Trắc nghiệm Cái trống trường em (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 15 câu hỏi trắc nghiệm Cái trống trường em Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.

Trắc nghiệm Cái trống trường em (có đáp án) - Kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Câu 1. Ghép các mảnh ghép để giải nghĩa cho các từ sau:

Quảng cáo

1. Ngẫm nghĩ                                              a. cái khung để đặt trống

2. Giá (trống)                                               b. suy nghĩ kĩ, nghĩ đi nghĩ lại kĩ càng

A. 1- a, 2-b

B. 1-b, 2-a

Câu 2. Hoàn thiện khổ thơ sau:

ngẫm nghĩ             ba tháng                nghỉ

Cái trống trường em

Mùa hè cũng ..........

Suốt .......... liền

Trống nằm .......

A. nghỉ / ba tháng / ngẫm nghĩ

B. ba tháng / nghỉ / ngẫm nghĩ

C. ngẫm nghĩ / nghỉ / ba tháng

D. ba tháng / ngẫm nghĩ / nghỉ

Quảng cáo

Câu 3. Hoàn thiện khổ thơ:

Buồn           Bọn mình              tiếng ve

........ không hả trống

Trong những ngày hè

......... đi vắng

Chỉ còn .........?

A. Buồn / Bọn mình / tiếng ve

B. Bọn mình / Buồn / tiếng ve

C. Buồn / tiếng ve / Bọn mình

D. tiếng ve / Buồn / Bọn mình

Câu 4. Hoàn thiện khổ thơ:

lặng im                 mừng vui               giá              chúng em

Cái trống .........

Nghiêng đầu trên ........

Chắc thấy ............

Nó ..........quá!

A. lặng im / giá / chúng em / mừng vui

B. mừng vui / giá / lặng im / chúng em

C. chúng em / lặng im / giá / mừng vui

D. giá / chúng em / mừng vui / lặng im

Câu 5. Hoàn thiện khổ thơ sau:

Quảng cáo

tưng bừng             năm học                gọi

Kìa trống đang ......

Tùng! Tùng! Tùng! Tùng!

Vào ........ mới

Giọng vang ...........

A. năm học / gọi / tưng bừng

B. tưng bừng / năm học / gọi

C. gọi / năm học / tưng bừng

D. gọi / tưng bừng / năm học

Câu 6. Bài thơ là lời của ai?

A. Cái trống

B. Bác bảo vệ

C. Thầy cô

D. Bạn học sinh

Câu 7. Bạn học sinh kể gì về trống trường trong những ngày hè?

A. Trống nghỉ ngơi, thư giãn trong những ngày hè

B. Trống nằm ngẫm nghĩ suốt ba tháng liền

C. Trống bận rộn đi tân trang lại mình

D. Trống được luyện cho tiếng kêu thật âm vang

Quảng cáo

Câu 8. Tiếng trống trường trong khổ cuối báo hiệu điều gì?

A. Đến giờ ra chơi

B. Đến giờ tan học

C. Kết thúc năm học

D. Bắt đầu năm học mới

Câu 9. Khổ thơ nào cho thấy bạn học sinh trò chuyện với trống trường như với một người người bạn?

A. Khổ 1

B. Khổ 2

C. Khổ 3

D. Khổ 4

Câu 10. Ở khổ thơ 2, học sinh xưng hô, trò chuyện thân mật như thế nào với cái trống trường? (chọn 2 đáp án)

A. Xưng là “bọn mình” và gọi trống là “trống”

B. Xưng là “cháu” và gọi trống là “bác trống”

C. Hỏi trống rằng có buồn không khi các bạn học sinh đi vắng trong những ngày hè

D. Hỏi trống rằng đã làm gì trong suốt những ngày hè

Câu 11. Qua bài thơ, em thấy tình cảm của bạn học sinh với cái trống như thế nào? (chọn 2 đáp án)

A. Bạn học sinh xem cái trống như một người bạn thân thiết

B. Bạn học sinh xem cái trống như bác bảo vệ

C. Bạn học sinh rất yêu quý cái trống

D. Bạn học sinh rất yêu và gắn bó với ngôi trường của mình

Câu 12.  Nội dung chính của bài Cái trống trường em là gì?

A. Tình cảm yêu thương, gắn bó của các bạn học sinh đối với các trống, với ngôi trường

B. Niềm vui háo hức của các bạn học sinh khi được nghỉ hè

C. Niềm vui của các bạn học sinh khi bắt đầu năm học mới

D. Nỗi buồn của các bạn học sinh khi phải chia xa mái trường

Câu 13. Những từ ngữ nào dưới đây nói về trống trường như nói về con người? (chọn 2 đáp án)

A. ngẫm nghĩ

B. mừng vui

C. buồn

D. đi vắng

Câu 14. Đâu là lời tạm biệt của các bạn học sinh với trống trường? (chọn 2 đáp án)

A. Xin chào trống trường!

B. Trống ơi, tạm biệt cậu nhé!

C. Tạm biệt nhé! Bọn mình về nghỉ hè đây. Trống đừng buồn quá nhé!

D. Trống trường có khỏe không?

Câu 15. Đâu là lời tạm biệt bạn bè khi bắt đầu nghỉ hè? (chọn 2 đáp án)

A. Chào bạn! Hẹn ngày mai gặp nhau ở lớp nhé!

B. Tạm biệt mọi người! Nghỉ hè vui vẻ nhé!

C. Tạm biệt mọi người! Hẹn gặp lại vào năm học mới nhé!

D. Tạm biệt cô giáo! Chúc cô nghỉ hè vui vẻ ạ!

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 2 Kết nối tri thức khác