Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8 (Chuyên đề dạy thêm Toán 8)

Tài liệu chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn Toán lớp 8 gồm các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao với phương pháp giải chi tiết và bài tập tự luyện đa dạng giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Toán 8.

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8 (Chuyên đề dạy thêm Toán 8)

Xem thử

Chỉ từ 500k mua trọn bộ (Chuyên đề) Phương pháp giải Toán 8 (cơ bản, nâng cao) bản word có lời giải chi tiết:

Quảng cáo

Chủ đề 38: HÌNH CHÓP TAM GIÁC ĐỀU

A. PHƯƠNG PHÁP

1. Khái niệm hình chóp tam giác đều

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Hình chóp tam giác đều là hình có đáy là tam giác đều các mặt bên là các tam giác cân bằng nhau chung một đỉnh. Đỉnh chung này được gọi là đỉnh của hình chóp tam giác đều.

+ Đường cao của hình chóp tam giác đều là đoạn nối đỉnh của hình chóp và trọng tâm của tam giác.

+ Trung đoạn của hình chóp tam giác đều là đường cao vẽ từ đỉnh của mỗi mặt bên.

2. Diện tích xung quang của hình chóp tam giác đều.

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều bằng tích của nửa chu vi đáy nhân với trung đoạn của hình chóp tam giác đều.

Công thức: \({S_{xq}} = p.d\)

Trong đó: + p là nửa chu vi

+ d: trung đoạn

3. Thể tích của hình chóp tam giác đều.

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Thể tích của hình chóp tam giác đều bằng \(\frac{1}{3}\) tích của diện tích đáy với chiều cao của khối chóp.

Công thức: \(V = \frac{1}{3}S.h\)

Trong đó:

+ S: diện tích mặt đáy

Lưu ý: Với tam giác đều cạnh bằng \({\rm{a}}\) thì độ dài đường cao là \(a\frac{{\sqrt 3 }}{2}\)

Quảng cáo

B. BÀI TẬP MẪU

Bài tập mẫu 1: Tính diện tích xung quanh của các hình chóp tam giác đều ở các hình vẽ bên dưới.

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Hướng dẫn giải

Hình 1: Áp dụng công thức tính diện tích xung quanh của hình chóp tam giác đều ta được: \({S_{xq}} = p.d\)

Trong đó: \(p = \frac{{7 + 7 + 7}}{2} = \frac{{21}}{2}\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Thay vào ta được:

\({S_{xq}} = \frac{{21}}{2} \cdot 5 = \frac{{105}}{2}\left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Hình 2: Nửa chu vi của đáy là:

\(p = \frac{{9 + 9 + 9}}{2} = \frac{{27}}{2}\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Trung đoạn là đường cao của tam giác đều cạnh bằng 9

Nên \(h = \frac{{9\sqrt 3 }}{2}\)

Nên diện tích xung quanh là: \({S_{x/}} = p \cdot d = \frac{{27}}{2} \cdot \frac{{9\sqrt 3 }}{2} = \frac{{243\sqrt 3 }}{3}\left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Bài tập mẫu 2: Tính thể tích của các hình chóp tam giác đều sau

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Hướng dẫn giải

Hình 1: Diện tích đáy là : \({S_{BCD}} = \frac{{{{10}^2}\sqrt 3 }}{4} = 25\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Quảng cáo

Thể tích hình chóp tam giác đều là:

\(V = \frac{1}{3} \cdot 25\sqrt 3 \cdot 12 = 100\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)

Hình 2: Diện tích đáy là : \({S_{BCD}} = \frac{{{8^2}\sqrt 3 }}{4} = 16\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Thể tích hình chóp tam giác đều là:

\(V = \frac{1}{3} \cdot 16\sqrt 3 \cdot 42 = 224\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}} \right).\)

Bài tập mẫu 3: Cho hình chóp tam giác đều có độ dài cạnh đáy là \[4cm\], chiều cao của hình chóp là \[6cm\]. Tính thể tích của hình chóp là?

Hướng dẫn giải

Cạnh của tam giác đáy là 4cm

Diện tích tam giác đáy là:

\({S_l} = \frac{{{4^2}\sqrt 3 }}{4} = 4\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Thể tích của hình chóp tam giác đều là:

\(V = \frac{1}{3}S \cdot h = \frac{1}{3} \cdot 4\sqrt 3 \cdot 6 = 8\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^3}} \right)\)

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Bài tập mẫu 4: Cho hình chóp tam giác đều cạnh 5cm và độ dài trung đoạn là 6cm. Tính diện tích xung quanh của hình chóp?

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Bài tập mẫu 5: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có thể tích là \[100c{m^3}\]; chiều cao của hình chóp là \[3cm\]. Tính độ dài cạnh đáy?

Hướng dẫn giải

Thể tích của hình chóp đều là: \(V = \frac{1}{3}S.h\)

Nên: \({S_d} = \frac{{3V}}{h} = \frac{{3.100}}{3} = 100\left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Gọi độ dài cạnh đáy là a.

Do đáy là tam giác đều nên diện tích đáy là: \({S_d} = \frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4}\left( {c{m^3}} \right)\).

Suy ra: \(\frac{{{a^2}\sqrt 3 }}{4} = 100\) hay \({a^2} = \frac{{100}}{{\sqrt 3 }} \approx 57,74\).

Do đó: \(a = \sqrt {57,74} \approx 7,6\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Vây độ dài cạnh đáy bằng: 7,6 \(\left( {{\rm{cm}}} \right)\)

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Bài tập mẫu 6: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các mặt là các tam giác đều. Gọi SH là đường cao của hình chóp, \[HC = 2\sqrt 3 \left( {cm} \right)\] . Tính AB.

Hướng dẫn giải

Gọi \(M\) là giao điểm của \(CH\) và \(AB\) ta có \(CM \bot AB\) và \(AM = BM\).

Vì \(H\) là trọng tâm \(\Delta ABC\) nên: \(CM = \frac{3}{2}CH = \frac{3}{2} \cdot 2\sqrt 3 = 3\sqrt 3 \left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Đặt \(AB = BC = x\).

Ta có: \(B{C^2} - M{B^2} = C{M^2}\) (định lí Pythagore cho \(\Delta {\rm{MBC}}\))

Nên: \({x^2} - {\left( {\frac{x}{2}} \right)^2} = {(3\sqrt 3 )^2}\) hay \(\frac{{3{x^2}}}{4} = 27\).

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Do đó: \(x = 6\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Vậy \(BA = 6{\rm{\;cm}}\).

Bài tập mẫu 7: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các mặt là các tam giác đều. Gọi SH là đường cao của hình chóp, \[HC = 2\sqrt 3 \left( {cm} \right)\] . Tính diện tích xung quanh hình chóp.

Hướng dẫn giải

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Ta có: \(CM = \frac{3}{2}HC = \frac{3}{2} \cdot 2\sqrt 3 = 3\sqrt 3 \left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Mà \(SM = CM\) (đường cao hai tam giác đều và bằng nhau)

Nên: \(SM = 3\sqrt 3 \left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Diện tích xung quanh là:

\({S_{xq}} = p \cdot d = \frac{{6 \cdot 3}}{2} \cdot 3\sqrt 3= 27\sqrt 3 \left( {{\rm{\;c}}{{\rm{m}}^2}} \right)\)

Bài tập mẫu 8: Cho hình chóp tam giác đều S.ABC có các mặt là các tam giác đều. Gọi SH là đường cao của hình chóp, \[HC = 3\sqrt 3 \left( {cm} \right)\]. Tình độ dài cạnh hình chóp.

Hướng dẫn giải

Gọi \({\rm{M}}\) là giao điểm của \({\rm{CH}}\) và \({\rm{AB}}\)

Ta có \(CM \bot AB\) và \(AM = BM\).

Vì \({\rm{H}}\) là trọng tâm \(\Delta ABC\)

Nên \(CM = \frac{3}{2}CH = \frac{3}{2} \cdot 3\sqrt 3 = \frac{{9\sqrt 3 }}{2}\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Chuyên đề Một số hình khối trong thực tiễn lớp 8

Đặt \({\rm{AB}} = {\rm{BC}} = {\rm{x}}\), ta có \(B{C^2} - M{B^2} = C{M^2}\) (định lý Pytago cho \(\Delta {\rm{MBC}}\))

Nên \({x^2} - {\left( {\frac{x}{2}} \right)^2} = {\left( {\frac{{9\sqrt 3 }}{2}} \right)^2}\). Từ đây ta tính được \(x = 9\left( {{\rm{\;cm}}} \right)\)

Vậy các cạnh của hình chóp có độ dài là 9cm.

................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm Chuyên đề dạy thêm Toán lớp 8 các chương hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Toán lớp 8 hay khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 8

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Lý thuyết & 700 Bài tập Toán lớp 8 có lời giải chi tiết có đầy đủ Lý thuyết và các dạng bài có lời giải chi tiết được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Đại số 8 và Hình học 8.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 8 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên