200+ Trắc nghiệm Pháp luật kinh doanh quốc tế (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Pháp luật kinh doanh quốc tế có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Pháp luật kinh doanh quốc tế đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Pháp luật kinh doanh quốc tế (có đáp án)
Chương 1: Tổng quan về luật kinh doanh quốc tế
Mức độ 1
Câu 1. Chủ thể chủ yếu của luật kinh doanh quốc tế là:
A. Các quốc gia
B. Các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau
C. Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan của Chính phủ
Câu 2. Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt 2 Chủ thể của luật thương mại quốc tế là:
A. Các quốc gia
B. Các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác nhau
C. Các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan của Chính phủ
Câu 3. Nhà nước với tư cách là chủ thể đặc biệt 3 Nội dung của luật kinh doanh quốc tế là:
A. Điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, chuyển giao công nghệ
B. Điều chỉnh quyền, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc cắt giảm thuế quan, xóa bỏ hạn ngạch
C. Điều chỉnh quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm các cá nhân, tổ chức trong việc mở cửa thị trường
D. Điều chỉnh quyền, nghĩa vụ của các quốc gia để đảm bảo không phân biệt đối xử trong kinh doanh quốc tế
Câu 4. Hệ thống pháp luật của các quốc gia nào thường nhấn mạnh sở hữu nhà nước:
A. Các quốc gia theo đạo Hồi hay đạo Hin-đu
B. Các quốc gia theo định hướng xã hội chủ nghĩa
C. Một số quốc gia ở Châu Phi và Viễn Đông
D. Các nước phương Tây
Câu 5. Hệ thống Civil Law phổ biến ở các quốc gia như:
A. Các nước Bắc Âu, Ấn Độ và Trung Quốc
B. Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, phần lớn các quốc gia Mỹ- Latinh, Trung Mỹ, Mexico
C. Anh (trừ Scotland), Mỹ, Úc, Canada (trừ Quebec), Singapore, HongKong, New Zealand
D. Các quốc gia theo đạo Hồi
Câu 6. Nguồn chủ yếu của pháp luật trong hệ thống Civil Law là:
A. Trật tự công cộng, nguyên tắc đạo đức tốt lành, yêu cầu của đạo đức và lương tâm
B. Luật án lệ (Case Law) và Luật công bằng (Equity Law)
C. Các văn bản luật thành văn
D. Kinh Koran
Mức độ 2
Câu 7. Pháp luật Kinh doanh quốc tế có đặc điểm là tồn tại sự đan xen và giao thoa của các hệ thống pháp luật quốc gia. Điều này thể hiện ở chỗ:
A. Ảnh hưởng mạnh mẽ của hệ thống Civil Law và Common Law tới hệ thống pháp luậtcủa quốc gia
B. Xu hướng loại bỏ hoàn toàn sự khác biệt giữa pháp luật của các quốc gia
C. Pháp luật của các quốc gia khác nhau ngày càng xích lại gần nhau nhằm phù hợp với những “luật chơi chung” đã được công nhận, đặc biệt trong lĩnh vưc thương mại.
D. Luật pháp và tôn giáo hòa làm một
Câu 8. Pháp luật Kinh doanh quốc tế có đặc điểm là khó khăn trong việc giải quyết tranh chấp phát sinh. Điều nào dưới đây KHÔNG thể hiện đặc điểm này:
A. Pháp luật của các quốc gia khác nhau ngày càng xích lại gần nhau nhằm phù hợp với những “luật chơi chung” đã được công nhận, đặc biệt trong lĩnh vưc thương mại.
B. Tòa án hoặc trọng tài của một quốc gia nào đó không có thẩm quyền đương nhiên để giải quyết tranh chấp kinh doanh quốc tế giữa các chủ thể
C. Việc lựa chọn tòa án hoặc trọng tài của nước nào để giải quyết các tranh chấp phát sinh là rất khó khăn do các bên đều mong muốn lựa chọn có lợi nhất cho mình
D. Việc cưỡng chế và thi hành quyết định của tòa án hoặc trọng tài đôi khi là rất khó khăn khi quyết định đó phải được cưỡng chế thi hành tại nước ngoài
Câu 9. Đặc điểm về cấu trúc pháp luật của hệ thống Common Law là:
A. Không có sự phân chia thành các ngành luật công và luật tư, chỉ có sự phân biệt giữa cácngành luật như luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự
B. Có sự phân chia thành các ngành luật công và luật tư cũng như sự phân biệt giữa các ngành luật như luật dân sự, luật kinh tế, luật hành chính, luật hình sự
C. Không có sự phân chia thành các ngành luật công và luật tư, chỉ có sự phân biệt giữa Common Law và Equity Law
D. Hoàn toàn không có sự phân chia các ngành luật, không có sự phân biệt giữa Common Law và Equity Law
Câu 10. Đặc điểm của các quy pháp pháp luật của các nước theo hệ thống Civil Law là:
A. Không trừu tượng, không tạo nên nguyên tắc chung về ứng xử trong tương lai
B. Được sắp xếp tại các văn bản pháp luật khác nhau theo một trật tự có thứ bậc
C. Có tính chất mở, áp dụng cho một vụ việc cụ thể
D. Cách hiểu, cách đánh giá, phân tích quy phạm pháp luật là khác nhau, phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể
Câu 11. Hạn chế của hệ thống Civil Law là:
A. Cấu trúc văn bản phức tạp, nhiều nội dung, nhiều quy chiếu và phụ lục
B. Thiếu tính mở, thiếu linh hoạt, đôi khi không theo kịp những thay đổi trong thực tế
C. Thiếu tính hệ thống, tản mạn, khó tiếp cận
D. Khó khăn trong việc tiến hành cải cách và thay đổi pháp luật 12 Ưu điểm của hệ thống
Câu 12. Common Law là:
A. Tạo ra quy tắc ứng xử có tính chất chung và có ý nghĩa áp dụng rộng đối với nhiều vụ việc
B. Tính mở, linh hoạt
C. Dễ dàng trong việc tiến hành cải cách và thay đổi pháp luật
D. Tính hệ thống cao, có trật tự rõ ràng, dễ tiếp cận
Câu 13. Xung đột pháp luật về địa vị pháp lý của các cá nhân trong kinh doanh quốc tế thường biểu hiện ở:
A. Xung đột pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp trong kinh doanh quốc tế
B. Xung đột pháp luật về năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân
C. Xung đột pháp luật về xác định quốc tịch của cá nhân
D. Xung đột pháp luật về hợp đồng kinh doanh quốc tế
Chương 2: Hợp đồng kinh doanh quốc tế
Mức độ 1
Câu 14. Trường hợp điều ước quốc tế đã được quốc gia thừa nhận (là thành viên của điều ước này) có quy định khác với quy định của pháp luật quốc gia đó, tập quán thương mại quốc tế, và quy định của pháp luật quốc gia khác (cũng là thành viên của điều ước này) thì sẽ áp dụng quy định nào ?
A. Quy định của điều ước quốc tế
B. Quy định của pháp luật quốc gia
C. Quy định của tập quán thương mại quốc tế
D. Quy định của Bộ Nguyên tắc về Hợp đồng thương mại (PICC)
Câu 15. Điều ước quốc tế nào dưới đây trực tiếp điều chỉnh những vấn đề liên quan đến quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng kinh doanh quốc tế?
A. Công ước Viên của Liên Hợp Quốc năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế
B. Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ
C. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
D. Hiệp định Tương trợ Tư pháp
Câu 16. Thói quen thương mại để được công nhận và trở thành tập quán thương mại cần thỏa mãn những yêu cầu gì?
A. Là thói quen phổ biến, được áp dụng phổ biến ở Mỹ và Châu Âu; là thói quen duy nhất về vấn đề; có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau
B. Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên; là thói quen duy nhất về vấn đề ở từng địa phương; có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau
C. Là thói quen phổ biến, được áp dụng phổ biến ở Mỹ và Châu Âu; có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau; là thói quen hình thành từ lâu đời
D. Là thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên; là thói quenhình thành từ lâu đời; có nội dung rõ ràng để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau
Câu 17. Xét về nội dung điều chỉnh các vấn đề pháp lý phát sinh trong giao kết và thực hiện hợp đồng, nguồn luật nào dưới đây được coi là tương đối hoàn chỉnh?
A. Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)
B. Bộ Nguyên tắc về Hợp đồng Thương mại quốc tế (PICC)
C. Quy tắc thực hành thống nhất tín dụng chứng từ (UCP)
D. Điều kiện giao hàng quốc tế (Incoterms)
Câu 18. Các bên có quyền tự do lựa chọn đối tác, tự do lựa chọn thỏa thuân không trái với quy định của pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội đề xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động kinh doanh. Đây là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng?
A. Nguyên tắc thiện chí và trung thực
B. Nguyên tắc tự nguyện
C. Nguyên tắc bình đẳng
D. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Câu 19. Các điều khoản trong hợp đồng không có sự chênh lệch về quyền hạn và nghĩa vụ các các bên, không phân biệt thành phần kinh tế, quốc tịch. Đây là nội dung của nguyên tắc nào trong giao kết hợp đồng?
A. Nguyên tắc trung thực
B. Nguyên tắc tự nguyện
C. Nguyên tắc bình đẳng
D. Nguyên tắc tự do hợp đồng
Câu 20. Bên nhận được đề nghị thực hiện ngay việc thanh toán một phần giá trị hợp đồng như một phần của nghĩa vụ cơ bản mà đề nghị giao kết hợp đồng quy định. Bên nhận được đề nghị đã thể hiện việc chấp thuận với đề nghị giao kết bằng hình thức nào?
A. Im lặng
B. Lời nói
C. Hành vi
D. Văn bản
Câu 21. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, hình thức nào có giá trị pháp lý tương đương văn bản?
A. Im lặng hoặc không hành động
B. Hành vi thực hiện một nghĩa vụ cơ bản của đề nghị giao kết hợp đồng
C. Điện báo, telex, fax, các thông tin được tạo ra, gửi đi, nhận và lưu giữ bằng phương tiện điện tử
D. Cuộc gọi qua điện thoại
Mức độ 2
Câu 22. Luật quốc gia sẽ được áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế để giải quyết vấn đề tranh chấp trong trường hợp nào sau đây?
A. Các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước này lại dẫn chiếu tới luật quốc gia
B. Các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng quy định về vấn đề tranh chấp luật quốc gia sẽ có quy định khác với quy định của điều ước quốc tế mà cả hai quốc đều là thành viên
C. Các bên không có thỏa thuận về luật điều chỉnh hợp đồng
D. Các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng luật quốc gia không có quy định về vấn đề tranh chấp
Câu 23. Điều ước quốc tế sẽ được áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế để giải quyết vấn đề tranh chấp trong trường hợp nào sau đây?
A. Các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước này lại dẫn chiếu tới luật quốc gia
B. Các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng quy định về vấn đề tranh chấp luật quốc gia sẽ có quy định khác với quy định của điều ước quốc tế mà cả hai quốc đều là thành viên
C. Các bên không có thỏa thuận về luật điều chỉnh hợp đồng
D. Các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước quốc tế dẫn chiếu tới tập quán thương mại quốc tế về vấn đề tranh chấp
Câu 24. Hợp đồng mẫu sẽ được áp dụng cho hợp đồng kinh doanh quốc tế để giải quyết vấn đề tranh chấp trong trường hợp nào sau đây?
A. Các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước này lại dẫn chiếu tới luật quốc gia
B. Các bên thỏa thuận áp dụng luật quốc gia là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng quyđịnh về vấn đề tranh chấp luật quốc gia sẽ có quy định khác với quy định của điều ước quốc tế mà cả hai quốc đều là thành viên
C. Các bên dẫn chiếu đến một điều khoản của hợp đồng mẫu trong vấn đề tranh chấp
D. Các bên thỏa thuận áp dụng điều ước quốc tế là nguồn luật điều chỉnh hợp đồng nhưng điều ước quốc tế dẫn chiếu tới tập quán thương mại quốc tế về vấn đề tranh chấp
Câu 25. Điều kiện để bên đề nghị được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng là?
A. Bên đề nghị phải thông báo về ý định rút lại trước hoặc sau thời điểm mà bên được đề nghị biết được đề nghị ban đầu và bên được đề nghị chấp thuận việc rút lại đề nghị này
B. Không được rút lại đề nghị giao kết hợp đồng đã gửi đi, nếu đề nghị giao kết được gửi bằng thư bưu điện
C. Bên đề nghị phải thông báo về ý định rút lại trước hoặc sau thời điểm mà bên được đề nghị biết được đề nghị ban đầu
D. Bên được đề nghị chấp thuận việc rút lại đề nghị giao kết hợp đồng
Câu 26. Theo quy định của Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế (CISG), chấp nhận nào dưới đây vẫn được coi là chấp nhận vô điều kiện đề nghị giao kết hợp đồng?
A. Chấp nhận có sửa đổi nội dung liên quan đến địa điểm và thời gian giao hàng
B. Chấp nhận có sửa đổi nội dung liên quan đến phạm vi trách nhiệm của người bán
C. Chấp nhận có sửa đổi bổ sung một nội dung nhưng không làm phát sinh thêm nghĩa vụ, chi phí, trách nhiệm đối với bên đề nghị giao kết hợp đồng
D. Chấp nhận có sửa đổi nội dung liên quan đến điều khoản về giải quyết tranh chấp
Câu 27. Thuyết Tống phát xác định thời điểm chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được áp dụng bởi các nước theo hệ thống luật nào?
A. Hệ thống luật Hồi giáo
B. Hệ thống luật hỗn hợp
C. Hệ thống luật Common Law
D. Hệ thống luật Civil Law
Câu 28. Thuyết Tiếp thu xác định thời điểm chấp thuận đề nghị giao kết hợp đồng có hiệu lực được áp dụng bởi các nước theo hệ thống luật nào?
A. Hệ thống luật án lệ
B. Hệ thống luật Hồi giáo
C. Hệ thống luật Châu Âu lục địa
D. Hệ thống luật Anh – Mỹ
Câu 29. Các nước nào ủng hộ quan điểm của thuyết Tiếp thu về xác định thời điểm giao kết hợp đồng là:
A. Anh, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sỹ
B. Pháp, Đức, Áo, Thụy Sỹ
C. Việt Nam, Pháp, Đức, Áo
D. Việt Nam, Pháp, Anh, Thụy Sỹ
Câu 30. Các nước nào ủng hộ quan điểm của thuyết Tống phát về xác định thời điểm giao kết hợp đồng là:
A. Pháp, Đức, Áo, Thụy Sỹ
B. Anh, Mỹ, Nhật Bản, Thụy Sỹ
C. Việt Nam, Pháp, Đức, Áo
D. Việt Nam, Pháp, Anh, Thụy Sỹ
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT