọt nước bốc hơi để bắt đầu một cuộc đời mới.

Mưa có ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, mưa không phân biệt văn hóa, tôn giáo và xã hội. Nó có sức mạnh khủng khiếp, nó có thể tạo ra sự sống nhưng cũng chính là kẻ hủy diệt. Mưa là món quà tuyệt vời nhất nhưng cũng là mối nguy hiểm lớn nhất mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB ĐH Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên