Trọn bộ Công thức Vật Lí 8 quan trọng (sách mới)
Trọn bộ Công thức Vật Lí 8 Học kì 1, Học kì 2 quan trọng chương trình sách mới Khoa học tự nhiên 8 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, dễ dàng tổng kết lại kiến thức đã học từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Vật Lí 8.
Trọn bộ Công thức Vật Lí 8 quan trọng (sách mới)
Lưu trữ: Công thức Vật Lí 8 (sách cũ)
Chương 1: Cơ học
Chương 2: Nhiệt học
Công thức tính vận tốc
1. Định nghĩa
Vận tốc là đại lượng vật lí đặc trưng cho mức độ nhanh hay chậm của chuyển động. Độ lớn của vận tốc được xác định bằng độ dài của quãng đường mà vật đi được trong một đơn vị thời gian.
2. Công thức
* Công thức tính vận tốc:
Trong đó:
s: là độ dài quãng đường vật đi được
t: là khoảng thời gian vật đi hết quãng đường đó
v: là vận tốc của vật
* Đơn vị của vận tốc:
- Đơn vị của vận tốc phụ thuộc vào đơn vị đo độ dài (quãng đường) và đơn vị đo thời gian.
Bảng đơn vị vận tốc:
Đơn vị đo độ dài |
m |
m |
km |
km |
cm |
Đơn vị đo thời gian |
s |
phút |
h |
s |
s |
Đơn vị đo vận tốc |
m/s |
m/phút |
km/h |
km/s |
cm/s |
- Đơn vị hợp pháp của vận tốc là: m/s và km/h.
* Dụng cụ đo độ lớn của vận tốc: là tốc kế (còn gọi là đồng hồ vận tốc). Tốc kế thường gắn trên xe ô tô, xe máy để đo vận tốc chuyển động của xe.
3. Kiến thức mở rộng
- Công thức tính quãng đường vật đi được: s = v.t.
Công thức tính thời gian vật chuyển động:
- Trong hàng hải người ta thường dùng “nút” làm đơn vị đo vận tốc.
1 nút = 1 hải lý/h = 1,852 km/h = 0,514 m/s.
- Vận tốc ánh sáng là 300 000 km/s. Trong vũ trụ, khoảng cách giữa các thiên thể rất lớn, vì vậy trong thiên văn đơn vị độ dài người ta dùng là “năm ánh sáng”. Năm ánh sáng là quãng đường ánh sáng truyền đi trong thời gian một năm.
1 năm ánh sáng = 300 000.365.24.3600= 9,4608.1012 km ≈ 1016m.
Vậy mà, khoảng cách từ ngôi sao gần nhất đến Trái Đất lên tới 4,3 năm ánh sáng (gần bằng 43 triệu tỉ mét).
Công thức tính vận tốc trung bình
1. Định nghĩa
- Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. VD: chuyển động của đầu kim đồng hồ, chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời,…
- Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. VD: Chuyển động của xe máy, ô tô trên đường, …
- Để đặc trưng cho sự nhanh, chậm của một chuyển động không đều, ta dùng khái niệm vận tốc trung bình.
2. Công thức
*Công thức tính vận tốc trung bình:
Trong đó:
s: là tổng quãng đường vật đi được,
t: là tổng thời gian vật đi hết quãng đường đó,
vtb: là vận tốc trung bình của vật trên quãng đường s.
*Chú ý: Khi nói đến vận tốc trung bình phải nói rõ vận tốc trung bình đó tính trên đoạn đường nào; vì trên các đoạn đường khác nhau, vận tốc trung bình có thể khác nhau.
3. Kiến thức mở rộng
- Công thức tính tổng quãng đường vật đi được: s = vtb.t.
- Công thức tính tổng thời gian vật chuyển động:
- Khi biết độ dài từng phần quãng đường s1, s2,…, sn của cả quãng đường và thời gian tương ứng t1, t2,…, tn ta tính vận tốc trung bình theo công thức:
Chú ý: Nếu trong thời gian đi cả quãng đường s mà vật dừng lại nghỉ thì tổng thời gian t bao gồm cả thời gian nghỉ.
Phải đổi các quãng đường, thời gian về cùng đơn vị trước khi tính.
- Vận tốc trung bình hoàn toàn khác với trung bình cộng của vận tốc:
- Một số vận tốc trung bình:
Vật chuyển động |
Con ốc sên |
Người đi bộ |
Người đi xe đạp |
Ô tô du lịch |
Tàu hoả |
Máy bay |
Âm thanh trong không khí |
Ánh sáng |
|
Vận tốc |
m/s |
0,0014 |
1,5 |
4 |
15 |
15 |
200 |
340 |
3.108 |
km/h |
0,005 |
5,4 |
14,4 |
54 |
54 |
720 |
1224 |
1,08.109 |
Công thức tính Áp suất
1. Định nghĩa
- Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
- Áp suất là độ lớn của áp lực trên một đơn vị diện tích bị ép.
Ví dụ: Người và tủ, bàn ghế, máy móc … luôn tác dụng lên nền nhà những lực ép có phương vuông góc với mặt sàn.
2. Công thức
- Công thức tính áp suất:
Trong đó:
F: là áp lực (N)
S: là diện tích bị ép (m2)
p: là áp suất (N/m2)
- Đơn vị của áp suất là Paxcan (Pa): 1 Pa = 1 N/m2.
Chú ý: kí hiệu của áp suất là chữ cái p viết thường
3. Kiến thức mở rộng
- Dựa vào công thức tính áp suất: , ta suy ra:
+ Công thức tính áp lực: F = p.S
+ Công thức tính diện tích mặt bị ép:
- Công thức tính diện tích bị ép với hình dạng cho trước:
+ Hình vuông: S = a2 (a là độ dài của mỗi cạnh hình vuông).
+ Hình chữ nhật: S = a.b (a và b lần lượt là chiều dài và chiều rộng của hình chữ nhật).
+ Hình tròn thì S = p.r2 (với r là bán kính của hình tròn).
- Xác định áp lực: Áp lực của vật tác dụng lên mặt phẳng thường bằng trọng lượng của vật (P).
Công thức tính trọng lượng của vật: P = 10.m
Trong đó:
m: là khối lượng của vật (kg),
P: là trọng lượng của vật (N).
4. Bài tập minh họa
BÀI TẬP 1: Một lọ hoa có khối lượng 500g được đặt trên bàn. Tính áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn, biết đáy bình hoa là hình tròn có đường kính bằng 5cm.
Tóm tắt:
m = 500 g, r = 5 cm: p = ?
Giải:
Đổi: 500 g = 0,5 kg; 5 cm = 0,05 m.
Áp lực mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn bằng trọng lượng của lọ hoa:
F = P = 10.m = 10.0,5 = 5 (N).
Diện tích mặt bị ép bằng diện tích đáy bình hoa:
S = p.r2 = p.0,052 » 7,85.10-3 (m2)
Áp suất mà lọ hoa tác dụng lên mặt bàn là:
BÀI TẬP 2: Chiếc tủ lạnh gây ra một áp suất 1600 Pa lên sàn nhà. Biết diện tích tiếp xúc của tủ và sàn nhà là 0,5 m2. Hãy tính khối lượng của chiếc tủ lạnh?
Tóm tắt:
p = 1600 Pa, S = 0,5 m2: m = ?
Giải:
Áp lực mà tủ lạnh tác dụng lên sàn nhà là:
F = p.S =1600.0,5 = 800 (N)
Áp lực F do tủ lạnh tác dụng lên sàn nhà có độ lớn bằng trọng lượng P của tủ:
P = 10.m = F = 800 (N)
Vậy khối lượng của tủ lạnh là:
..........................
..........................
..........................
Trên đây là phần tóm tắt một số công thức Vật Lí lớp 8 Học kì 1, Học kì 2 năm học 2021 - 2022 quan trọng, để xem chi tiết mời quí bạn đọc vào từng công thức trên!
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)