Top 30 đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân

Tổng hợp trên 30 đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình" hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 30 đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân

Quảng cáo

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 1

Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra tư cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thi có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 2

Lời nhận xét “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình” mang đậm chất sau cay và trào phúng. Bởi vùng đất Lai Tân có những kẻ cai trị vô cùng đặc sắc. Ở ba câu thơ đầu bài thơ Lai Tân, nhà thơ Hồ Chí Minh đã khắc họa những tên Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng với bộ mặt bẩn thỉu, hèn hạ. Vốn là những kẻ cai quản nhà giam, là nơi đem lại công băng cho dân chúng. Ấy thế mà chúng chẳng có chút nào liêm chính, công minh, trái lại còn ngày ngày đánh bạc, ăn tiền hối lộ của phạm nhân. Cấp dưới như vậy, mà tên Huyện trưởng lại đêm đêm chong đèn giải quyết công việc, trong khi bao điều khuất tất, bẩn thỉu kia thì “chẳng hay”. Một Lai Tân nằm dưới sự cai trị của những kẻ đó thì thật sự bất ổn, loạn lạc và bất hạnh cho những người nơi đây. Vì vậy lời nhận xét cho rằng Lai Tân vẫn đang thái bình càng mang đậm sự mỉa mai, trào phúng của tác giả.

Quảng cáo

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 3

“Lai Tân" là một bài thơ nhằm tố cáo cái hiện thực xấu xa, thối nát của xã hội Trung Quốc thời ấy đồng thời là tiếng cười châm biếm của nhà thơ về những “con người" trong đám chức sắc ở Lai Tân mà nhà thơ nhìn thấy. Câu thơ toát lên một nụ cười châm biếm nhẹ nhàng mà sâu sắc. Nhà thơ như hỏi một cách bâng quơ: Lai Tân với hệ thống quan lại và chính quyền như vậy, thế mà !‘vẫn thái bình như xưa". Cách mỉa mai, châm biếm của tác giả “'Ngục trung nhật kí” là thế! Tính “hướng nội" của “Nhật kí trong tù” được thể hiện rất rõ về mặt đặc điểm thể loại, nó vừa là nhật kí lại vừa là thơ, chủ yếu là thơ trữ tình, tác giả viết cho mình, để mà suy ngẫm, để mà chiêm nghiệm, "Vừa ngẫm vừa đợi đến ngày tự do". Vì thế, bài thơ “Lai Tân" tuy có nêu ra ba chân dung về Ban trưởng, Cảnh trưởng, Huyện trưởng tiêu biểu cho cái xấu xa, đồi bại của bọn quan lại chính quyền Tưởng Giới Thạch thuở ấy, nhưng chỉ là để mỉa mai, châm biếm cái nghịch lí, nghịch cảnh mà nhà thơ đã và đang phải đối diện và cam chịu.

Quảng cáo

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 4

Bài thơ Lai Tân có tính chất trào phúng, tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Điều đó được thể hiện qua lời nhận xét: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Trước đó, tác giả đã khắc họa hình ảnh ba nhân vật gồm ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Họ đều là những người đại diện cho bộ máy chính quyền của đất nước. Nhưng lại hiện lên với những hành động như người thì đánh bạc, người thì nhăm nhe hút máu tù nhân, người thì “chong đèn” thâu đêm để chìm đắm trong thuốc phiện. Những bậc phụ mẫu không chăm lo công việc của đất nước, mà lại vướng vào những thú vui tiêu khiển, bóc lột nhân dân. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Câu nhận xét nhẹ nhàng nhưng đầy mỉa mai, góp phần tố cáo hiện thức xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

Quảng cáo

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 5

Lai Tân của Hồ Chí Minh là một bài thơ trào phúng. Nhà thơ đã tố cáo hiện thực xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Tôi đặc biệt ấn tượng với câu thơ kết “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Mới đọc lên tưởng chừng như đây là một lời khen, nhưng thực chất lại không phải. Câu thơ nhằm mỉa mai, phê phán xã hội Trung Quốc, bề ngoài thì có vẻ bình yên nhưng ẩn sâu bên trong là sự thối nát. Trước đó, tác giả đã khắc họa hình ảnh ba nhân vật gồm ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Họ đều là những người đại diện cho bộ máy chính quyền của đất nước phong kiến xưa, vốn phải làm những người tận tụy, sống nghiêm minh và làm việc phục vụ cho đất nước. Nhưng ở đây, người thì đánh bạc, người thì nhăm nhe hút máu tù nhân, người thì “chong đèn” thâu đêm để chìm đắm trong thuốc phiện. Quả là đáng buồn cho hiện thực xã hội đất nước Trung Quốc bấy giờ.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 6

Chỉ cần lướt qua ba câu thơ đầu của “Lai Tân”, người đọc đã có thể thấy đó như một thước phim mà tác giả đang cố tái hiện lại một cách chân thực. Thước phim này chiếu lại một bộ máy cai trị ở Lai Tân gồm “ban trưởng”, “cảnh trưởng”, “huyện trưởng” với những việc làm xem ra là bình thường trong cái xã hội bấy giờ. Bình thường đến mức tầm thường! Thực tế là vậy. Một điều minh nhiên rằng cái xã hội đó sẽ không “thái bình”. Nhưng đến câu cuối bài thơ, với tất cả những sự việc như thế mà tác giả lại kết luận rằng:

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Dường như là dửng dưng và vô cùng nghịch lý. Tuy là thế nhưng tác giả đã đả kích một cách nhẹ nhàng nhưng lại thấm thía. Nhãn tự “thái bình” đồng thời vừa vạch ra một nghịch lý, vừa vẽ ra một hợp lý mang “phong cách” Tưởng Giới Thạch. Phải chăng “thái bình” là do được sự đồng lòng nhất quán từ “cảnh trưởng”, “ban trưởng” đến “huyện trưởng”. Tất cả đều như nhau, cũng thối nát, mục rữa. Lại thêm với nhãn tự “thái bình”, tác giả dường như đang khẳng định rằng tình trạng của chế độ thống trị xã hội Trung Quốc bấy giờ vẫn xảy ra bình thường, không có gì phải lạ cả, thậm chí điều đó gần như là bản chất của guồng máy cai trị ở đây. Chỉ cần như thế thôi, tác giả đã mỉa mai châm biếm cái xã hội dưới thời Tưởng Giới Thạch đó một cách sâu sắc đến vậy. Sâu sắc là bởi thi nhân đã nhìn thấy vào trong cái sự thật đã được che đậy bằng bề mặt giả tạo của bộ máy cai trị này.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 7

Bài thơ Lai Tân được Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng của Trung Quốc ở Quảng Tây. Tại đây, Người đã được chứng kiến bộ mặt thật của chính quyền Trung Quốc. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Những tưởng những bậc quan phụ mẫu của dân phải chăm lo công việc quốc gia. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Đó là những hành vi sai trái, cho thấy một bộ mặt xã hội vô cùng thối nát, xấu xa. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Lời nhận xét thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy châm biếm, mỉa mai. Cái xã hội như vậy mà sao nhìn bên ngoài lại thật thái bình. Thế mới thấy rằng, bài thơ mang tính trào phúng, gợi ra tiếng cười mỉa mai, chua chát.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 8

Lai Tân được Hồ Chí Minh sáng tác trong khoảng bốn tháng đầu của thời gian bị giam giữ tại các nhà tù của bọn Quốc dân đảng của Trung Quốc ở Quảng Tây. Chính vì vậy, bài thơ đã vạch trần một cách chân thực bộ máy chính quyền thối nát lúc bấy giờ của Trung Quốc. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng. Những tưởng những bậc quan phụ mẫu của dân phải chăm lo công việc quốc gia. Nhưng không, ban trưởng nhà giam thì ngày ngày đánh bạc, cảnh trường thì tìm cách bóc lột các tù nhân, còn huyện trưởng thì chìm đắm trong thuốc phiện. Trước tình cảnh đó, ở cuối bài thơ, tác giả lại nhận xét rằng: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Lời nhận xét có vẻ như mâu thuẫn với hoàn cảnh trong ba câu thơ trước. Nhưng thực chất, nhà thơ đang muốn mỉa mai, châm biếm cái xã hội xấu xa, thối nát đó. Tiếng cười bật lên thật nhẹ nhàng, nhưng cũng đầy sâu cay. Bài thơ mang tính trào phúng, gợi cho tôi nhiều cảm xúc.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 9

Hồ Chủ tịch đã gạch bỏ ba chữ hút thuốc phiện bằng mực đỏ. Nhận được hồi âm của tác giả, các học giả lại hoang mang. Thế là bí mật của câu thơ vẫn còn nguyên. Theo tôi, không nên hiểu câu thơ này theo lôgic mà phải hiểu theo nghĩa phi lôgic (hình thức). Cứ hiểu là tên huyện trưởng này làm việc công (dịch là công việc cũng không suy suyển với nguyên tác là mấy). Thì hắn đang làm việc công đấy thôi. Hắn làm huyện trưởng Lai Tân mà hai tên quan tai to mặt lớn trưởng và cảnh trưởng làm bậy sờ sờ trước mũi hắn, hắn không thấy. Loạn đến thế là cùng, thối nát đến thế là cùng. Vậy mà dưới đèn chong, dưới mắt hắn: Lai Tân y cựu thái bình thiên. (Trời đất Lai Tân vẫn thái bình) Bọn quan chức dưới quyền của tên huyện trưởng làm giặc trước công đường, chứ chưa nói đến bọn nha lại dưới xã thôn, vậy mà hắn vẫn tự hào về cái huyện Lai Tân hắn cai trị là mọi sự đều tốt đẹp, thái bình. Nụ cười châm biếm của Hồ Chí Minh thật sâu cay! Hãy nghe thêm lời bình của nhà thơ Hoàng Trung Thông về tên huyện trưởng này: “Ở đâu đánh giặc thì cứ đánh, còn cái trời đất Lai Tân này thì vẫn thái bình như muôn thuở. Một chữ thái bình mà tả lại bao nhiêu việc làm trên vốn là chuyện muôn thuở của xã hội Trung Quốc còn giai cấp bóc lột thống trị. Chỉ một chữ ấy mà xé toang tất cả sự thái bình dối trá nhưng thực sự là đại loạn bên trong”.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 10

“Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”

Câu trả lời bất ngờ đến mức khiến người đọc ngã ngửa người. Thì ra là thế! Lời bình giá đã đi ngược lại với tất cả những mục ruỗng, thối nát của chính quyền Tưởng Giới Thạch được phơi bày ở trên. Từ lời bình giá đó đã vút lên một lời đã kích mạnh mẽ. Tác giả “Lai Tân” đã kết luận đầy châm biếm, mỉa mai sắc sảo và rất hùng hồn về cái xã hội ấy. Thủ pháp nói ngược của Bác đã làm bật ra tiếng cười trào phúng. "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Đúng vậy! Nhưng chỉ một chữ “vẫn” cũng đủ “điếng người’. Một cái bĩu môi dài, một cái cười khẩy, một giọng nói kéo dài bắc đầu từ chữ “vẫn” ấy.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 11

Bài thơ "Lai Tân" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm xuất sắc, được sáng tác trong giai đoạn tác giả bị giam giữ tại nhà tù của Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây. Thời điểm này cho phép Người nhìn thấy bản chất thực tế, thường trực của chính quyền Trung Quốc. Bài thơ mô tả ba nhân vật chính - ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng, những người đại diện cho quyền lực và chính quyền. Trong khi dân chúng nghĩ rằng họ là những người có trách nhiệm chăm sóc công việc quốc gia, thì thực tế lại cho thấy sự thối nát và tham nhũng trong hành vi hàng ngày của họ. Ban trưởng đánh bạc, cảnh trưởng bóc lột tù nhân, và huyện trưởng chìm đắm trong thuốc phiện - tất cả đều là những hành động sai trái, phản ánh một xã hội đầy thối nát và xấu xa. Tác giả giữ ngôn từ mềm mại và diễu cợt khi nhận xét cuối bài: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình." Lời nhận xét này là sự châm biếm, mỉa mai về sự giả tạo và che đậy sự thật xấu xa bên trong xã hội. Bằng cách này, bài thơ trở thành một tác phẩm trào phúng, kêu gọi người đọc suy ngẫm và thấu hiểu về sự giả tạo và thối nát trong chính trị xã hội. "Bài thơ Lai Tân" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm vô cùng sắc bén và sâu sắc, với khả năng châm biếm và mỉa mai của tác giả đã phản ánh một cách tinh tế bức tranh thực tế về bộ máy chính trị thối nát của Trung Quốc tại thời điểm ông bị giam giữ. Từ việc mô tả ba nhân vật chính, người đọc nhận thức được sự phỉ báng về sự tham nhũng và giả tạo trong xã hội. Ban trưởng, cảnh trưởng, và huyện trưởng - những người nên là những bậc phụ trách có trách nhiệm đối với cộng đồng, thực tế lại bộc lộ những hành vi đen tối, từ việc đánh bạc, bóc lột tù nhân cho đến việc chìm đắm trong thuốc phiện. Bài thơ là một lời nói châm biếm, chua chát về sự phân biệt giữa hình ảnh bề ngoài của xã hội và bản chất thực sự của nó.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 12

Bài thơ "Lai tân" của Hồ Chí Minh đặt ra một tác phẩm phê phán sắc xã hội thối nát, thù địch và đầy hiểm ác trong giai đoạn cách mạng, cụ thể là thời gian tác giả bị giam giữ tại nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây. Trong bài thơ, ba nhân vật chính là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng xuất hiện như những hình ảnh tượng trưng cho bộ máy chính quyền thối nát và tham nhũng. Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng tìm cách bóc lột tù nhân, và huyện trưởng chìm đắm trong thuốc phiện. Những hành động và tính cách của họ không phản ánh trách nhiệm, lòng nhân ái hay tầm nhìn lớn lao đối với cộng đồng mà thay vào đó là hành vi ích kỷ và tham lam. Cuối bài thơ, lời nhận xét "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình" mang tính châm biếm và mỉa mai. Tác giả không muốn nói rằng Lai Tân yên bình và hạnh phúc, mà ngược lại, ông muốn nói rằng dù trời đất Lai Tân có thái bình nhưng vẫn không thoát khỏi sự xấu xa, thối nát của xã hội. Tính trào phúng và sâu cay của bài thơ thể hiện rõ trong cách tác giả miêu tả những hình ảnh đau lòng và những hành vi đê tiện của những người đứng đầu chính quyền. Sự hỗn loạn và hỗn độn trong nhà tù cũng phản ánh rõ sự phá sản của chính trị và xã hội thời kỳ đó.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 13

Bài thơ "Lai Tân" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm trào phúng sắc bén, được sáng tác trong những tháng đầu của thời gian bị giam giữ tại nhà tù của đối phương. Trong bối cảnh này, tác giả đã chứng kiến bản chất thực sự của chính quyền Trung Quốc, và bài thơ tố cáo những thực tế phũ phàng. Ba nhân vật xuất hiện trong bài thơ, ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng, được mô tả như những bậc quan phụ mẫu, nhưng thực tế, họ lại rơi vào những hành vi sai trái. Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng bóc lột tù nhân, và huyện trưởng chìm đắm trong thuốc phiện. Những hành động này làm nổi bật sự thối nát và xấu xa của xã hội, thể hiện sự bất công và hỗn loạn trong bộ máy chính quyền. Cuối bài thơ, tác giả nhẹ nhàng nhưng mỉa mai nhận xét rằng "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Lời nhận xét này chứa đựng sự châm biếm và mỉa mai, với ý nghĩa là dù bề ngoài có vẻ yên bình, nhưng thực tế lại đen tối và phức tạp. Bài thơ này là một tác phẩm trào phúng sâu sắc, mang lại tiếng cười mỉa mai và cay đắng, làm nổi bật sự phê phán và hiện thực nghiệt ngã của xã hội thời kỳ đó. Bài thơ "Lai Tân" của Hồ Chí Minh không chỉ là một tác phẩm trào phúng sắc bén mà còn là một tác phẩm đầy châm biếm, phê phán thực tế xã hội Trung Quốc thời kỳ đó. Thông qua việc mô tả ba nhân vật chính là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng, tác giả đã làm nổi bật sự thối nát và xấu xa trong hệ thống chính quyền.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 14

Bài thơ "Lai tân" của Hồ Chí Minh đặt ra một tác phẩm phê phán sắc xã hội thối nát, thù địch và đầy hiểm ác trong giai đoạn cách mạng, cụ thể là thời gian tác giả bị giam giữ tại nhà tù của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc ở Quảng Tây. Trong bài thơ, ba nhân vật chính là ban trưởng, cảnh trưởng và huyện trưởng xuất hiện như những hình ảnh tượng trưng cho bộ máy chính quyền thối nát và tham nhũng. Ban trưởng ngày ngày đánh bạc, cảnh trưởng tìm cách bóc lột tù nhân, và huyện trưởng chìm đắm trong thuốc phiện. Những hành động và tính cách của họ không phản ánh trách nhiệm, lòng nhân ái hay tầm nhìn lớn lao đối với cộng đồng mà thay vào đó là hành vi ích kỷ và tham lam. Cuối bài thơ, lời nhận xét "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình" mang tính châm biếm và mỉa mai. Tác giả không muốn nói rằng Lai Tân yên bình và hạnh phúc, mà ngược lại, ông muốn nói rằng dù trời đất Lai Tân có thái bình nhưng vẫn không thoát khỏi sự xấu xa, thối nát của xã hội. Tính trào phúng và sâu cay của bài thơ thể hiện rõ trong cách tác giả miêu tả những hình ảnh đau lòng và những hành vi đê tiện của những người đứng đầu chính quyền. Sự hỗn loạn và hỗn độn trong nhà tù cũng phản ánh rõ sự phá sản của chính trị và xã hội thời kỳ đó.

Viết đoạn văn làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân - mẫu 15

Bài thơ "Lai Tân" của Hồ Chí Minh là một tác phẩm trào phúng và tố cáo sắc bén về hiện thực xã hội Trung Quốc thời kỳ đó. Tính chất tố cáo nổi bật thông qua lời nhận xét cuối cùng của tác giả: "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình". Tác giả đã tận dụng lời nhận xét này để bóc lột sự phản đối và mỉa mai đối với những người đứng đầu chính quyền địa phương. Trước đó, thông qua hình ảnh của ba nhân vật ban trưởng, cảnh trưởng, và huyện trưởng, tác giả đã mô tả họ như những con người đầu tiên phải tuân thủ đạo lý, nhưng thực tế là họ đánh bạc, hút máu tù nhân, và đắm chìm trong thuốc phiện. Những hành động này không chỉ phản ánh sự dối trá và ranh mãnh mà còn chỉ rõ sự thối nát, thảm hại trong bộ máy chính quyền. Câu nhận xét "Trời đất Lai Tân vẫn thái bình" như một chiếc gương mỉa mai, ngụ ý rằng dù bề ngoài có vẻ yên bình, nhưng thực tế bên trong lại là một thế giới đen tối và tiêu cực. Lời nhận xét này nhấn mạnh sự đối lập giữa hình ảnh bình yên và thực tế đau lòng, tạo nên một tác phẩm tố cáo vô cùng mạnh mẽ và sâu sắc về xã hội phong kiến cũ và sự bất công đối với nhân dân.

Xem thêm các bài Soạn văn 8 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn văn 8 hay nhất, ngắn gọn của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Ngữ văn 8 Tập 1 và Tập 2 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên