200+ Trắc nghiệm Nhập môn Việt ngữ (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Nhập môn Việt ngữ có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Nhập môn Việt ngữ đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Nhập môn Việt ngữ (có đáp án)
Câu 1. Theo quan điểm của hầu hết các nhà nghiên cứu hiện nay, tiếng việt là ngôn ngữ thuộc nhóm nào?
A. Việt - Mường
B. Môn - Khơmer
C. Việt - Khơmer
D. Mường - Khơmer
Câu 2. Quá trình phát triển của tiếng Việt gồm bao nhiêu giai đoạn?
A. 3
B. 5
C. 7
D. 9
Câu 3. Đâu là ví dụ về việc thay đổi trật tự từ thì thay đổi về thời trong tiếng Việt?
A. Tôi đã ăn. -> Tôi ăn đã.
C. Hoa nở rồi. -> Nở hoa rồi.
D. Đã qua hè. -> Hè đã qua.
Câu 4. Có bao nhiêu loại hình ngôn ngữ?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 5. Theo quan điểm của hầu hết các nhà nghiên cứu hiện nay, tiếng Việt thuộc nhánh và họ ngôn ngữ nào?
A. Nhánh Môn - Khơmer, họ ngôn ngữ Đông Nam Á.
B. Nhánh Môn - Khơmer, họ ngôn ngữ Nam Á.
C. Nhánh Việt - Mường, họ ngôn ngữ Đông Nam Á.
D. Nhánh Việt - Mường, họ ngôn ngữ Nam Á. u
Câu 6. Ý nào dưới đây bao gồm những đặc trưng chủ yếu của tiếng Việt?
A. Từ không biến đổi hình thái, tiếng Việt có đơn vị đặc biệt là hình tiết, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ.
B. Từ biến đổi hình thái, tiếng Việt có đơn vị đặc biệt là hình tiết, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ.
C. Từ biến đổi hình thái, tiếng Việt có đơn vị đặc biệt là hình tiết.
D. Từ biến đổi hình thái, quan hệ ngữ pháp và ý nghĩa ngữ pháp được biểu hiện bằng hư từ và trật tự từ.
Câu 7. Trong các phương án sau đây, phương án nào đúng?
A. Tìm hiểu về loại hình là tìm hiểu về những điểm tương đồng và khác biệt giữa các ngôn ngữ về cấu trúc và chức năng của các đơn vị ngôn ngữ.
B. Tìm hiểu về loại hình là tìm hiểu về những điểm tương đồng hoặc khác biệt giữa các ngôn ngữ về cấu trúc và chức năng của các đơn vị ngôn ngữ.
C. Tìm hiểu về loại hình là tìm hiểu về những điểm tương đồng giữa các ngôn ngữ về cấu trúc và chức năng của các đơn vị ngôn ngữ.
D. Tìm hiểu về loại hình là tìm hiểu về những điểm khác biệt giữa các ngôn ngữ về cấu trúc và chức năng của các đơn vị ngôn ngữ.
Câu 8. Trong Tiếng Việt, đơn vị nhỏ nhất có nghĩa là đơn vị nào?
A. Câu
B. Hình vị
C. Từ
D. Chữ cái
Câu 9. Giai đoạn đầu tiên trong quá trình phát triển của tiếng Việt là giai đoạn nào?
A. Tiền Việt - Mường
B. Việt - Mường cổ
C. Việt - Mường chung
D. Môn - Khơmer
Câu 10. Khoảng thời gian nào Tiếng Việt trở thành công cụ giao tiếp và tư duy của dân tộc?
A. Thế kỷ XVIII
B. Thế kỷ XIX
C. Trước Cách mạng Tháng 8
D. Sau Cách mạng Tháng 8
Câu 11. Năm 1943, trong Đề cương văn hóa, Đảng cộng sản Việt Nam đã đề cập đến 3 yếu tố nào để bảo vệ sự trong sáng của Tiếng Việt?
A. Dân tộc, khoa học, văn hóa
B. Dân tộc, văn hóa, đại chúng
C. Dân tộc, khoa học, đại chúng
D. Văn hóa, đại chúng, khoa học
Câu 12. Các cơ quan nào dưới đây là cơ quan phát âm chủ động?
A. Lưỡi, môi, ngạc mềm
B. Lưỡi, môi, ngạc cứng
C. Răng, lưỡi, môi
D. Răng, lưỡi, ngạc mềm.
Câu 13. Âm tiết Tiếng Việt có cấu trúc mấy bậc?
A. 1 bậc
B. 2 bậc
C. 3 bậc
D. 4 bậc.
Câu 14. Trong các âm tiết Tiếng Việt:
A. Có thể có hoặc không có thanh điệu
B. Luôn luôn có âm chính là một nguyên âm
C. Âm đầu có thể là phụ âm hoặc bán nguyên âm
D. Âm cuối là thành phần quyết định âm sắc của âm tiết.
Câu 15. Các loại âm tiết Tiếng Việt bao gồm:
A. Mở, khép và nửa khép
B. Mở, nửa khép, âm tiết kết thúc bằng phụ âm không vang và âm tiết kết thúc bằng một bán nguyên âm.
C. Nửa mở, nửa khép, mở và âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang.
D. Nửa khép, khép, âm tiết kết thúc bằng phụ âm vang và âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm.
Câu 16. Những âm tiết nào sau đây là âm tiết nửa khép:
A. Nam, nhánh, ngoan, nghiêng
B. Nam, nhắc, nhờ, ngoan
C. Nghiêm, nghiệp, nhanh, nhẹn
D. Nhiều, nhanh, nghiện, nát.
Câu 17. Cho câu sau: "Nga đang học", thứ tự các loại âm tiết là:
A. Mở, khép, nửa khép
B. Nửa mở, nửa khép, khép
C. Mở, nửa khép, khép
D. Khép, nửa khép, nửa mở.
Câu 18. Trong "Tắm rửa", thứ tự hai âm tiết kết thúc lần lượt là:
A. Mở, khép
B. Nửa khép, nửa mở
C. Khép, nửa mở
D. Nửa khép, mở.
Câu 19. Thành phần nào có chức năng làm trầm hóa âm thanh?
A. Âm đầu
B. Âm đệm
C. Âm chính
D. Âm cuối.
Câu 20. "Âm tiết nào của Tiếng Việt cũng mang một thanh điệu nhất định" thể hiện đặc điểm nào của âm tiết Tiếng Việt?
A. Tính độc lập cao
B. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
C. Có một cấu trúc chặt chẽ.
D. Tính độc đáo.
Câu 21. Câu "Ra ngẩn vào ngơ" là ví dụ cho đặc điểm nào của âm tiết Tiếng Việt?
A. Tính độc lập cao
B. Có khả năng biểu hiện ý nghĩa
C. Có một cấu trúc chặt chẽ.
D. Tính uyển chuyển, linh hoạt sắp xếp các âm tiết.
Câu 22. Trong câu tục ngữ: "Đi một ngày đàng, học một sàng khôn" có tất cả:
A. 3 âm tiết khép, 3 âm tiết mở, 1 âm tiết nửa khép và 1 âm tiết nửa mở.
B. 3 âm tiết nửa khép, 3 âm tiết nửa mở, 2 âm tiết mở.
C. 3 âm tiết nửa khép, 3 âm tiết nửa mở, 1 âm tiết khép, 1 âm tiết mở.
D. 3 âm tiết khép, 3 âm tiết nửa khép, 1 âm tiết khép, 1 âm tiết mở.
Câu 23. Trong từ "xinh đẹp"
A. Không có âm tiết khép
B. Không có âm đệm
C. Có bán nguyên âm
D. Có âm cuối zero.
Câu 24. Thứ tự các bước "đánh vần" của âm tiết tiếng Việt ở bậc I là?
A. Âm đầu - Vần - Thanh điệu
B. Âm đầu - Thanh điệu - Vần
C. Âm đệm - Thanh điệu - Vần
D. Âm đầu - Âm chính - Âm cuối.
Câu 25. Mô hình cấu trúc đầy đủ của âm tiết Tiếng Việt không có thành phần nào sau đây?
A. Ngữ điệu
B. Thanh điệu
C. Vần
D. Âm chính.
Câu 26. Câu "Một ngày đẹp trời như bao ngày" có tất cả bao nhiêu âm tiết?
A. 7 âm tiết
B. 10 âm tiết
C. 16 âm tiết
D. 24 âm tiết.
Câu 27. Từ là. . .
A. Đơn vị nhỏ nhất có ý nghĩa.
B. Có kết cấu vỏ ngữ âm hoàn chỉnh.
C. Được vận dụng độc lập.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 28. Trong ngôn ngữ khác, "tiếng" tương đương với?
A. Hình vị
B. Âm vị
C. Âm tiết
D. Vẫn là tiếng
Câu 29. Xét về nội dung, "tiếng" . . .
A. Là đơn vị nhỏ nhất có nội dung được thể hiện.
B. Có kết cấu ngữ âm bền vững, hoàn chỉnh.
C. Thể hiện một nội dung nào đó.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 30. Xét trên bình diện nội dung, "tiếng" được chia thành mấy loại?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT