200+ Trắc nghiệm Nghiên cứu ASEAN (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Nghiên cứu ASEAN có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Nghiên cứu ASEAN đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Nghiên cứu ASEAN (có đáp án)
Câu 1. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Tháng 8 - 1968. Tại Gia-cac-ta (Indonesia).
B. Tháng 8 – 1968. Tại Ba-li (Indonesia).
C. Tháng 8 - 1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
D. Tháng 10 - 1967. Tại Singapore.
Câu 2. Xác định mục tiêu của “Hiệp hội các nước Đông Nam Á”:
A. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực.
B. Xây dựng một cộng đồng Đông Nam Á hùng mạnh trên cơ sở tự cường khu vực và thiết lập một khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
C. Phát triển nhanh chóng nền kinh tế, ứng dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật hiện đại vào sản xuất nhằm biến Đông Nam Á thành trung tâm kinh tế - tài chính đủ sức cạnh tranh với Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản.
D. Đây là một tổ chức liên minh chính trị - kinh tế của khu vực Đông Nam Á.
Câu 3. Việt Nam gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á nhằm?
A. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
B. Thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực.
C. Giúp đỡ lẫn nhau dưới hình thức đào tạo và cung cấp các phương tiện nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên môn kỹ thuật và hành chính.
D. Cả A,B,C.
Câu 4. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
C. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
Câu 5. Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào năm nào dưới đây?
A. 1967.
B. 1977.
C. 1995.
D. 1997
Câu 6. Hội nghị cấp cao ASEAN là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
B. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
C. Thông qua các dự án.
D. Thông qua các chương trình phát triển.
Câu 7. Năm 1967, năm nước: Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Singapore đã ký tuyên bố về việc thành lập "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" tại
A. Gia-cac-ta (In-đô-nê-xi-a).
B. Ma-ni-la (Phi-lip-pin).
C. Băng Cốc (Thái Lan).
D. Cua-la Lăm-pơ (Ma-lai-xi-a).
Câu 8. Năm nước nào ở Đông Nam Á đã ký tuyên bố về việc thành lập "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" vào năm 1967?
A. In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po
B. Thái Lan, Mi-an-ma, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Phi-lip-pin
C. Xin-ga-po, Bru-nây, Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a.
D. Phi-lip-pin, Thái Lan, Lào, ỉn-đô-nê-xi-a, Mi-an-ma
Câu 9. Nước nào sau đây ở Đông Nam Á không phải là nước đã ký tuyên bố về việc thành lập "Hiệp hội các nước Đông Nam Á" vào năm 1967?
A. In-đô-nê-xi-a
B. Ma-lai-xi-a
C. Brunei
D. Phi-lip-pin
Câu 10. Nguyên nhân nào sau đây thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty xuyên quốc gia.
B. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài vào khu vực.
C. Được sự giúp đỡ, hỗ trợ về kinh tế- tài chính từ Liên Xô.
D. Cuộc chiến tranh của Mỹ ở Đông Dương tiếp tục leo thang.
Câu 11. Điểm giống nhau trong mục tiêu hoạt động của Liên minh châu Âu (EU) và Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) là gì?
A. Duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
B. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Phát triển kinh tế và văn hóa.
D. Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài.
Câu 12. Tổ chức ASEAN (Hiệp hội các nước Đông Nam Á) ra đời trong hoàn cảnh nào?
A. Tất cả các nước Đông Nam Á đang tiến hành đấu tranh đòi độc lập.
B. Mĩ đã xuống thang, chấp nhận đàm phán để kết thúc chiến tranh Việt Nam.
C. Hình thành nhiều tổ chức hợp tác trong khu vực.
D. Nhiều nước Đông Nam Á gặp khó khăn trong công cuộc xây dựng đất nước.
Câu 13. Mục tiêu tổng quát của ASEAN là
A. Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển
B. Phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ xã hội của các nước thành viên
C. Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới
D. Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế khác
Câu 14. Nước có GDP/người cao nhất trong các nước ASEAN (năm 2004) là:
A. In-đô-nê-xi-a
B. Brunei
C. Xin-ga-po
D. Thái Lan
Câu 15. Quốc gia nào là thành viên chính thức cuối cùng của ASEAN đến thời điểm này?
A. Đông Ti-mo.
B. Lào.
C. Việt Nam
D. Campuchia
Câu 16. Thách thức được coi là lớn nhất mà Việt Nam cần phải vượt qua khi tham gia ASEAN là
A. Quy mô dân số đông và phân bố chưa hợp lí.
B. Nước ta có nhiều thành phần dân tộc.
C. Chênh lệch trình độ phát triển kinh tế, công nghệ.
D. Các tai biến thiên nhiên như bão, lũ lụt, hạn hán
Câu 17. Thách thức nào không phải của ASEAN hiện nay?
A. Trình độ phát triển còn chênh lệch.
B. Vấn đề người nhập cư.
C. Tình trạng đói nghèo và đô thị hóa tự phát.
D. Các vấn đề tôn giáo và hòa hợp dân tộc
Câu 18. Thành tựu lớn nhất mà ASEAN đạt được qua 50 năm tồn tại và phát triển là
A. Đời sống nhân dân được cải thiện.
B. 10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên.
C. Hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
D. Tốc độ tăng trưởng các nước trong khu vực khá cao.
Câu 19. Thành tựu về kinh tế của các nước ASEAN là
A. Đời sống nhân dân được cải thiện, hệ thống cơ sở hạ tầng phát triển theo hướng hiện đại hóa.
B. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước đồng đều, ổn định và vững chắc.
C. Có 10/11 quốc gia trong khu vực là thành viên.
D. Tạo dựng được một môi trường hòa bình ổn định.
Câu 20. Lá cờ của ASEAN lấy biểu trưng là loại cây trồng nào của khu vực?
A. Cây cao su
B. Cây cà phê
C. Cây lúa
D. Cây ngô
Câu 21. Sự hợp tác để phát triển kinh tế-xã hội của các nước ASEAN biểu hiện qua:
A. Sử dụng đồng tiền chung trong khu vực
B. Hình thành một thị trường chung
C. Cùng hợp tác để sản xuất ra sản phẩn
D. Tăng cường trao đổi hàng hóa giữa các nước.
Câu 22. Việt Nam đã tích cực tham gia vào các hoạt động trên lĩnh vực nào của ASEAN?
A. Kinh tế, văn hóa, thể thao.
B. Trật tự - an toàn xã hội.
C. Khoa học - công nghệ.
D. Đa dạng, trong tất cả các lĩnh vực.
Câu 23. Ý nào sau đây không đúng khi nói về lí do các nước ASEAN nhấn mạnh đến sự ổn định trong mục tiêu của mình
A. Vì mỗi nước trong khu vực ở mức độ khác nhau và tùy hứng thời kì đều chịu ảnh hưởng của sự mất ổn định
B. Vì giữa các nước còn có sự tranh chấp phức tạp về biên giới, vùng biển đảo,...
C. Vì giữ ổn định khu vực sẽ không tạo lí do để các cường quốc can thiệp
D. Khu vực đông dân, có nhiều thành phần dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ
Câu 24. Ý nào sau đây không đúng khi nói về những vấn đề xã hội đòi hỏi các nước ASEAN phải giải quyết?
A. Tôn giáo và sự hòa hợp các dân tộc ở mỗi quốc gia
B. Thất nghiệp và sự phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài
C. Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường chưa hợp lí
D. Sự đa dạng về truyền thống, phong tục và tập quán ở mỗi quốc gia
Câu 25. Ý nào sau đây không đúng với thành tựu của ASEAN?
A. Đời sống nhân dân được cải thiện
B. Cán cân xuất - nhập khẩu của toàn khối đạt giá trị dương
C. 10/11 quốc gia trong khu vực Đông Nam Á trở thành thành viên của ASEAN
D. Tốc độ tăng trưởng kinh tế ảia các nước trong khu vực khá cao, đồng đều và vững chắc
Câu 26. Ý nào sau đây không phải là cơ chế hợp tác của ASEAN?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua kí kết các hiệp ước.
C. Thông qua các dự án, chương trình phát triển
D. Thông qua các chuyến thăm chính thức của các Nguyên thủ quốc gia
Câu 27. ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) là tên viết tắt tiếng Anh của tổ chức
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Thị trường chung Nam Mĩ.
C. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
D. Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương.
Câu 28. Trong khu vực Đông Nam Á, nước nào chưa gia nhập ASEAN?
A. Phi-líp-pin.
B. Mi-an-ma.
C. In-đô-nê-xi-a.
D. Đông Ti-mo.
Câu 29. ASEAN là tên viết tắt của tổ chức liên kết kinh tế khu vực nào?
A. Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mĩ.
B. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C. Thị trường chung Nam Mĩ.
D. Liên minh châu Âu.
Câu 30. Quan hệ giữa ASEAN với 3 nước Đông Dương trong giai đoạn từ năm 1967 đến năm 1979 là:
A. Đối đầu căng thẳng.
B. Giúp đỡ nhân dân 3 nước Đông Dương trong cuộc chiến tranh chống Pháp – Mĩ.
C. Trung lập, không can thiệp vào công việc của nhau.
D. Hợp tác trên mọi lĩnh vực.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT