200+ Trắc nghiệm Kinh tế quốc tế 1 (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế quốc tế 1 có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Kinh tế quốc tế 1 đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Kinh tế quốc tế 1 (có đáp án)
Câu 1: Một trong những nội dung nghiên cứu của môn học Kinh tế quốc tế là:
A. Lịch sử kinh tế các nước
B. Giải quyết tranh chấp lãnh thổ giữa các quốc gia
C. Các lý thuyết về thương mại quốc tế
D. Quan hệ kinh tế chính trị giữa các quốc gia
Câu 2: Điều nào sau đây KHÔNG phải là đặc điểm của mậu dịch quốc tế?
A. Gắn liền với các hình thức hạn chế mậu dịch
B. Chi phí vận chuyển lớn
C. Phức tạp hơn
D. Không có quan hệ với thị trường ngoại hối
Câu 3: Câu nào SAI trong các câu sau đây?
A. Kinh tế quốc tế là một bộ phận của Kinh tế học
B. Kinh tế quốc tế nghiên cứu lý thuyết và chính sách mậu dịch quốc tế
C. Kinh tế quốc tế bao gồm thương mại quốc tế, đầu tư quốc tế và tài chính quốc tế
D. Kinh tế quốc tế chỉ thuộc phạm trù Kinh tế học vi mô
Câu 4: Nhận định nào SAI dưới đây?
A. Kinh tế quốc tế nghiên cứu sự phụ thuộc về mặt kinh tế giữa một nước với toàn bộ phần còn lại của thế giới
B. Toàn cầu hóa và hội nhập là xu hướng phát triển tất yếu mà mỗi quốc gia không thể là người đứng ngoài cuộc
C. Một trong những đặc điểm cơ bản của mậu dịch quốc tế là sử dụng các đồng tiền khác nhau
D. Mậu dịch quốc tế chỉ mang lại lợi ích cho các quốc gia lớn
Câu 5: Kinh tế quốc tế là:
A. Một bộ phận của Kinh tế học
B. Môn khoa học ứng dụng của Kinh tế học
C. A và B đều đúng
D. A và B đều sai
Câu 6: Đặc điểm của mậu dịch quốc tế so với mậu dịch quốc gia là:
A. Có lợi hơn
B. Nhiều sản phẩm trao đổi hơn
C. Gắn liền với các hình thức hạn chế mậu dịch
D. Chính trị ổn định hơn
Câu 7: Trong nghiên cứu Kinh tế quốc tế, chúng ta sử dụng những kiến thức của:
A. Chỉ có kinh tế vĩ mô
B. Chỉ có kinh tế vi mô
C. Của cả kinh tế vĩ mô và vi mô
D. Không phải của kinh tế vĩ mô và vi mô
Câu 8: Chủ thể của hoạt động kinh tế quốc tế là:
A. Doanh nghiệp
B. Chính phủ
C. Người tiêu dùng
D. Doanh nghiệp, Chính phủ và Người tiêu dùng
Câu 9: Xu hướng khu vực hóa - toàn cầu hóa là nội dung của xu hướng:
A. Phát triển kinh tế dựa vào khoa học công nghệ
B. Quốc tế hóa đời sống kinh tế
C. Đối thoại
D. Không theo xu hướng nào
Câu 10: Giao thông Việt Nam thuận lợi để phát triển kinh tế dựa vào:
A. Đường biển
B. Đường hàng không
C. Đường sắt
D. Đường biển và đường hàng không
Câu 11: Xu thế quốc tế hóa đời sống kinh tế làm cho thế giới ngày nay:
A. Ngày càng xa cách
B. Ngày càng “phẳng”
C. Ngày càng độc lập
D. Ngày càng đối lập
Câu 12: Yếu tố nào chưa phải là lợi thế của Việt Nam để phát triển kinh tế đối ngoại?
A. Chính trị
B. Giao thông
C. Khoa học kỹ thuật
D. Tài nguyên thiên nhiên
Câu 13: Trong quan điểm “mở cửa", Đảng và Chính phủ Việt Nam xác định phải:
A. Chủ động và tích cực
B. Cân nhắc kỹ lưỡng
C. Có thời gian chuẩn bị
D. Được các tổ chức mời tham gia
Câu 14: Xu hướng giải quyết các mâu thuẫn trong quan hệ kinh tế quốc tế hiện nay là:
A. Đối thoại
B. Đối đầu
C. Chiến tranh vũ trang
D. Chiến tranh lạnh
Câu 15: Các hoạt động của thương mại quốc tế không bao gồm:
A. Xuất khẩu
B. Nhập khẩu
C. Xuất khẩu tại chỗ
D. Nhập khẩu tại chỗ
Câu 16: Mở cửa kinh tế quốc gia không phải do:
A. Tác động của xu thế toàn cầu hóa
B. Xuất phát từ điều kiện chủ quan
C. Lịch sử phát triển kinh tế
D. Đòi hỏi từ thực tế khách quan
Câu 17: Xu thế mở cửa kinh tế quốc gia được hình thành do:
A. Hạn chế về nguồn lực trong nước
B. Hạn chế của kinh tế "đóng cửa”
C. Thành tựu và kinh nghiệm các nước đạt được do thực hiện chiến lược "mở cửa" kinh tế
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 18: Thị trường thế giới có ảnh hưởng đến:
A. Hoạt động thương mại quốc tế
B. Hoạt động đầu tư quốc tế
C. Hoạt động dịch vụ quốc tế
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 19: Ngày nay sản xuất ở mỗi nước:
A. Có tính độc lập và có mối quan hệ mật thiết với sản xuất ở các nước khác
B. Có tính phụ thuộc và có mối quan hệ mật thiết với sản xuất ở các nước khác
C. Có tính độc lập và không có mối quan hệ với sản xuất ở các nước khác
D. Có tính phụ thuộc và không có mối quan hệ với sản xuất ở các nước khác
Câu 20: Nền kinh tế đóng cửa có ưu điểm:
A. Khai thác được nguồn lực bên ngoài
B. Hạn chế những tác động xấu từ bên ngoài
C. Nền kinh tế phát triển nhanh
D. Tiết kiệm các nguồn lực
Câu 21: Chiến lược kinh tế “Mở cửa" là sự phát triển kinh tế dựa vào:
A. Nguồn lực trong nước và ngoài nước
B. Sự kết hợp hợp lý cả hai nguồn lực trong nước và ngoài nước
C. Nguồn lực trong nước
D. Nguồn lực ngoài nước
Câu 22: Biểu hiện của xu thế mở cửa kinh tế quốc gia ở Việt Nam là:
A. Mở rộng quan hệ kinh tế với các nước
B. Mở rộng quan hệ kinh tế với các tổ chức kinh tế quốc tế
C. Mở cửa cho các thành phần kinh tế trong nước
D. Cả A, B và C đều đúng
Câu 23: Điều nào sau đây là quan điểm của các nhà kinh tế thuộc thuyết trọng thương?
A. Mậu dịch tự do
B. Tích lũy nhiều vàng
C. Hạn chế sự gia tăng dân số
D. Khuyến khích nhập khẩu
Câu 24: Quan điểm của trường phái trọng thương về thương mại quốc tế là:
A. Thặng dư thương mại
B. Thâm hụt thương mại
C. Cân bằng thương mại
D. Đề cao vai trò của Chính phủ trong thương mại quốc tế
Câu 25: Lý thuyết thương mại quốc tế được khởi xướng bởi trường phái trọng thương vào thế kỷ 16. Quan điểm cơ bản của chủ nghĩa trọng thương cho rằng thương mại quốc tế là:
A. Trò chơi tích cực và tổng lợi ích của hai bên tham gia là một số dương
B. Không làm tăng thêm lợi ích kinh tế, chính phủ không cần phải can thiệp vào hoạt động này
C. Một trò chơi mà tổng lợi ích (của hai bên) bằng zero
D. Giúp tăng thêm lợi ích kinh tế, chính phủ không nên can thiệp vào hoạt động này
Câu 26: Quan điểm nào sau đây là không phù hợp với tư tưởng của Adam Smith?
A. Chính phủ phải can thiệp vào các hoạt động mậu dịch quốc tế
B. Tất cả các quốc gia đều có lợi nếu giao thương trên cơ sở lợi thế tuyệt đối
C. Các quốc gia giàu có bởi được tự do kinh doanh
D. Chỉ có lao động là yếu tố duy nhất tạo ra sản phẩm
Câu 27: Theo Adam Smith, hai quốc gia trao đổi mậu dịch với nhau là tự nguyện vì:
A. Mỗi quốc gia đều có lợi
B. Chỉ có lợi cho quốc gia xuất khẩu
C. Chỉ có lợi cho quốc gia nhập khẩu
D. Cả hai có lợi ích bằng nhau
Câu 28: Nhận định nào sai dưới đây:
A. Lợi thế tuyệt đối là một trường hợp đặc biệt của lợi thế so sánh
B. Lợi thế so sánh là lợi thế thể hiện ở hàng hóa có chi phí sản xuất lớn hơn
C. Tính tổng quát hóa của quy luật lợi thế so sánh cao hơn hẳn lý thuyết lợi thế tuyệt đối
D. Lợi thế tuyệt đối là lợi thế trong sản xuất khi chi phí sản xuất thấp hơn
Câu 29: Lý thuyết lợi thế tuyệt đối yêu cầu mỗi quốc gia:
A. Chuyên môn hóa sản xuất vào các sản phẩm có lợi thế tuyệt đối
B. Xuất khẩu sản phẩm có lợi thế tuyệt đối; đồng thời, nhập khẩu sản phẩm không có lợi thế tuyệt đối
C. Hai câu A và B đều đúng
D. Hai câu A và B đều sai
Câu 30: Tác giả của lý thuyết lợi thế tuyệt đối là:
A. Các nhà kinh tế học trọng thương
B. David Ricardo
C. Adam Smith
D. Gottfried Von Haberler
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT