Top 30 Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)

Tổng hợp trên 30 bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại)

Quảng cáo

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Bánh chưng

Kính chào thầy cô và các bạn. Tôi tên là............học sinh.........trường.........

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh”

Đó là đôi câu đối thân quen khi nói về những nét đặc trưng nhất trong ngày Tết nguyên đán của người Việt từ bao đời nay. Trong đó, chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến. Bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là mang rất nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc ngày tết. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của những món bánh này bạn nhé!

Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: “Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Quảng cáo

Lang Liêu – người con trai thứ sáu của vua Hùng bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: “Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ bảy. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người: nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Quảng cáo

Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày, trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Quảng cáo

Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Trên đây là bài trình bày của tôi về một sản phẩm văn hóa đặc chưng của đất nước, cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ phía thầy/cô và các bạn.

Dàn ý trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Mở đầu: Giới thiệu tên sản phẩm văn hóa truyền thống và nêu khái quát ý kiến của em về sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại.

- Triển khai:

+ Nêu ngắn gọn một số thông tin cơ bản về sản phẩm văn hóa truyền thống: nơi ra đời của sản phẩm, vị trí của sản phẩm, ý nghĩa của sản phẩm,…

+ Trình bày ý kiến nhận xét, đánh giá về sản phẩm văn hóa truyền thống (của quê hương, đất nước). Tùy theo đề tài và thời gian, có thể chọn trình bày ý kiến về một vài khía cạnh: hiện trạng, giá trị, hướng bảo tồn, phát triển,… sản phẩm văn hóa đó trong cuộc sống hiện tại. Chú ý đưa ra các lí lẽ, bằng chứng làm cơ sở cho ý kiến của em.

+ Sử dụng ngôn ngữ cơ thể (cử chỉ, điệu bộ, nét mặt,…) và điều chỉnh ngữ điệu nói cho phù hợp.

Kết luận: Khẳng định ý nghĩa của sản phẩm văn hóa truyền thống đối với cuộc sống hiện tại.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (các mẫu khác)

Tham khảo các bài viết Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội (một sản phẩm văn hóa truyền thống trong cuộc sống hiện tại) hay khác:

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Những giá trị văn hóa truyền thống

Sự đa dạng về văn hóa ngày nay do sự phát triển của xã hội. Ở Việt Nam, nhiều nền văn hóa được du nhập, đan xen và pha trộn lẫn nhau: văn hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Do đó, đặc biệt là thế hệ trẻ ngày nay đã có nhiều sự lựa chọn, lối sống và cách nhận thức khác nhau về văn hóa truyền thống.

Như đã trình bày ở trên, văn hóa truyền thống bao gồm tư tưởng tình cảm, phong tục, tập quán, lối sống và cách ứng xử… được hình thành trong những điều kiện thời gian nhất định, được bảo tồn qua năm tháng trong đời sống vật chất và tinh thần của các cộng đồng xã hội khác nhau, được hình thành từ lâu đời và có thể chuyển giao từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Trong xã hội hiện đại, văn hóa truyền thống tốt đẹp đã được lưu giữ, truyền đạt cho thế hệ con cháu sau này. Mặc dù được tiếp cận với nhiều nền văn hóa hiện đại từ các nước trên thế giới nhưng đại bộ phận giới trẻ Việt Nam vẫn luôn giữ trong mình bản sắc dân tộc. Đó là những ngày lễ kỷ niệm lớn như: Quốc Khánh 2/9, Giỗ tổ Hùng Vương 10/3, Ngày giải phóng dân tộc 30/4… trở thành những ngày đại lễ để người dân Việt Nam tưởng nhớ đến các vị anh hùng vĩ đại của dân tộc. Đó là những viện bảo tàng, di tích lịch sử… được lưu giữ vẹn nguyên để con cháu biết được những quá khứ hào hùng của ông cha ta. Đó là những nét đẹp truyền thống, những văn hóa phi vật chất mang đậm bản sắc dân tộc được người dân các vùng miền coi là ” đặc sản”. Có thể thấy, dù sống trong xã hội phát triển nhưng những văn hóa truyền thống không hề bị mai một mà nhân dân chúng ta coi là những giá trị tinh thần cốt lõi hướng về cội nguồn, để ” uống nước nhớ nguồn”/ ” ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Từ những lối sống, cách cư xử lễ phép “kính trên nhường dưới”, văn minh, lịch sử đã được ông bà uốn nắm từ khi còn rất nhỏ đã hình thành lối sống tốt đẹp biết ơn về nguồn cội. Đó là những truyền thống quý báu được lưu giữ thể hiện nét đẹp tinh thần của dân tộc Việt Nam. Bởi lẽ hơn tất cả, dân tộc Việt Nam ta luôn phải gìn giữ bản sắc dân tộc bởi đó là cốt lõi của mỗi con người. Xã hội càng hiện đại, chúng ta cần phải coi trọng việc giữ gìn những truyền thống tốt đẹp. Nó đóng vai trò quan trọng hình thành nên giá trị của một con người. Một đất nước phát triển bền vững là một đất nước biết dung hòa và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống cốt lõi từ xa xưa, bản chất tạo nên giá trị bền vững.

Hơn tất cả, mọi người dân Việt Nam chúng ta hãy chung tay cùng nhau gìn giữ những thành quả tinh thần và vật chất mà cha ông ta để lại. Những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp là kho báu quý giá của nhân dân Việt Nam nói chung cần được lưu truyền, gìn giữ và phát triển trở thành bản sắc văn hóa dân tộc mà chỉ có Việt Nam mới có.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Bản sắc văn hóa dân tộc

Bản sắc văn hóa dân tộc là giá trị cốt lõi nhất của nền văn hóa, thể hiện tâm hồn, cốt cách, tình cảm, lý trí, sức mạnh của dân tộc, tạo nên chất keo kết nối các cộng đồng người gắn bó, đoàn kết với nhau để cùng tồn tại và phát triển. Những giá trị của bản sắc văn hóa dân tộc là một trong những động lực to lớn đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của quốc gia dân tộc.

Bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam được hình thành, phát triển gắn liền với lịch sử dựng nước, giữ nước và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Bản sắc văn hóa dân tộc là tổng hòa những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn, tâm lý… của một dân tộc, được thường xuyên hun đúc, bổ sung và lan tỏa trong lịch sử dân tộc, trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, tạo nên sức mạnh gắn kết cộng đồng và để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực còn có mặt tiêu cực của nó đó là nguy cơ xói mòn, phai nhạt và biến dạng hệ thống giá trị trong bản sắc văn hóa dân tộc, sự ru nhập của lối sống tư sản, suy giảm thuần phong mĩ tục, sự chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Thanh niên là lực lượng xung kích, sáng tạo có vai trò quan trọng to lớn trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, họ là lực lượng trực tiếp tham gia bảo vệ, giữ gìn, bổ sung, phát triển và quảng bá những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc thông qua việc thực hiện nội dung, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để phát huy vai trò của thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay chúng ta phải thực hiện có hiệu quả một số nội dung, biện pháp cơ bản sau:

Những giá trị tinh hoa văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc được xây dựng và ghi nhận bởi những chiến công hi sinh thầm lặng của biết bao thế hệ người dân Việt Nam. Nó là kết tinh những gì là tinh túy nhất của dân tộc để rồi chính những giá trị đó lại lung linh tỏa sáng, soi sáng con đường chúng ta đi. Không chỉ bây giờ mà mãi mãi về sau những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc sẽ là hành trang, động lực để cho thanh niên Việt Nam chúng ta tiến vào kỷ nguyên mới tô thắm nên truyền thống ngàn năm văn hiến của dân tộc.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: các nghề thủ công truyền thống

Các nghề thủ công truyền thống là một thành tố cơ bản của văn hóa dân gian nên cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển các giá trị văn hóa nơi cộng đồng làng xã. Sản phẩm thủ công không chỉ thể hiện sự khéo léo ở kỹ thuật mà còn có yếu tố nghệ thuật. Chính điều này làm nên chất nghệ sĩ của người thợ thủ công và tính văn hóa cao của các nghề thủ công.

Tính văn hóa đó trước hết thể hiện ngay chính trong tổ chức xóm nghề, giữa các thợ thủ công với nhau và với nghề. Tính tổ chức đó cao hơn hẳn so với nghề nông. Từ sự phân công tự giác và rạch ròi giữa thợ cái/ thợ cả với thợ phụ ngay trong một lò/ xưởng đến việc liên kết giữa các nhóm thợ chuyên các sản phẩm khác nhau, tạo nên một thiết chế xã hội nghề nghiệp tương tự như các thiết chế xã hội khác. Trong thiết chế xã hội này, giữa các thành viên có chất kết dính hết sức mạnh mẽ là lòng yêu nghề và sự tri ân các thế hệ đã có công tạo dựng và phát triển các nghề thủ công mà biểu hiện rõ nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề. Mỗi dịp cúng tổ là một lần củng cố thiết chế xã hội của các người thợ, giúp họ có điều kiện trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối việc làm ăn và thêm gắn bó với nhau. Trong hầu hết các đình thần của mỗi xóm ấp ở Nam bộ đều có bàn thờ Tiên sư, chính là đối tượng tôn thờ của tín ngưỡng thờ tổ nghề.

Ngoài ra, các nghề thủ công còn góp phần xây dựng tiện nghi và bộ mặt thẩm mỹ cho đời sống người dân. Các sản phẩm do họ tạo tác nên không chỉ mang tính thực dụng mà còn có giá trị thẩm mỹ độc đáo, là nơi họ gửi gắm những ước vọng bay bổng của tâm hồn. Do vậy, ngoài công năng vốn có của nó, tự thân mỗi sản phẩm nghề thủ công còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện thế cách của con người trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội vốn còn nhiều mới mẻ ở vùng đất này.

Giá trị văn hóa của các nghề thủ công truyền thống còn thể hiện ở lối sống, phong tục của từng cộng đồng. Mỗi làng, do ảnh hưởng của nghề, có một lối sống, phong tục tập quán tương đối đặc biệt. Một đặc điểm trong lối sống của các nghề thủ công truyền thống là tính cộng đồng và tính nhân văn cao. Một sản phẩm thủ công được hoàn thành phải qua nhiều công đoạn, mọi người cùng có trách nhiệm. Công việc của người này có liên quan đến chất lượng công việc của người kia, vì thế luôn luôn có mối quan hệ ràng buộc giữa những người thợ với nhau, tạo nên một lối sống cộng đồng có trách nhiệm. Tính cộng đồng trong các nghề thủ công truyền thống thể hiện rất cao qua cách thức sản xuất. Mỗi thành viên trong làng không lao động đơn lẻ. Người này học hỏi người kia, kinh nghiệm được trao đổi cho nhau. Qua đó, tình làng nghĩa xóm ngày càng đậm đà. Mức độ cạnh tranh nghề nghiệp không mãnh liệt nên không tiêu diệt được tình làng nghĩa xóm, mà trái lại, họ phải thi đua sản xuất để giữ thị trường, đạt được số lượng cần thiết của phía đặt hàng.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: các sản phẩm thủ công truyền thống

Trong buổi học hôm nay, em xin trình bày ý kiến của bản thân về việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày. Mời cô và các bạn theo dõi, lắng nghe.

Chúng ta đang sống trong một kỉ nguyên với sự phát triển rực rỡ của máy móc, công nghệ, thiết bị hiện đại. Các đồ dùng sinh hoạt được sản xuất trên quy mô lớn, giá thành rẻ, đa dạng mẫu mã và hình thức. Những điều này là một phần nguyên nhân dẫn đến thay đổi thói quen của con người trong việc sử dụng sản phẩm hiện đại thay vì thủ công truyền thống.

Ngày nay, chúng ta ít khi bắt gặp nồi gang đúc hay rổ rá tre,... Chúng ta đang thay thế chúng bằng các sản phẩm ưu việt, nhiều tính năng hơn. Điều này đã gây ảnh hưởng rất lớn tới các làng nghề truyền thống. Khi nhu cầu của người tiêu dùng giảm thì việc cung ứng cũng bị trì trệ, chậm chạp. Không chỉ vậy, việc lãng quên sản phẩm thủ công truyền thống còn đồng nghĩa với việc vẻ đẹp văn hóa dân tộc dần mai một theo thời gian.

Như vậy, việc sử dụng các sản phẩm này cũng chính là cách để chúng ta giữ gìn, phát triển giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước. Đồng thời, góp phần đẩy mạnh giao thương hàng hóa, phát triển kinh tế ở làng nghề. Ngoài ra, các sản phẩm làm từ tự nhiên như mây, tre cũng giúp bảo vệ môi trường sống, giảm thiểu rác thải từ nhựa, ni-lông.

Để các sản phẩm thủ công truyền thống trở nên phổ biến, chúng ta có thể quảng bá, giới thiệu tới mọi người. Đồng thời, nếu có cơ hội, ta nên ghé thăm một số làng nghề để tham quan, tìm hiểu và trải nghiệm. Hi vọng rằng, các địa phương sẽ đẩy mạnh và phát triển mô hình du lịch làng nghề nhằm thu hút du khách tới thăm.

Đứng trước vấn đề này, các bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy chia sẻ nó với cả lớp nhé!

Bài thuyết trình của em đến đây là kết thúc. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống

Xin chào cô và các bạn. Em tên là Minh Tâm. Hôm nay, em sẽ trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề “sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống trong đời sống sinh hoạt hàng ngày”.

Các bạn thân mến, trong bài thơ “Việt Nam quê hương ta”, nhà thơ Nguyễn Đình Thi có viết “Đất trăm nghề của trăm vùng/ Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem”. Hai câu thơ đã cho thấy sự phong phú, đa dạng về làng nghề truyền thống ở đất nước ta. Mỗi làng nghề lại sản xuất những mặt hàng, sản phẩm mang đặc trưng riêng.

Ngày nay, dù cuộc sống đã trở nên hiện đại và kéo theo nhiều thay đổi nhưng nhiều người vẫn tin tưởng sử dụng sản phẩm thủ công. Một số vật dụng vẫn hiện hữu trong đời sống sinh hoạt thường ngày như: bát sứ, tranh lụa, bình gốm,… Phải chăng, sự đổi thay dễ thấy nhất đến từ mô hình sản xuất? Thay vì làm thủ công 100%, nhiều làng nghề đã và đang áp dụng máy móc cùng những kĩ thuật tiên tiến để sản xuất nhằm đáp ứng thị trường và tiết kiệm chi phí.

Có thể nói, việc sử dụng sản phẩm thủ công mang đến rất nhiều lợi ích. Trước hết, nó đem lại lợi nhuận vô cùng lớn cho các làng nghề truyền thống. Một vài mặt hàng được sản xuất để xuất khẩu ra nước ngoài như: mây tre đan, gốm sứ, hàng thủ công thêu tay,… cũng góp phần thu về rất nhiều ngoại tệ. Tiếp đến, nếu làng nghề thủ công phát triển bền vững thì người lao động vẫn được đảm bảo công ăn, việc làm. Ngoài ra, việc sử dụng sản phẩm thủ công còn giúp lưu giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa, phong tục tập quán lâu đời của cha ông.

Hi vọng rằng, các sản phẩm thủ công truyền thống sẽ được đông đảo người dân yêu thích và sử dụng. Người tiêu dùng cũng nên có cái nhìn toàn diện, sâu sắc về những sản phẩm này. Bên cạnh đó, các địa phương cần lên kế hoạch hợp lí nhằm thúc đẩy, phát triển làng nghề.

Bài trình bày của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi, lắng nghe.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: cội nguồn truyền thống

Trong tiến trình đổi mới, con người và văn hóa Việt Nam luôn có sự liên hệ với cội nguồn truyền thống. Truyền thống là những kinh nghiệm đấu tranh sinh tồn của một dân tộc đã được đúc kết thành các giá trị và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Truyền thống bao gồm tất cả các lĩnh vực của xã hội, nhưng tập trung nhiều nhất trong lĩnh vực văn hóa. Trong cuộc đấu tranh sinh tồn của một dân tộc, truyền thống có ý nghĩa vô cùng to lớn. Vừa là nguồn sống vừa là nguồn sáng tạo của dân tộc. Vì thế, truyền thống không phải là những vật trưng bày chết cứng trong viện bảo tàng, mà nó luôn tồn tại trong mối quan hệ với hiện tại và tương lai.

Tuy nhiên, chúng ta phải xác định rằng giá trị văn hóa truyền thống chỉ có ý nghĩa lịch sử tương đối. Vai trò và tác động của các giá trị văn hóa truyền thống có thể khác nhau qua các thời kỳ lịch sử. Vì thế, việc nghiên cứu sự tác động của các giá trị văn hóa truyền thống đến cuộc sống hiện tại là một nhiệm vụ quan trọng để giúp chúng ta phân biệt được những tác động tích cực với những tác động tiêu cực, từ đó phát huy mặt tích cực và khắc phục mặt tiêu cực của các giá trị truyền thống. Đó chính là vấn đề cơ bản của mối quan hệ giữa truyền thống với hiện đại.

Trước hết, cần khẳng định rằng những giá trị truyền thống cơ bản kể trên vẫn có ý nghĩa tác động tích cực đến việc xây dựng con người mới và nền văn hóa hiện đại của chúng ta. Lòng yêu nước không chỉ thể hiện ở tinh thần giữ nước, mà nó còn hun đúc cho mọi người Việt Nam tinh thần quyết tâm xây dựng một nước Việt Nam giàu đẹp. Lòng tự cường dân tộc đã tiếp cho người dân một sức mạnh để đưa đất nước nhập vào dòng chảy phát triển của thế giới. Tính cần cù sáng tạo đã giúp con người và văn hóa Việt Nam đạt được những tiến bộ rất quan trọng. Cần cù sáng tạo được thể hiện trong học tập, nghiên cứu và trong lao động, sản xuất. Lòng khoan dung cũng là một giá trị truyền thống quan trọng của dân tộc ta. Cũng với tinh thần khoan dung, chúng ta đang xây dựng một nền văn hóa có khả năng dung hợp các thành tựu tiến bộ của các nền văn hóa trên thế giới. Đức tính giản dị cũng là một giá trị văn hóa truyền thống quan trọng của dân tộc, đã được Đảng và Bác Hồ nâng lên thành phương châm sống của con người mới Việt Nam. Truyền thống thương người như thể thương thân cũng đang tạo cho văn hóa Việt Nam một nét đẹp riêng và có tác động không nhỏ đến sự phát triển con người và xã hội.

Bên cạnh đó, ở nước ta hiện nay, trong lĩnh vực văn hóa tập tục, nhiều yếu tố lạc hậu, phản tiến bộ đã được hạn chế. Tuy nhiên, trong thời đại của tự do văn hóa thì nhiều hủ tục khác lại đang có cơ hội được phục hồi. Tục lệ cưới xin, ăn uống linh đình đang quay trở lại với mức độ rầm rộ hơn xưa. Hủ tục về ma chay cũng vẫn còn tồn tại khá nặng nề ở một số nơi.

Chẳng hạn như trong lĩnh vực văn hóa giáo dục, truyền thống "tôn sư trọng đạo" và hiếu học của người phương Đông là một nét đẹp văn hóa. Tuy nhiên, truyền thống tôn sư trọng đạo nhiều khi được hiểu một cách tuyệt đối hóa, dẫn đến cách truyền thụ kiến thức theo kiểu thầy đọc, trò nghe, làm cho học sinh trở thành cái máy tiếp thu thụ động, hạn chế óc tìm tòi sáng tạo của học sinh. Điều này hiện nay đang bị nhiều người lên tiếng phê phán. Hay trong lĩnh vực văn hóa tín ngưỡng - tôn giáo (không bàn tới hiện tượng lợi dụng tự do tín ngưỡng - tôn giáo để đạt mục đích ở ngoài tín ngưỡng - tôn giáo) cũng đang bị lợi dụng, làm cho nạn mê tín dị đoan tăng lên. Lễ hội tràn lan. Lễ hội cũ được phục hồi, lễ hội mới được sáng tạo thêm. Có thể nói, hiện tượng lễ bái và tình trạng lễ hội tràn lan đang là một trong những vấn đề nhức nhối của văn hóa Việt Nam. Tình trạng trên có cả nguyên nhân bên trong lẫn nguyên nhân bên ngoài.

Vậy nguyên nhân của thực trạng này là gì? Nguyên nhân đầu tiên xuất phát từ tâm lý, tâm linh xa lánh cõi trần. Tất nhiên, tự thân nguyên nhân này không mang tính tiêu cực. Chỉ khi nào bị lợi dụng và được kết hợp với các nguyên nhân khác thì nó mới tạo ra tác động tiêu cực. Tiếp đến là do trình độ dân trí còn chưa cao. Chúng ta chưa kế thừa đúng đắn truyền thống văn hóa.

Ngoài ra, chúng ta không thể không kể đến một nguyên nhân bên ngoài rất quan trọng là tác động của toàn cầu hóa văn hóa dưới sự hậu thuẫn của toàn cầu hóa kinh tế. Khía cạnh lợi ích kinh tế của một số lễ hội phương Tây do toàn cầu hóa văn hóa đem lại hiện đang được khai thác triệt để ở nhiều nơi trên thế giới. Trong những ngày lễ, các nhà kinh doanh thực hiện một chiến dịch quảng cáo rầm rộ để tiêu thụ các sản phẩm ăn theo. Còn các phương tiện truyền thông thì tuyên truyền, chạy theo một cách thiếu chủ kiến, một kiểu tuyên truyền theo đuôi công chúng.

Nói tóm lại, việc phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, khắc phục những hạn chế của một số tập quán lạc hậu là một công việc có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển trí tuệ con người và xây dựng nền văn hóa mới, nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong xã hội hiện đại của chúng ta.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc

Ngày nay, trong xã hội hiện đại, khi giới trẻ được làm quen và tiếp cận nhiều với nền văn minh mới hiện đại và tiên tiến hơn, thì vấn đề giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trở nên cần thiết hơn bất cứ khi nào hết.

Thực trạng đang diễn ra mà ai cũng cảm nhận thấy đó là xã hội đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Con người chúng ta ngày càng được hòa nhập, cởi mở hơn với những nền văn hóa mới của nhiều quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, đôi lúc chúng ta lại dường như quên đi nét đẹp, truyền thống văn hóa của chính đất nước mà chúng ta sinh ra và lớn lên - đất nước Việt Nam yêu dấu. Nhiều bản sắc đã bị mai một, giới trẻ lại ngày càng ít quan tâm và tìm hiểu về những truyền thống, bản sắc đó. Thay vào đó, giới trẻ có xu hướng theo đuổi và ưa chuộng những văn hóa các nước khác.

Hậu quả của việc chạy theo những nền văn hóa khác nhau là những giá trị truyền thống tốt đẹp sẽ ngày càng bị mai một và mất dần đi. Những lễ hội, cuộc thi dân gian không còn được nhận nhiều sự quan tâm của con người hoặc chỉ mang dáng dấp hình thức. Nhiều người trẻ hiện nay thậm chí còn không hiểu biết về nền văn hóa truyền thống của đất nước mình bằng sự tân tiến của các nước trên thế giới. Chính những điều này đã làm con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.

Đứng trước thực trạng đáng báo động trên, là những người trẻ chúng ta - những thế hệ tương lai của đất nước, cần phải làm gì để khắc phục? Theo đó, trước hết, mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh cần phải tìm hiểu, trau dồi những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, có trách nhiệm giữ gìn và phát huy thật tốt những giá trị đó với bạn bè năm châu. Bên cạnh đó, nhà trường cần phải tổ chức nhiều hơn những hoạt động tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức đúng đắn về giữ gìn bản sắc dân tộc. Gia đình, cộng đồng cũng phải cùng chung sức, đồng lòng để tô đậm thêm nữa những giá trị văn hóa đó để không bị phai nhạt trong các luồng văn hóa khác.

Tóm lại, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm chung của tất cả những con người Việt Nam chúng ta. Vì thế, chúng ta cần có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống đó để nó ngày càng đẹp đẽ và phát triển rộng rãi hơn.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: thú chơi tranh dân gian trong đời sống hiện đại

Mọi người thân mến, hiện nay, nước ta có 12 dòng tranh dân gian tiêu biểu: tranh Đông Hồ, tranh Hàng Trống, tranh Kính Nam Bộ, tranh Kim Hoàng, tranh Thập vật, tranh làng Sình, tranh Đồ thế Nam Bộ, tranh Thờ miền núi, tranh Gói vải, tranh Thờ đồng bằng và tranh Vải. Có thể thấy, tranh dân gian xuất hiện ở nhiều vùng miền: từ miền núi đến miền xuôi, từ nông thôn đến thành thị, từ Bắc vào Nam.

Tuy nhiên, theo thời gian, những dòng tranh này dần bị mai một và đi vào lãng quên. Người ta ít nói tới tranh dân gian hay tranh Tết, tranh thờ. Thay vào đó, một vài gia đình lựa chọn treo những loại tranh khác. Song, nhiều người vẫn dành một tình cảm đặc biệt cho dòng tranh dân gian. Họ sẵn sàng bỏ ra công sức để tìm hiểu về các tác phẩm có giá trị cao.

Như đã biết, mỗi bức tranh dân gian thường ẩn chứa quan niệm, mong ước của người xưa về cuộc sống tốt đẹp. Ví như tranh chim công, cá chép luôn sóng đôi với nhau để thể hiện mong muốn công thành danh toại, ấm no, sung túc. Bởi vậy, chơi tranh dân gian chính là cách giúp chúng ta hiểu hơn về văn hóa dân tộc.

Chơi tranh dân gian cần xuất phát từ niềm yêu thích, say mê. Trong quá trình chơi tranh, chúng ta nên tích lũy cho bản thân những kiến thức cơ bản về các loại tranh. Ngoài ra, chúng ta - những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường cần biết giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của thế hệ trước. Chúng ta có thể dành chút thời gian tìm hiểu cái hay, cái đẹp của văn hóa nước nhà để tuyên truyền, giới thiệu tới mọi người xung quanh nhằm giúp tranh dân gian trở nên phổ biến hơn.

Bài thuyết trình của em đến đây là hết. Cảm ơn cô và các bạn đã lắng nghe.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: chiếc bánh chưng xanh

Chiếc bánh chưng xanh đã trở thành biểu tượng ẩm thực truyền thống mỗi dịp Tết của cả dân tộc và được bạn bè khắp năm châu biết đến. Bánh chưng không chỉ là món ăn mà còn là mang rất nhiều ý nghĩa đậm chất dân tộc ngày tết. Cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa của những món bánh này bạn nhé!

Trong tâm thức người Việt, chiếc bánh chưng vuông nhỏ bé không còn đơn thuần là món ăn mà đã trở thành nét đẹp của con người Việt Nam, gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời và mang nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ, nhân sinh. Là một món ăn truyền thống của người Việt, bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày tết. Bánh chưng được người Việt sáng tạo ra gắn liền với sự tích bánh chưng bánh giầy. Theo truyền thuyết, bánh chưng bánh dầy có từ thời Vua Hùng Vương thứ 6, sau khi phá xong giặc Ân. Vua muốn truyền ngôi cho con, nhân dịp đầu xuân, mới hội các con mà bảo rằng: “Con nào tìm được thức ngon lành để bày cỗ dâng cúng tổ tiên có ý nghĩa hay thì ta truyền ngôi cho”.

Lang Liêu – người con trai thứ sáu của vua Hùng bỗng nằm mơ thấy Thần Đèn bảo: “Vật trong trời đất không có gì quí bằng gạo, là thức ăn nuôi sống người. Nên lấy gạo nếp làm bánh hình tròn và hình vuông, để tượng trưng Trời Đất. Lấy lá bọc ngoài, đặt nhân trong ruột để tượng hình cha mẹ sinh thành”. Lang Liêu tỉnh dậy, mừng rỡ làm theo lời Thần dặn, chọn gạo nếp, đậu xanh thật tốt, thịt lợn (heo) ba rọi dày thật tươi. Đến hẹn, các lang (con vua) đều đem cỗ tới, đủ cả sơn hào hải vị. Lang Liêu chỉ có bánh Dầy bánh Chưng. Vua lấy làm lạ hỏi, ông đem thần mộng tâu lên. Vua nếm bánh, thấy ngon, lại khen có ý nghĩa hay, bèn truyền ngôi cho Lang Liêu, tức đời vua Hùng Vương thứ bảy. Từ đó, cứ đến Tết nguyên đán hay các đám cưới, thờ cúng, lễ hội... dân gian bắt chước làm bánh chưng, bánh dầy sau thành tục lệ để cúng Tổ tiên, cúng Trời Đất.

Chính vì vậy bánh chưng Tết đã xuất hiện ở mâm cỗ thờ từ rất lâu, để thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu đem lại cuộc sống ấm no cho con người. Bên cạnh đó, chiếc bánh chưng xanh còn gợi cho ta nhớ đến niềm mơ ước an cư lạc nghiệp của con người: nhân nhụy vàng, thịt mỡ chín… là màu mỡ của lúa chín đồng quê, của đời sống chăn nuôi an vui xóm làng.

Cùng với truyền thuyết xa xưa ấy, chiếc bánh chưng gói ghém trong đó là cả một nền văn minh nông nghiệp lúa nước, và là sản phẩm của trồng trọt và chăn nuôi. Bên ngoài là chiếc lá dong gói bánh có sẵn từ thiên nhiên, bên trong được chế biến từ nguồn nguyên liệu nấu ăn cội rễ của dân tộc: gạo nếp, đỗ xanh, hành, thịt lợn…

Bánh chưng tết cũng thể hiện được chữ hiếu của người con với cha mẹ,chính vì thế mà phong tục dùng bánh chưng làm quà biếu dâng lên cha mẹ cũng từ đây mà có. Đi cùng với bánh chưng bánh dày, trong ngày tết bày mâm ngũ quả thể hiện ngũ hành tương sinh tương khắc.

Trong ngày tết cổ truyền hình ảnh gia đình quây quần bên nồi bánh chưng thật là đẹp và ý nghĩa với tất cả chúng ta. Một cái tết sẽ không là chọn vẹn nếu thiếu màu xanh của bánh chưng, cuộc sống dù có bộn bề và nhiều lo toàn nhưng chiếc bánh chưng dâng lên bàn thờ gia tiên chắc chắn phải có.

Hơn nữa, bánh chưng Tết còn có ý nghĩa lớn về mặt dinh dưỡng. Với các nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng như gạo nếp, đỗ xanh và thịt heo bánh chưng cung cấp cho chúng ta rất nhiều vi chất và vitamin bổ dưỡng cho cơ thể để chống chọi với cái lạnh mùa Đông ngày Tết. Cụ thể như đỗ xanh chứa chất thanh nhiệt giải độc giảm các hiện tương sưng tấy làm bánh chưng có vị thanh giúp cân bằng với độ béo của thịt và đồ nếp. Bên cạnh đó gạo nếp cung cấp lượng tinh bột lớn đồng thời có là một thực phẩm rất tốt cho gan.

Thông thường các gia đình Việt có thói quen gói bánh vào ngày 27 và 28 đây là khoảng thời gian kết thúc công việc sau cả 1 năm vất vả để chuẩn bị mọi thứ cho ngày tết. Đây chính là dịp để ông bà bố mẹ và con cháu xum vầy trước không khí rạo rực của mùa xuân, bánh chưng có ý nghĩa không chỉ về mặt dinh dưỡng mà nó chính là nét đẹp trong đời sống tinh thần của dân tộc ta.

Ngày xưa, bánh chưng chỉ có mặt mỗi dịp tết đến xuân về. Nhưng ngày nay, bất cứ lúc nào cũng có thể nhìn thấy hình ảnh chiếc bánh chưng. Cứ đến dịp lễ hội hoặc ngày trọng đại như cưới hỏi, bánh chưng có thể được đem vào thực đơn của mâm cơm gia đình.

Bánh chưng đã trở thành một nét văn hóa, một món ăn truyền thống và lâu đời ở Việt Nam. Nét độc đáo này đã góp phần làm đẹp hình ảnh Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Dù ai xa quê cũng mong được về nhà bên nồi bánh chưng mỗi dịp giao thừa đón năm mới.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: sản phẩm thủ công truyền thống

Chúng ta đang sống trong một thời đại hiện đại với sự phát triển không ngừng của công nghệ và công nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ đó, không thể phủ nhận giá trị của các sản phẩm thủ công truyền thống trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Bài thơ “Việt Nam quê hương ta” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã thể hiện sự đa dạng và phong phú của làng nghề truyền thống ở Việt Nam. Mỗi làng nghề mang trong mình một câu chuyện, một tinh hoa văn hóa đặc biệt, và sản phẩm của họ thường mang những giá trị tinh thần độc đáo.

Dù cuộc sống đã thay đổi rất nhiều, nhiều người vẫn lựa chọn sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống. Có nhiều lý do cho việc này. Một trong những lý do quan trọng nhất là để duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa và truyền thống của dân tộc. Sản phẩm thủ công thường mang trong mình những chi tiết tinh xảo, những ký hiệu văn hóa riêng biệt của mỗi vùng miền. Khi chúng ta sử dụng và trân trọng những sản phẩm này, chúng ta đang giúp bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa đặc trưng của quê hương.

Bên cạnh đó, việc sử dụng sản phẩm thủ công còn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì kinh tế và cuộc sống của những làng nghề truyền thống. Nhiều sản phẩm thủ công có giá trị vượt ra ngoài khái niệm tiền bạc. Chúng đại diện cho công sức, tâm huyết và truyền thống của những người thợ làm thủ công. Việc sử dụng sản phẩm này không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định mà còn thúc đẩy phát triển bền vững của làng nghề và đảm bảo việc làm cho cộng đồng.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, mô hình sản xuất sản phẩm thủ công đã và đang trải qua sự thay đổi. Nhiều làng nghề đã áp dụng máy móc và kỹ thuật tiên tiến để sản xuất hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí. Điều này giúp sản phẩm thủ công truyền thống duy trì sự phong phú và đa dạng trong thời đại công nghiệp.

Trong bối cảnh này, sự lựa chọn sử dụng sản phẩm thủ công là một sự thể hiện của tình yêu và tôn trọng đối với văn hóa, truyền thống, và nghệ thuật của quê hương. Chúng ta cần có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về giá trị của những sản phẩm này, và cần lưu ý đến vai trò của họ trong việc duy trì và bảo tồn những nét đẹp độc đáo của dân tộc.

Ngoài ra, chính phủ và các địa phương cũng cần hỗ trợ và khuyến khích phát triển của các làng nghề truyền thống. Việc này có thể bao gồm việc đào tạo và giáo dục cho các thợ làm thủ công trẻ, tạo ra các chương trình khuyến mãi và tiếp thị để thúc đẩy sản phẩm thủ công, và đảm bảo rằng họ có cơ hội tiếp cận thị trường nội địa và quốc tế.

Tóm lại, việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống không chỉ là việc lựa chọn cá nhân mà còn là một cách để bảo tồn và thúc đẩy những giá trị văn hóa, kinh tế và xã hội quan trọng. Chúng ta cần thấu hiểu và tôn trọng những nét đẹp của sản phẩm thủ công và hỗ trợ sự phát triển bền vững của các làng nghề truyền thống. Cảm ơn bạn đã lắng nghe.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: các nghề thủ công truyền thống

Các nghề thủ công truyền thống góp phần quan trọng vào văn hóa và đời sống xã hội. Sản phẩm thủ công thể hiện sự khéo léo kỹ thuật và nghệ thuật, đồng thời thúc đẩy tình yêu và lòng tri ân đối với truyền thống nghề nghiệp.

Tính văn hóa của các nghề này phản ánh trong tổ chức xã hội nghề nghiệp. Sự tổ chức cao cấp trong các xóm nghề khác biệt so với các ngành nghề khác. Sự phân công công việc, tương tác giữa các thợ, và sự kết nối giữa các nhóm thợ tạo ra một mạng lưới xã hội đặc biệt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ nghề làm nên sự gắn kết này. Đây cũng là cách để họ trao đổi kinh nghiệm, kết nối, và thể hiện tình đoàn kết trong xã hội nghề nghiệp.

Các nghề thủ công không chỉ tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng mà còn mang tính thẩm mỹ và tượng trưng. Những sản phẩm này thể hiện tâm hồn và nét đẹp văn hóa độc đáo của dân tộc, từng bước truyền tải thông điệp của con người với thiên nhiên và xã hội. Cùng với giá trị thực tiễn, mỗi sản phẩm còn là một tác phẩm nghệ thuật.

Mỗi làng nghề có lối sống và phong tục đặc biệt, do nghề nghiệp ảnh hưởng. Tính cộng đồng và nhân văn cao nằm trong lối sống của các nghề thủ công. Công việc liên quan mật thiết, tạo ra mối quan hệ đoàn kết. Họ học hỏi lẫn nhau và thi đua sản xuất, giữ thị trường và thể hiện lòng yêu nghề và trách nhiệm trong môi trường làng nghề cộng đồng.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: sử dụng sản phẩm thủ công truyền thống

Chúng ta hiện đang sống trong một thời kỳ phát triển công nghệ và công nghiệp, với sự xuất hiện của nhiều sản phẩm công nghiệp hiện đại và tiện ích. Sự tiện lợi và đa dạng của những sản phẩm này thường khiến người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn chúng thay vì sản phẩm thủ công truyền thống.

Nhiều sản phẩm truyền thống như nồi gang đúc, rổ rá tre, và các sản phẩm thủ công khác đang dần bị thay thế bởi các sản phẩm công nghiệp có tính năng tiện ích cao hơn. Sự thay đổi này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến các làng nghề truyền thống, khi mà nhu cầu giảm sút dẫn đến sự trì trệ trong sản xuất. Ngoài ra, việc quên lãng về sản phẩm thủ công truyền thống cũng đồng nghĩa với việc mất đi một phần vẻ đẹp văn hóa và truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, việc sử dụng các sản phẩm thủ công truyền thống vẫn mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Đầu tiên, việc sử dụng các sản phẩm này giúp duy trì và phát triển giá trị văn hóa và truyền thống của quê hương. Các sản phẩm thủ công thường chứa đựng những kỹ thuật và kiến thức truyền thống, và việc sử dụng chúng là cách để ta bảo tồn và thể hiện lòng tự hào về di sản văn hóa của dân tộc.

Ngoài ra, việc sử dụng các sản phẩm thủ công cũng có thể đóng góp vào việc duy trì nghề nghiệp và thu nhập cho người làm thủ công. Điều này quan trọng để đảm bảo rằng những người thợ làm thủ công vẫn có công việc và thu nhập ổn định.

Việc sử dụng sản phẩm thủ công truyền thống cũng có lợi ích về môi trường, bởi vì nhiều sản phẩm này được làm từ tự nhiên, không gây ra rác thải từ các vật liệu nhựa hoặc ni-lông.

Để giúp sản phẩm thủ công truyền thống phổ biến hơn, chúng ta có thể thúc đẩy những nỗ lực quảng bá và giới thiệu chúng tới mọi người. Đồng thời, việc thăm các làng nghề truyền thống có thể giúp chúng ta tìm hiểu và trải nghiệm về công việc và nghệ thuật sản xuất thủ công.

Cuối cùng, để chúng ta có cái nhìn đa dạng và sâu sắc hơn về sản phẩm thủ công truyền thống, chúng ta nên thảo luận và chia sẻ quan điểm của mình với cộng đồng. Điều này giúp tạo ra sự nhận thức và thúc đẩy việc duy trì và phát triển những sản phẩm này.

Cảm ơn mọi người đã lắng nghe ý kiến của mình. Mình mong muốn rằng chúng ta có thể duy trì và bảo tồn những giá trị đặc biệt của sản phẩm thủ công truyền thống trong cuộc sống hàng ngày.

Bài trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội: Áo dài - trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam

Áo dài, là trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, đã tồn tại từ thời Lê Trung Hưng và trở nên nổi tiếng trong thời kỳ thuộc địa Pháp. Áo dài đã trải qua nhiều biến đổi về kiểu dáng nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. Nó đã trở thành biểu tượng quốc gia và niềm tự hào của người Việt.

Áo dài có nhiều kiểu dáng khác nhau, nhưng chung quy lại, người phụ nữ Việt Nam khi mặc áo dài luôn rất đẹp và quyến rũ. Những họa tiết trên áo thường mang ý nghĩa sâu sắc, như hoa sen hay chiếc nón, thể hiện văn hóa Việt Nam. Hiện nay, áo dài đã được cải biên với nhiều kiểu dáng hiện đại như áo dài cổ tròn hay cổ vuông.

Trong cuộc sống hàng ngày, áo dài mang ý nghĩa quan trọng. Người Việt thường mặc áo dài trong các dịp đặc biệt như khai giảng hay các buổi lễ. Trang phục này vừa trang trọng và quyến rũ, đồng thời thể hiện sự lịch lãm và quý phái. Áo dài không chỉ đơn giản là một bộ quần áo, nó còn đánh dấu lịch sử và đại diện cho văn hóa của người Việt.

Hy vọng rằng, những thông tin này đã giúp mọi người hiểu thêm về giá trị của áo dài trong văn hóa Việt Nam. Dù thời gian trôi qua, áo dài vẫn là một biểu tượng văn hóa đẹp của đất nước chúng ta. Cảm ơn mọi người đã lắng nghe.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên