Trắc nghiệm Luyện tập trang 121, 122 (có đáp án) - Kết nối tri thức

Với 20 câu hỏi trắc nghiệm Luyện tập trang 121, 122 Tiếng Việt lớp 2 có đáp án chi tiết, chọn lọc sách Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2.

Trắc nghiệm Luyện tập trang 121, 122 (có đáp án) - Kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Luyện tập: Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình; Dấu chấm, Dấu chấm hỏi, dấu chấm than

Câu 1. Đâu là từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình? 

Quảng cáo

A. bố mẹ

B. xinh xắn

C. ông bà

D. chia sẻ

Câu 2. Đâu không phải là từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình? 

A. yêu thương

B. nhường nhịn

C. mũm mĩm

D. thấu hiểu

Quảng cáo

Câu 3. Đâu không phải là từ ngữ chỉ tình cảm của người thân trong gia đình? 

A. chăm sóc

B. chăm chỉ

C. quan tâm

D. yêu thương

Câu 4. Sắp xếp những từ sau vào các nhóm thích hợp: 

kính trọng             yêu thương            bố mẹ

xinh xắn                quan tâm               cậu mợ

A. Từ ngữ chỉ tình cảm gia đình: Kính trọng, yêu thương, quan tâm

B. Từ ngữ không chỉ tình cảm gia đình: Bố mẹ, xinh xắn, cậu mợ

C. Cả hai đáp án trên.

Câu 5. Sắp xếp những từ sau vào các nhóm thích hợp: 

Quảng cáo

chia sẻ         thô ráp        yêu thương

quan tâm     cô bác         ông bà

A. Từ ngữ chỉ tình cảm gia đình: Chia sẻ, yêu thương, quan tâm

B. Từ ngữ không chỉ tình cảm gia đình: Thô ráp, cô bác, ông bà

C. Cả hai đáp án trên.

Câu 6. Sắp xếp các từ sau thành một câu nói về tình cảm của người thân trong gia đình: 

của mình.             kính trọng             ông bà        Nga             luôn

A. Ông bà luôn kính trọng Nga của mình.

B. Nga kính trọng ông bà luôn của mình.

C. Nga luôn kính trọng ông bà của mình.

D. Ông bà của mình luôn kính trọng Nga.

Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành một câu nói về tình cảm của người thân trong gia đình: 

con cái.       luôn             Bố mẹ          yêu thương

A. Bố mẹ yêu thương luôn con cái.

B. Luôn bố mẹ yêu thương con cái.

C. Bố mẹ luôn yêu thương con cái.

D. Con cái luôn yêu thương bố mẹ.

Quảng cáo

Câu 8. Sắp xếp các từ sau thành một câu nói về tình cảm của người thân trong gia đình: 

chúng em.    Mẹ     chăm sóc     chị em         hai     cho    luôn

A. Mẹ luôn chăm sóc cho hai chị em chúng em.

B. Mẹ chăm sóc luôn cho hai chị em chúng em.

C. Mẹ chăm sóc hai chị em luôn cho chúng em.

D. Mẹ cho hai chị em chăm sóc luôn chúng em.

Câu 9. Từ ngữ nào mà bạn nhỏ nói về tính cách của bố mình trong đoạn văn sau: 

Khi dạy em học, bố rất kiên nhẫn . Khi chơi cùng em, bố rất vui tính . Mỗi khi em mắc lỗi, bố nghiêm khắc dạy bảo nhưng cũng dễ tha thứ . 

A. vui tính

B. nghiêm khắc

C. kiên nhẫn

D. Tất cả đáp án trên

Câu 10. Điền dấu câu thích hợp vào chỗ trống: 

Bố: - Nam ơi ....... Con hãy đặt một câu có từ “đường” nhé!

Con: - Bố em đang uống cà phê.

Bố: - Thế từ “đường” đâu?

Con: - Dạ, đường có ở trong cốc cà phê rồi ạ. 

A. dấu chấm than

B. dấu chấm

C. dấu chấm hỏi

D. dấu phẩy

Luyện tập: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm với người thân

Câu 1. Đọc đoạn văn và cho biết bạn nhỏ kể về ai?

Trong nhà, mẹ là người luôn ở bên tôi. Mỗi khi tôi ốm hay mệt, mẹ thức thâu đêm chăm sóc tôi. Mỗi khi gặp bài học khó, mẹ là người động viên, giúp đỡ tôi. Được ai khen, tôi nghĩ ngay đến mẹ. Tôi biết mẹ sẽ rất vui khi tôi làm được việc tốt. Tôi rất yêu mẹ tôi. 

A. bố

B. mẹ

C. ông

D. bà

Câu 2. Câu văn nào thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với người thân? (chọn 2 đáp án)

A. Trong nhà, mẹ là người luôn ở bên tôi. 

B. Mỗi khi tôi ốm hay mệt, mẹ thức thâu đêm chăm sóc tôi. 

C. Được ai khen, tôi nghĩ ngay đến mẹ. 

D.  Tôi rất yêu mẹ tôi. 

Câu 3. Đọc đoạn văn và cho biết vì sao người đó được bạn nhỏ yêu quý?

Trong nhà, mẹ là người luôn ở bên tôi. Mỗi khi tôi ốm hay mệt, mẹ thức thâu đêm chăm sóc tôi. Mỗi khi gặp bài học khó, mẹ là người động viên, giúp đỡ tôi. Được ai khen, tôi nghĩ ngay đến mẹ. Tôi biết mẹ sẽ rất vui khi tôi làm được việc tốt. Tôi rất yêu mẹ tôi. 

A. Vì cô giáo luôn quan tâm bạn nhỏ.

B. Vì bố luôn chỉ dạy bạn nhỏ những điều hay lẽ phải.

C. Vì bà luôn đọc truyện cho bạn nhỏ mỗi tối.

D. Vì bạn nhỏ nhận ra tình cảm to lớn mà mẹ dành cho mình.

Câu 4. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh: 

của em.        kể về            Em     muốn           kính yêu       bà nội

A. Em muốn kể về bà nội kính yêu của em.

B. Em kể về bà nội kính yêu của em muốn.

C. Em muốn bà nội kính yêu của em kể về.

D. Bà nội kính yêu của em muốn kể về.

Câu 5. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh: 

em.    yêu    Em     rất     của    mẹ

A. Em rất yêu mẹ của em.

B. Em yêu mẹ rất của em.

C. Mẹ của em rất yêu em.

D. Em mẹ của rất yêu em.

Câu 6. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh: 

hằng ngày.   chăm sóc     Bà      cho em         là người

A. Bà là người chăm sóc cho em hằng ngày.

B. Hằng ngày bà chăm sóc là người cho em.

C. Bà chăm sóc hằng ngày là người cho em.

D. Bà cho em chăm sóc là người hằng ngày.

Câu 7. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh:

cho em.        Bố      những điều            luôn dành              tốt đẹp         nhất

A. Bố luôn dành những điều tốt đẹp nhất cho em.

B. Bố dành luôn những điều tốt đẹp nhất cho em.

C. Bố luôn dành cho em những điều tốt đẹp nhất.

D. Những điều tốt đẹp nhất bố dành luôn cho em.

Câu 8. Sắp xếp các từ sau thành câu hoàn chỉnh: 

thú vị.          Ông             câu chuyện            luôn             những          kể      cho em

A. Ông kể luôn cho em những câu chuyện thú vị.

B. Ông luôn kể cho em những câu chuyện thú vị.

C. Những câu chuyện thú vị ông luôn kể cho em.

D. Ông luôn những câu chuyện thú vị kể cho em.

Câu 9. Sắp xếp các ý sau thành thứ tự đúng khi thể hiện tình cảm với người thân: 

1. Em có tình cảm thế nào với người đó? Vì sao? 

2. Em muốn kể về ai trong gia đình?

A. 1-2

B. 2-1

Câu 10. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện đoạn văn viết về tình cảm với người thân: 

cuộc sống    mẹ     bữa ăn         dạy dỗ

Em rất yêu ........ của em. Mẹ là người chăm sóc và ....... em khôn lớn từng ngày. Mẹ nấu cho em những ........... ngon và bổ dưỡng. Mẹ luôn dạy emnhững điều hay và lẽ phải trong .......... 

A. mẹ / dạy dỗ / bữa ăn / cuộc sống

B. mẹ / cuộc sống / bữa ăn / dạy dỗ

C. bữa ăn / dạy dỗ / mẹ / cuộc sống

D. dạy dỗ / bữa ăn / mẹ / cuộc sống

TRẮC NGHIỆM ONLINE

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Tiếng Việt lớp 2 Kết nối tri thức có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 2 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 2 hay và chi tiết của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Các loạt bài lớp 2 Kết nối tri thức khác