200+ Trắc nghiệm Chính trị học (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Chính trị có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Chính trị đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Chính trị học (có đáp án)
Câu 1. Thuộc tính đặc trưng của vật chất theo quan niệm Mác Lênin là gì?
A. Là một phạm trù triết học
B. Là thực tại khách quan tồn tại bên ngoài, không lệ thuộc vào cảm giác
C. Là toàn bộ thế giới hiện thực
D. Là tất cả những gì tác động vào giác quan ta gây lên cảm giác
Câu 2. Theo Ph.Ăngghen, một trong những phương thức tồn tại cơ bản của vật chất là:
A. Phát triển
B. Chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác
C. Phủ định
D. Vận động
Câu 3. Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất, đây là quan điểm:
A. Duy vật
B. Duy tâm
C. Nhị nguyên
D. Duy tâm chủ quan
Câu 4. Theo quan điểm triết học Mác, ý thức là:
A. Hình ảnh của thế giới khách quan
B. Hình ảnh phản ánh sự vận động và phát triển của thế giới khách quan
C. Là một phần chức năng của bộ óc con người
D. Là hình ảnh phản ánh sáng tạo lại hiện thức khách quan
Câu 5. Theo quan điểm của CNDVBC, nguồn gốc xã hội của ý thức là:
A. Lao động
B. Lao động và ngôn ngữ
C. Ngôn ngữ
D. Cả a, b, c đều sai
Câu 6. Chọn câu trả lời đúng:
A. Động vật bậc cao cũng có ý thức như con người
B. Ý thức chỉ có ở con người
C. Người máy cũng có ý thức như con người
D. Cả a, b, c đều sai
Câu 7. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay đổi vị trí của vật thể trong không gian?
A. Cơ học
B. Lý học
C. Xã hội
D. Hóa học
Câu 8. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các phân tử, các hạt cơ bản…?
A. Cơ học
B. Lý học
C. Xã hội
D. Hóa học
Câu 9. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự tương tác của các nguyên tử, các quá trình hóa hợp và phân giải?
A. Cơ học
B. Lý học
C. Xã hội
D. Hóa học
Câu 10. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự trao đổi chất giữa cơ thể sống và môi trường?
A. Cơ học
B. Lý học
C. Xã hội
D. Sinh học
Câu 11. Theo Ph.Ăngghen, hình thức vận động nào nói lên sự thay thế các phương thức sản xuất trong quá trình phát triển của xã hội loài người?
A. Cơ học
B. Lý học
C. Xã hội
D. Hóa học
Câu 12. Quy luật nào vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển?
A. Quy luật phủ định của phủ định
B. Quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
C. Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng;
D. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Câu 13. Xác định câu đúng nhất theo quan điểm của triết học Mác.Lênin:
A. Phát triển của sự vật không có tính kế thừa
B. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng đó là sự kế thừa nguyên xi cái cũ hoặc lắp ghép từ cái cũ sang cái mới một cách máy móc về mặt hình thức
C. Phát triển của sự vật có tính kế thừa nhưng trên cơ sở có phê phán, lọc bỏ, cải tạo và phát triển
D. Tất cả các câu đều sai
Câu 14. Theo quan niệm của triết học Mác.Lênin, bản chất của nhận thức là:
A. Sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc của con người
B. Sự phản ánh chủ động, tích cực, sáng tạo của chủ thể trước khách thể
C. Sự tiến gần của tư duy đến khách thể
D. Tất cả đều đúng
Câu 15. Chọn câu trả lời đúng. Tri thức của con người ngày càng hoàn thiện là vì:
A. Thế giới đang vận động bộc lộ càng nhiều tính quy định
B. Nhờ sự nỗ lực hoạt động thực tiễn của con người
C. Nhờ hệ thống tri thức trước đó (chân lý) làm tiền đề
D. Do khả năng tổng hợp của trí tuệ của con người trong thời đại mới
Câu 16. Chọn câu trả lời đúng. Chân lý là:
A. Tri thức đúng
B. Tri thức phù hợp với thực tế
C. Tri thức phù hợp với hiện thực
D. Tri thức phù hợp với hiện thực được thực tiễn kiểm nghiệm
Câu 17. Hãy xác định phương trả lời đúng nhất. Yếu tố nào của dân số tác động chủ yếu tới sự phát triển của xã hội trong thời đại ngày nay?
A. Chất lượng dân cư
B. Số lượng dân cư
C. Số lượng dân cư và sự gia tăng dân số hợp lý
D. Số lượng dân cư và mặt độ dân số hợp lý
Câu 18. Quan điểm, tư tưởng của xã hội là chủ yếu thuộc phạm trù nào?
A. Kiến trúc thượng tầng
B. Quan hệ sản xuất
C. Cơ sở hạ tầng
D. Tồn tại xã hội
Câu 19. Các thiết chế như Nhà nước, Đảng, chính trị… là các yếu tố thuộc phạm trù nào?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Quan hệ sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Lực lượng sản xuất
Câu 20. Phương thức sản xuất là thể thống nhất của các nhân tố nào?
A. QHSX và KTTT
B. QHSX và LLSX
C. CSHT và KTTT
D. LLSX và CSHT
Câu 21. Cấu trúc của lực lượng sản xuất bao gồm:
A. Người lao động và tư liệu sản xuất
B. Người lao động và công cụ lao động
C. Người lao động và đối tượng lao động
D. Tư liệu sản xuất và đối tượng lao động
Câu 22. Mặt tự nhiên của phương thức sản xuất là gì?
A. Quan hệ sản xuất
B. Cơ sở hạ tầng
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Lực lượng sản xuất
Câu 23. Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong quá trình sản xuất?
A. Phương thức sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Lực lượng sản xuất
D. Tư liệu sản xuất
Câu 24. Phạm trù nào thể hiện mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất?
A. Phương thức sản xuất
B. Quan hệ sản xuất
C. Lực lượng sản xuất
D. Tư liệu sản xuất
Câu 25. Mặt xã hội của phương thức sản xuất là gì?
A. Cơ sở hạ tầng
B. Quan hệ sản xuất
C. Kiến trúc thượng tầng
D. Lực lượng sản xuất
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT