Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da (4 mẫu)

Tổng hợp trên 20 đoạn văn Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da (hay nhất)

Quảng cáo

Đề bài: Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da.

Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da - mẫu 1

Trạng Lường Lương Thế Vinh nổi tiếng với nhiều giai thoại cho thấy ông tài trí hơn người như câu đố cân voi, đo độ dày của một tờ giấy.

Lương Thế Vinh sinh năm 1441 tại làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, Trấn Sơn Nam (nay là thôn Cao Phương, xã Liên Bảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định).

Thuở nhỏ, ông đã nổi tiếng học nhanh, sáng trí, sáng tạo trong việc học và chơi. Lần nọ, Vinh cùng bạn bè ngồi chơi dưới gốc cổ thụ. Cả bọn thách đố nhau đo chiều cao của cây. Thay vì trèo lên cây, Lương Thế Vinh lấy một cây gậy đo chiều dài của nó rồi dựng gậy trên mặt đất, đo chiều dài bóng gậy. Sau đó, ông tiếp tục đo bóng cây. Tính nhẩm một lát, Vinh đưa ra kết quả. Đám bạn không tin bèn dùng dây thừng đo lại, được kết quả đúng như của Vinh.

Quảng cáo

Lần khác, Lương Thế Vinh cùng bạn chơi bóng, quả bưởi làm bóng rơi xuống hố. Cả bọn loay hoay, không làm thế nào lấy được. Ông nghĩ ra cách đổ nước vào hố để quả bưởi nổi lên.

Nhờ tài toán học, Lương Thế Vinh không ít lần giúp những người xung quanh. Có lần, ông đến một khúc sông, thấy mấy người đang tìm cách đo chiều rộng của con sông để bắc cầu. Ông bèn đề nghị mọi người không bơi qua sông mà tìm cho ông mấy cái cọc. Ban đầu, mấy người này không tin nhưng khi thấy Vinh đóng cọc, ước lượng khoảng cách rồi tính nhẩm và công bố chiều rộng con sông, họ hoàn toàn thán phục tài năng của chàng trai trẻ. Thực tế, Lương Thế Vinh sử dụng kiến thức về tam giác đồng dạng để tính khoảng cách giữa hai bờ sông.

Với tài trí hơn người, Lương Thế Vinh nhanh chóng nổi tiếng học giỏi khắp vùng Sơn Nam. Vì thế, người ta thường so sánh ông với Quách Đình Bảo. Cùng dùi mài kinh sử nhưng hai ông có phương pháp học hoàn toàn trái ngược nhau. Trong khi Bảo ngày đêm vùi đầu khổ luyện, Vinh lại chơi nhiều hơn học. Tương truyền, trước kỳ thi Đình, Lương Thế Vinh sang làng của Quách Đình Bảo, định bàn chuyện cùng về kinh ứng thí. Khi nghỉ ngơi tại quán nước đầu làng, nghe người dân kể chuyện Bảo học quên ăn quên ngủ, ông quyết định quay về, không tán thành cách học của Bảo.

Quảng cáo

Quả nhiên, năm 1463, dưới thời vua Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh đỗ trạng nguyên trong khi Quách Đình Bảo đỗ thám hoa. Khi đó, chàng trai làng Cao Hương mới 22 tuổi.

Là người quang minh, lỗi lạc lại tài trí, Vinh được triều đình trọng dụng. Ông giữ nhiều chức quan quan trọng trong Hàn lâm viện, đồng thời là một trong số 28 thành viên của hội thơ Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông thành lập.

Tuy nhiên, đóng góp lớn nhất của ông cho nước nhà lại thuộc về lĩnh vực Toán học.

Theo Danh nhân đất Việt, khi sứ thần nhà Minh sang thăm nước ta, vua cử Lương Thế Vinh ra tiếp đón.

Trong một buổi đi chơi thuyền, ông ta thách đố quan trạng cân thử con voi nặng bao nhiêu. Vinh nhận lời rồi sai người dắt voi xuống thuyền, đánh dấu mức thuyền chìm trong nước. Xong xuôi, ông bảo dắt voi lên, chất đá xuống, nước ngập đến chỗ đánh dấu thì dừng. Sau đó, ông cho người chia nhỏ số đá, cân lên và tính tổng. Kết quả khiến sứ thần phục lăn nhưng vẫn không bỏ ý định thử tài trạng. Ông ta xé một tờ giấy, yêu cầu Lương Thế Vinh đo độ dày của nó. Trước tình huống khó xử này, ông vẫn ung dung nghĩ ra cách. Ông mượn sứ thần quyển sách, dùng thước đo độ dày cả quyển rồi chia với số trang để tính độ dày tờ giấy. Sứ thần nhà Minh hết sức bội phục trí tuệ linh hoạt của vị quan đất Việt.

Quảng cáo

Với tài năng toán học xuất sắc, Lương Thế Vinh được dân gian gọi là Trạng Lường. Ông cũng tổng kết kiến thức, viết nên cuốn Đại thành Toán pháp. Cuốn sách này được đưa vào chương trình thi cử suốt 450 năm trong lịch sử giáo dục Việt Nam.

Năm 1496, Lương Thế Vinh qua đời. Vua Lê Thánh Tông rất thương tiếc bèn viết bài thơ khóc Trạng:

Chiếu thư thượng đế xuống đêm qua

Gióng khách chương đài kiếp tại nhà

Cẩm tú mấy hàng về động ngọc

Thánh hiền ba chén ướt hồn hoa

Khí thiên đã lại thu sơn nhạc

Danh lạ còn truyền để quốc gia

Khuất ngón tay than tài cái thế

Lấy ai làm Trạng nước Nam ta.

Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da - mẫu 2

Vôn-gang A-ma-đơ Mô-da là nhạc sĩ thiên tài, một ngôi sao chói lọi, một thần đồng trong lịch sử âm nhạc thế giới. Tất cả những từ đẹp đẽ nhất để nói về tài năng âm nhạc đều xứng đáng có thể dành cho ông. Mô-da được mệnh danh là “Mặt trời âm nhạc” do tài năng kiệt xuất, độc nhất vô nhị, cũng như tính chất âm nhạc rất trong trẻo, rực rỡ, tươi sáng. Ngay từ khi còn sống, cuộc đời của Mô-da đã có nhiều chi tiết đặc biệt. Vì thế, theo dòng thời gian, cuộc đời ông được tô điểm bằng nhiều câu chuyện mang nét huyền thoại, không rõ hư hay thực.

Mô-da sinh ngày 27/1/1756 trong một gia đình âm nhạc ở thị trấn San-buốc, nước Áo. Cha là Lê-ô-pôn, một nghệ sĩ chơi đàn violon có tiếng trong dàn nhạc của nhà quí tộc ở San-buốc, ông cũng là người dạy dỗ âm nhạc cho Mô-da. Gia đình Mô-da có 2 người con, đó là Nan-nếc, chị gái và Mô-da. Hai chị em cùng tỏ ra có năng khiếu đặc biệt về âm nhạc. Nan-nếc nhiều hơn em trai năm tuổi, từ khi 4 tuổi, cô đã có biểu hiện của một tài năng âm nhạc, chỉ sau một năm luyện tập đã đánh được những bản nhạc khá hóc búa. Tuy nhiên, tài năng của người em còn vượt xa hơn. Sở dĩ, người ta gọi Mô-da là thần đồng âm nhạc vì tài năng của ông đặc biệt và được bộc lộ từ lúc còn rất nhỏ.

Một buổi sáng mùa thu năm 1758, bà Anna  Maria- mẹ của Môda ở nhà cùng cậu con trai, ông Lê-ô-pôn đã đi làm, còn Nan-nếc thì đi học. Như lệ thường, bà ngồi vào đàn clavơxanh (đàn piano cổ) và bắt đầu chơi những bản nhạc mà hàng ngày Nan-nếc vẫn luyện tập. Trước đó, bà cẩn thận đặt Mô-da ngồi trên chiếc ghế, phía bên phải cây đàn, để vừa đánh đàn vừa dễ dàng quay sang nói chuyện và trông nom cậu bé.

Trong khi mẹ chơi đàn, Mô-da rất chăm chú nghe và quan sát những ngón tay đang di chuyển của bà mẹ, có vẻ như những bản nhạc đang thu hút được sự chú ý của cậu. Không lâu, sau khi đã chơi một số bản nhạc ngắn, bà Maria đứng lên, đi vào bếp để lấy một cốc nước. Trước khi đi, bà đẩy chiếc ghế mà Mô-da đang ngồi sát lại cây đàn, cho cậu bé bám vào thành đàn đề phòng cậu có thể bị ngã.

Khi đang rót nước vào cốc, bà Maria chợt nghe thấy bản nhạc vừa chơi vang lên từ phòng khách, thầm ngạc nhiên nghĩ rằng cô con gái hôm nay lại đi học về sớm, bà hỏi vọng ra ngoài phòng khách: “ Sao về học sớm vậy, Nan-nếc ? ”. Không có tiếng trả lời, bà liền nghiêng người nhìn ra phía ngoài. Bỗng nhiên bà  sững người, suýt đánh rơi cả chiếc cốc trên tay, khi nhìn thấy cậu con trai bé nhỏ của mình đang mải miết đánh lại bản nhạc mà lúc trước bà đã tập. Tuy mức độ thuần thục và tốc độ của bản nhạc chưa thật chính xác, nhưng đó chính là bản nhạc mà bà vừa chơi. Không tin được ở mắt mình, sau giây lát định thần, bà Maria tiến gần lại cây đàn, nơi cậu bé vẫn đang say sưa chơi nhạc, bà hỏi:

- Con trai của mẹ, tại sao con đánh được bài này ? Chị Nan-nec đã dạy con từ khi nào vậy ?

- Không, chị đã dạy con đâu, vừa nghe mẹ chơi đàn, con chỉ đánh lại thôi. Bà mẹ càng ngạc nhiên :

- Con nói gì? Vừa nghe mẹ chơi mà con đã đánh được như vậy sao? Không thể tin nổi ? Thấy cậu con trai tỏ vẻ chú ý và rất thích thú với cây đàn, bà Maria hỏi:

- Nếu con muốn tiếp tục được đánh đàn, hãy nghe mẹ chơi đoạn nhạc ngắn này, rồi con thử đánh lại xem.

Tay trái giữ vai Mô-da, còn tay phải bà chạy trên những phím đàn một giai điệu ngắn. Ngay khi giai điệu vừa kết thúc, bàn tay bé xíu của cậu bé  đặt lên phím đàn, không hề có chút ngập ngừng, cậu đánh lại giai điệu vừa xuất hiện. Cậu chơi chính xác cứ như đã từng tập nó nhiều lần. Bà Maria lại chuyển sang một giai điệu khác, lần này đó là một câu nhạc do bà tự nghĩ ra, Mô-da cũng đánh lại chính xác. Rồi những câu tiếp theo, ngày  càng trở nên dài hơn, khó nhớ hơn, cậu bé cũng đánh lại được gần như là hoàn hảo. Đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, càng thử, bà Maria càng thấy được khả năng đặc biệt của con trai mình.

Đến trưa, khi ông Lê-ô-pôn về nhà, việc đầu tiên, bà Maria gọi ông đến bên cây đàn để cho ông chứng kiến khả năng đặc biệt của cậu con trai. Bây giờ đến lượt ông bố ngỡ ngàng khi thấy con trai mình, mọi ngày chỉ bình thường như những cậu bé khác, bỗng nhiên có những biểu hi

Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da - mẫu 3

Thuở nhỏ, Lương Thế Vinh trọ học ở phía Nam thành Thăng Long. Vinh rất thông minh, học hành chóng giỏi. Trong khi chơi đùa với các bạn, Vinh thường tìm được nhiều trò chơi lí thú.

Một hôm Vinh và các bạn thi nhau nặn voi xem ai khéo. Khi đem voi ra đọ các bạn đều phải chịu con voi của Vinh thích hơn cả. Nó uốn được vòi, nó bò được mà đôi tai lại biết phe phẩy như voi thật. Có gì đâu, Vinh đã lấy con đỉa làm vòi voi, lấy bươm bướm làm tai voi, và cậu bé thông minh đã gắn bốn chân ông voi đất lên mai bốn con cua kềnh. Thế là voi cử động được.

Một lần khác, các trẻ nhỏ chơi đánh cù. Quả cù làm bằng trái bưởi xanh nướng dẻo. Lũ trẻ chơi rất hăng. Bỗng cù lăn tọt xuống một cái hố sâu cạnh bãi, với tay không tới. Thò chân khoắng cũng không lấy lên được. Bọn trẻ tiu nghỉu định bỏ ra về thì Lương Thế Vinh gọi chúng lại. Cậu bé bảo các bạn dùng chậu múc nước hồ đổ vào hố. Nước lên đến đâu, bưởi nổi lên đến đấy. Mọi được cù lên, trò chơi lại tiếp diễn rất hăng.

Lớn lên, Lương Thế Vinh học rất giỏi, thi đỗ Trạng nguyên. Ông đã đem tài năng của mình ra giúp nước. Có một lần sứ thần của vua nhà Minh bên Trung Quốc sang thăm dò người giỏi ở nước ta. Vua Lê giao cho Lương Thế Vinh tiếp. Trong một buổi đi chơi dọc sông Tô Lịch, sứ Minh thấy một con voi lớn. Để thử tài Vinh, sứ nhà Minh cho lấy cái cân và nhờ Vinh cân xem voi nặng bao nhiêu. Tuy biết Lương Thế Vinh là người giỏi, nhưng lần này sứ nhà Minh yên trí sẽ làm ngượng mặt được quan Trạng nước Nam.

Biết được bụng dạ của viên sứ, Vinh mỉm cười cầm cân và cho quản tượng dắt voi xuống mảng. Sứ Minh còn đương ngơ ngác thì thấy Vinh đã đo xong chiều cao của phần mảng bị chìm. Sau đó, Vinh sai lính dắt voi lên và xếp đá xuống. Khi mảng đã chìm sâu đến mức chở voi ban nãy thì Vinh cho ngừng chuyển đá và dùng cân, cân số đá trên mảng.

Chợt hiểu ra, sứ Minh cung kính nói với Lương Thế Vinh:

- Nước tôi chưa chắc có người hơn được tài quan Trạng. Xin bái phục! Xin bái phục!

Giới thiệu về tài năng của một trong những nhân vật Lương Thế Vinh, Lu-i Pa-xtơ, Mô-da - mẫu 4

Trạng nguyên Lương Thế Vinh là một bậc đại tài trong lịch sử nước ta. Ông thông minh ứng biến trước Sứ Tàu để bày cách cân cân nặng của con voi. Ông cho dắt voi lên thuyền, đánh dấu mực nước chênh lệch khi voi ở trên thuyền/ khi xuống thuyền. Xếp đá cho nước đạt mức chênh tương tự - rồi cân số cân nặng của đá. Từ đó, quy ra được cân nặng của voi là bao nhiêu.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 4 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN,GÓI THI ONLINE DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Soạn, giải Tiếng Việt lớp 4 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 và Tập 2 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên