Ôn tập biện pháp tu từ lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Tài liệu Ôn tập biện pháp tu từ lớp 8 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 8.

Ôn tập biện pháp tu từ lớp 8 (Lý thuyết, Bài tập)

Xem thử

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

I. Biện pháp tu từ là gì?

- Khái niệm: Biện pháp tu từ là một trong những biện pháp nghệ thuật hay được sử dụng trong các tác phẩm văn học. Nhờ việc sử dụng các biện pháp tu từ, tác giả có thể dễ dàng hơn trong việc truyền đạt suy nghĩ, cảm xúc về mỗi sự vật, sự việc đến bạn đọc một cách dễ dàng và sinh động hơn.

- Tác dụng:

+ Tăng sự gợi hình, gợi cảm cho con người, cảnh vật và thiên nhiên.

+ Nhằm thu hút người đọc, người nghe.

+ Thể hiện sự đa dạng, độc đáo về từ vựng và ngữ pháp tiếng Việt.

+ Giúp người đọc, người nghe dễ nhớ và tạo ấn tượng độc đáo cho người đọc.

+ Thể hiện trọn vẹn tâm tư, tình cảm, cảm xúc, nguyện vọng của tác giả.

II. Biện pháp tu từ so sánh

- Khái niệm: Là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Quảng cáo

- Ví dụ: Cô gái ấy xinh như nàng tiên vậy!

- Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự vật được nhắc tới, giúp câu văn trở nên sinh động, gây hứng thú với người đọc.

III. Biện pháp tu từ nhân hóa

- Khái niệm: Là biện pháp tu từ để chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ…vốn chỉ được dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, cây cối…

- Ví dụ: “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”

- Tác dụng: Làm cho sự vật, cây cối trở nên gần gũi và sinh động hơn.

IV. Biện pháp tu từ ẩn dụ

- Khái niệm: Là phương thức biểu đạt gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với sự vật chính

- Ví dụ: “Vân xem trang trọng khác vời. Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.”

Ẩn dụ “Khuôn trăng đầy đặn”: gương mặt sáng như trăng rằm.

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

Quảng cáo

+ Mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao gợi những sự liên tưởng ý nhị, sâu sắc.

V. Biện pháp tu từ hoán dụ

- Khái niệm: là việc dùng tên sự vật hiện tượng này để gọi tên sự vật hiện tượng khác dựa trên những điểm giống nhau, gần gũi giữa chúng.

- Ví dụ: Lá vàng còn ở trên cây

Lá xanh rụng xuống trời ơi là trời

Nói về sự chia ly (sống chết) bằng biện pháp hoán dụ thể hiện sự tiếc thương, mất mát đi ngược với quy luật của cuộc sống qua đó diễn tả nỗi đau của sự chia lìa.

- Tác dụng:

+ Làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt

+ Mang tính hàm súc, cô đọng, giá trị biểu đạt cao

VI. Biện pháp tu từ nói quá

- Khái niệm: là cách nói phóng đại quy mô, mức độ, tính chất của sự vật, sự việc hay hiện tượng có thật trong thực tế

Quảng cáo

- Ví dụ:

“Chọc trời khuấy nước mặc dầu

Dọc ngang nào biết trên đầu có ai”

(Nguyễn Du)

- Tác dụng: Giúp hiện tượng, sự vật miêu tả được nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm cho người nghe, người đọc.

VII. Biện pháp tu từ nói giảm, nói tránh

- Khái niệm: là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt ý nghĩa tế nhị hơn và uyển chuyển.

- Ví dụ: Bà nội của em đã ra đi được một khoảng thời gian rồi nhưng tình thương của ông thì vẫn còn đâu đây rất gần.

- Tác dụng: tránh gây cảm giác quá đau buồn, nặng nề, tránh thô tục, mất lịch sự.

VIII. Biện pháp tu từ điệp từ, điệp ngữ

- Điệp từ (hay còn gọi là điệp ngữ) là một biện pháp tu từ trong văn học chỉ việc lặp đi, lặp lại một từ hoặc một cụm từ, nhằm nhấn mạnh, khẳng định, liệt kê, ... để làm nổi bật vấn đề khi muốn nói đến.

- Ví dụ:

“… Nhớ sao lớp học i tờ
Đồng khuya đuốc sáng những giờ liên hoan
Nhớ sao ngày tháng cơ quan
Gian nan đời vẫn ca vang núi đè
o...”

→ Cụm từ "Nhớ sao" là điệp ngữ

- Tác dụng:

+ Tạo sự nhấn mạnh

+ Tạo sự khẳng định

+ Tạo sự liệt kê

IX. Bài tập ôn tập các biện pháp tu từ

Bài 1. Hãy tìm phép ẩn dụ trong những câu thơ dưới đây:

“Trăng cứ tròn vành vạnh

Kể chi người vô tình”

(Ánh trăng – Nguyễn Duy)

Trả lời:

Hình ảnh “trăng cứ tròn vành vạnh” ẩn dụ: trước sau như một, sự chung thủy, vẹn nguyên của thiên nhiên quê hương.

Bài 2. Tìm những hình ảnh so sánh trong các khổ thơ sau:

Bế cháu ông thủ thỉ:

Cháu khỏe hơn ông nhiều.

Ông là buổi trời chiều

Cháu là ngày rạng sáng.

Phạm Cúc

Em hãy tìm các sự vật có nét giống nhau được so sánh trong các câu trên.

Trả lời:

Các hình ảnh so sánh:

- Sức cháu được so sánh với sức ông: Cháu khỏe hơn ông nhiều.

- Ông được so sánh với buổi trời chiều vì ông đã già.

- Cháu được so sánh với ngày rạng sáng vì cháu ngày càng lớn và khỏe mạnh.

Bài 3. Cho các từ sau: chiếc bút, tán lá xanh. Em hãy đặt câu với những từ nêu trên, có sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa.

Trả lời:

- Chiếc bút chăm chỉ nắn nót viết bài.

- Tán lá xanh rung rinh nhảy máy trong làn gió mới.

Bài 4. Sử dụng biện pháp tu từ nói giảm nói tránh để thay đổi các câu sau:

a. Chiếc khăn len này được đan thật xấu.

b. Con chó đã chết rồi.

Trả lời:

a. Chiếc khăn len này được đan thật xấu. → Chiếc khăn len này được đan chưa khéo lắm.

b. Con chó đã chết rồi. → Con chó đã ra đi rồi.

Xem thử

Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 8 chọn lọc, hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên