Công thức tính độ ẩm tỉ đối hay, chi tiết hay nhất - Vật lí lớp 10
Công thức tính độ ẩm tỉ đối hay, chi tiết hay nhất
Bài viết Công thức tính độ ẩm tỉ đối hay, chi tiết Vật Lí lớp 10 hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính độ ẩm tỉ đối hay, chi tiết.
1. Khái niệm
- Độ ẩm tỉ đối cho biết mức độ ẩm của không khí tức còn bao nhiêu phần trăm nữa thì hơi nước trong không khí sẽ đạt đến giá trị bão hòa.
- Độ ẩm tỉ đối f của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng tỉ số phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối a và độ ẩm cực đại A của không khí ở cùng nhiệt độ.
2. Công thức
Trong đó
a: độ ẩm tuyệt đối (g/m3)
A: độ ẩm cực đại của không khí ở cùng nhiệt độ (g/m3)
f: độ ẩm tương đối (%)
3. Kiến thức mở rộng
- Từ công thức trên ta có thể tính:
+ Độ ẩm tuyệt đối a của không khí trong khí quyển là đại lượng đo bằng khối lượng hơi nước (tính ra gam) có trong 1 m3 không khí:
a = fA
+ Độ ẩm cực đại A của không khí ở một nhiệt độ nào đó là đại lượng có giá trị bằng khối lượng (tính ra gam) của hơi nước bão hòa chứa trong 1 m3 không khí ở nhiệt độ ấy:
- Áp suất của không khí được tạo nên từ áp suất của các khí khác nhau có trong không khí. Áp suất của riêng mỗi chất khí có trong không khí được gọi là áp suất riêng phần của khí đó.
+ Theo khí tượng học, độ ẩm tương đối f được tính gần đúng theo công thức:
Trong đó:
p là áp suất riêng phần của hơi nước (mmHg)
pbh: áp suất của hơi nước bão hòa trong không khí ở cùng 1 nhiệt độ (mmHg)
- Khối lượng hơi nước có trong phòng:
m = a.V = f.A.V
Trong đó: a là độ ẩm tuyệt đối (g/m3)
V là thể tích của phòng (m3).
f là độ ẩm tương đối (%)
- Ý nghĩa độ ẩm tỉ đối cho ta biết mức độ ẩm của không khí. Không khí càng ẩm thì độ ẩm tỉ đối của nó càng cao.
- Dụng cụ đo độ ẩm: các loại ẩm kế như ẩm kế tóc, ẩm kế khô – ướt, ẩm kế điểm sương...
- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí:
+ Độ ẩm tỉ đối của không khí càng nhỏ, sự bay hơi qua lớp da càng nhanh, thân người càng dễ bị lạnh.
* Ở 30 0C, con người vẫn cảm thấy dễ chịu khi độ ẩm tỉ đối bằng khoảng 25% và cảm thấy nóng bức khi vượt quá 80%.
* Ở 18 0C, con người cảm thấy lạnh khi độ ẩm tỉ đối là 25% và cảm thấy mát mẻ khi độ ẩm tỉ đối vượt quá 60%.
+ Độ ẩm tỉ đối cao hơn 80% tạo điều kiện cho cây cối phát triển nhưng lại dễ làm ẩm mốc, hư hỏng các máy móc, dụng cụ...
+ Để chống ẩm người ta phải thực hiện nhiều biện pháp như dùng chất hút ẩm, sấy nóng, thông gió...
Chất hút ẩm chống ẩm mốc hiệu quả (dùng cho thực phẩm)
4. Ví dụ minh họa
Bài 1: Ở nhiệt độ 300C, độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm cực đại của không khí lần lượt là 24,24 g/m3 và 30,3 g/m3. Độ ẩm tương đối của không khí khi đó là bao nhiêu?
Lời giải
Bài 2: Khối lượng riêng của hơi nước bão hòa ở 200C và 300C lần lượt là 17 g/m3 và 30 g/m3. Gọi a1, f1 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 200C; a2, f2 là độ ẩm tuyệt đối, độ ẩm tương đối của không khí ở 300C. Biết 3a1 = 2a2. Tỉ số f2/f1 bằng bao nhiêu?
Lời giải
Xem thêm các Công thức Vật Lí lớp 10 quan trọng hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)