10+ Nghị luận về phép học (điểm cao)
Bài văn nghị luận về phép học điểm cao, hay nhất được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn có thêm bài văn hay để tham khảo từ đó viết văn hay hơn.
10+ Nghị luận về phép học (điểm cao)
Dàn ý Nghị luận về phép học
I. Mở bài
- Giới thiệu vai trò của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước.
- Giới thiệu về Nguyễn Thiếp và bài tấu “Bàn luận về phép học”.
II. Thân bài
1. Những vấn đề nhức nhối của nền giáo dục thời Lê – Trịnh
- Mục đích học tập bị sai lệch.
- Việc học chỉ chú trọng vào hình thức, không coi trọng năng lực và đạo đức.
- Tệ nạn tham nhũng, nịnh thần do những kẻ lãnh đạo làm hỏng nền giáo dục.
=> Nền giáo dục quốc gia bị suy yếu, đất nước lâm vào tình trạng suy thoái, con người mất lý tưởng sống.
2. Đề xuất về phương pháp học và lộ trình giáo dục của Nguyễn Thiếp
- Học phải có nội dung rõ ràng và phương pháp hiệu quả.
- Phương pháp học phải đi đôi với hành.
- Lý thuyết phải gắn liền với thực tế.
3. Vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển đất nước
- Nền giáo dục vững mạnh sẽ sản sinh ra những nhân tài.
- Mục tiêu giáo dục không chỉ là trau dồi tri thức mà còn là bồi dưỡng phẩm hạnh, nâng cao đạo đức xã hội.
- Mục tiêu cuối cùng là học tập để trở thành người tốt, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng.
III. Kết bài
- Khẳng định lại giá trị to lớn của nền giáo dục.
- Thệ trẻ cần nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục và học tập để xây dựng đất nước ngày càng phát triển.
Bàn luận về phép học - mẫu 1
Trong suốt chiều dài lịch sử văn hóa dân tộc, giáo dục luôn được coi là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự phát triển của đất nước. Nguyễn Thiếp, một vị quan tri thức nổi tiếng dưới triều đại Quang Trung, trong bài tấu “Bàn luận về phép học” đã chỉ ra những vấn đề then chốt của nền giáo dục đương thời và đưa ra những giải pháp mang tính chiến lược nhằm khôi phục, cải cách nền giáo dục nước nhà.
Trong bài tấu, Nguyễn Thiếp đã chỉ ra một số vấn đề nhức nhối của nền giáo dục thời Lê – Trịnh, đó là việc học đã bị sai lệch, mục đích học tập không còn hướng đến việc tu dưỡng phẩm hạnh và phục vụ xã hội. Các kỳ thi và việc học không còn coi trọng năng lực và đạo đức mà chỉ chú trọng vào hình thức. Ông than thở rằng, “Nhà dột từ nóc”, chính những kẻ lãnh đạo đã làm hỏng nền tảng giáo dục của quốc gia, dẫn đến những tệ nạn như tham nhũng, nịnh thần. Điều này làm cho đất nước suy yếu, con người đánh mất đi lý tưởng sống và mục tiêu học tập chân chính.
Nguyễn Thiếp khẳng định rằng học phải có nội dung rõ ràng và phương pháp hiệu quả. Ông đề xuất một lộ trình học tập từ cơ bản đến nâng cao, bắt đầu từ tiểu học, sau đó là Tứ thư, Ngũ kinh, và các chư sử. Ông đặc biệt tôn trọng những giá trị giáo dục của Trung Hoa cổ đại, coi đây là nguồn gốc vững chắc để phát triển tri thức. Tuy nhiên, Nguyễn Thiếp cũng không quên nhấn mạnh phương pháp học phải đi đôi với hành, nghĩa là học phải gắn liền với thực tế và ứng dụng vào đời sống. Ông cho rằng “học rộng rồi tóm lược cho gọn”, tức là phải học rộng để có kiến thức cơ bản, nhưng phải biết tổng hợp, làm gọn để có thể ứng dụng vào công việc thực tế.
Nguyễn Thiếp khẳng định rằng việc học có vai trò quan trọng trong việc phát triển đất nước. Một đất nước có nền giáo dục vững mạnh sẽ sản sinh ra những nhân tài, giúp triều đình ổn định và thiên hạ thịnh trị. Ông cho rằng mục tiêu của giáo dục không chỉ là việc trau dồi tri thức mà còn là việc bồi dưỡng những phẩm hạnh tốt đẹp, nâng cao đạo đức xã hội. Học tập để làm người tốt, góp phần xây dựng một xã hội văn minh, thịnh vượng là mục tiêu cuối cùng mà ông muốn hướng đến.
Những quan điểm về mục đích học tập, phương pháp học tập mà ông đưa ra vẫn có giá trị trong thời đại ngày nay. Tấm lòng vì dân, vì nước và những lời khuyên về việc học của ông là một bài học quý giá cho mọi thế hệ. Học tập không chỉ là việc tiếp thu kiến thức mà còn là hành động phục vụ đất nước, đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Bàn luận về phép học - mẫu 2
Giáo dục là yếu tố quan trọng trong phát triển trí thức, nhân tài và sự thịnh vượng của quốc gia. Nó không chỉ cung cấp kiến thức mà còn hình thành phẩm hạnh, đạo đức. Nguyễn Thiếp, trong bài tấu gửi vua Quang Trung, đã phê phán những sai lệch trong giáo dục và đưa ra quan điểm về mục đích và phương pháp học, góp phần làm rõ giá trị của học hành đối với sự phát triển đất nước.
Nguyễn Thiếp mở đầu bài tấu với câu châm ngôn: “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo,” để nhấn mạnh rằng học là quá trình rèn giũa bản thân, giúp con người phát triển cả trí thức lẫn đạo đức. Học không chỉ là thu thập kiến thức mà là học cách làm người, sống có ích cho xã hội và đóng góp vào sự phát triển của đất nước.
Nguyễn Thiếp chỉ ra rằng trong xã hội phong kiến, giáo dục bị biến tướng, con người học chỉ để đạt danh vọng và tiền tài mà không chú trọng đạo đức. Ông phê phán việc học để qua thi cử, học vẹt mà không vận dụng kiến thức vào thực tế, dẫn đến những người có bằng cấp nhưng thiếu đạo đức, làm quan tham nhũng và hại đất nước. Ông kêu gọi cải cách giáo dục, học để hiểu và hành động đúng đắn.
Nguyễn Thiếp cũng đưa ra những phương pháp học cụ thể và hợp lý. Ông nhấn mạnh rằng việc học phải đi từ căn bản đến nâng cao, phải học từng bước, từ chữ viết cơ bản đến các tác phẩm triết học, văn học, lịch sử cổ điển. Việc học phải gắn liền với thực tiễn và phải học để áp dụng vào công việc, không phải học chỉ để thi cử. Ông khuyên nhà vua mở rộng việc học, xây dựng nhiều trường lớp để mọi người đều có cơ hội học tập, đặc biệt là những người con cháu của quan lại, những người có điều kiện học tập. Đó là cách để đảm bảo rằng đất nước có những nhân tài thực sự phục vụ cho sự nghiệp quốc gia.
Nguyễn Thiếp cũng đặc biệt nhấn mạnh rằng học phải đi đôi với hành. Ông cho rằng học mà không ứng dụng vào thực tiễn sẽ trở thành vô ích. Việc học cần phải giúp con người làm tốt công việc của mình, đặc biệt là những công việc yêu cầu kiến thức chuyên môn. Nếu không có kiến thức, dù có kinh nghiệm thì cũng không thể làm việc hiệu quả. Việc học giúp con người phát triển tư duy, nâng cao khả năng giải quyết vấn đề, từ đó có thể đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Qua bài tấu “Bàn luận về phép học”, Nguyễn Thiếp khẳng định tầm quan trọng của việc học đối với sự phát triển trí tuệ và đạo đức, góp phần vào thịnh vượng của đất nước. Quan niệm của ông về mục đích học, phương pháp học, và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn vẫn có giá trị trong xã hội hiện đại. Học không chỉ để đạt danh vọng mà là để trở thành con người có ích cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước, học phải đi đôi với hành, có mục đích và chiều sâu.
Bàn luận về phép học - mẫu 3
Đối với mỗi con người chúng ta việc học vô cùng quan trọng. Học giúp chúng ta tiếp thu thêm kiến thức và tương lai trở nên rộng mở hơn. Bàn về vấn về ta không thể không nhắc đến bài luận về phép học của Nguyễn Thép. Trong bài này ông nêu rõ quan niệm của mình về mục đích học thực sự là đạo đức là tri thức, để góp phần hưng thịnh cho đất nước.
Tấu là văn bản của quan lại hoặc thần dân trình bày ý kiến về chính sách hoặc vấn đề quan trọng của quốc gia. Trong đoạn trích, Nguyễn Thiếp dùng câu châm ngôn “Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo” để nhấn mạnh mục đích chân chính của việc học. Câu nói này ví von việc học như việc mài ngọc, khi không được mài giũa, ngọc sẽ chỉ là đá vô dụng, giống như con người không học sẽ không phát triển được trí thức và đạo đức. Học ở đây không chỉ là tiếp thu kiến thức mà còn là rèn luyện phẩm hạnh, học cách làm người, sống tốt và có ích cho xã hội.
Nguyễn Thiếp phê phán việc học chỉ để đạt danh vọng và hưởng bổng lộc mà không hiểu nội dung thực sự của việc học, dẫn đến những người như vậy trở thành quan tham nhũng, làm hại đất nước. Ông chỉ trích những người học vẹt, học để qua thi cử mà không nhớ gì, khiến đất nước trì trệ và thiếu phát triển. Để thay đổi điều này, ông đề xuất mở rộng giáo dục, xây dựng thêm trường lớp và tạo ra một môi trường học tập rộng rãi, khuyến khích mọi người học ở bất kỳ nơi đâu, từ thầy trò ở các phủ huyện, trường tư, đến con cháu của các gia đình văn võ, để nâng cao trình độ và đóng góp cho sự phát triển đất nước.
Nguyễn Thiếp nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học để hành, tức là học để áp dụng vào thực tế một cách hiệu quả. Học mà không biết vận dụng kiến thức sẽ trở nên lãng phí thời gian và tiền bạc, còn hành mà không học thì khó có thể đạt được kết quả cao. Việc chỉ dựa vào thói quen và kinh nghiệm sẽ chỉ có hiệu quả trong những công việc đơn giản, không đòi hỏi trí tuệ. Đối với các công việc khoa học kỹ thuật, cần phải có kiến thức chuyên môn, vì kinh nghiệm một mình không đủ để đáp ứng yêu cầu.
Thông qua bài tấu của tác giả chúng ta đã học được nhiều điều về phương pháp học đúng đắn, học sao cho đúng cho phù hợp đừng lãng phí thời gian và tiền bạc của mình. Đừng học theo kiểu học vẹt, học đối phó, học là để cho mình chứ đừng lười biếng xem nhẹ việc học.
Bàn luận về phép học - mẫu 4
“Bàn luận về phép học” là đoạn văn trong bài tấu mà Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 năm 1791. Vua Quang Trung từng mời Nguyễn Thiếp hợp tác với triều Tây Sơn, nhưng vì lý do riêng, ông chưa nhận lời. Đến ngày 10/7/1791, vua lại mời ông vào Phú Xuân hội kiến để bàn về quốc sự. Lần này, Nguyễn Thiếp đã đồng ý và tham gia bàn luận. Trong bài tấu, ông đề cập đến ba vấn đề quan trọng mà bậc quân vương cần chú ý.
Nguyễn Thiếp trong phần mở đầu bài tấu khẳng định mục đích của việc học không chỉ là thu thập kiến thức mà còn rèn luyện phẩm hạnh, đạo đức. Theo ông, “đạo” là lẽ sống và cách đối xử trong mối quan hệ xã hội. Học phải gắn liền với “tam cương”, “ngũ thường”, tập trung vào “lập đức” và “lập công” để cống hiến cho xã hội. Quan điểm này không chỉ phát triển cá nhân mà còn hướng đến sự thịnh vượng của quốc gia.
Ngày nay, chúng ta gọi lối học đó là học vẹt, học để đối phó, thực chất chẳng tiếp thu được bao nhiêu Kiến thức. Thuộc bài là yếu tố rất cần trong học tập nhưng điều cốt yếu là phải hiểu nội dung, bản chất của vấn đề, từ đó có cách suy nghĩ, cách cảm nhận, sáng tạo riêng.
Sau khi phê phán những biểu hiện tiêu cực trong nhận thức về việc học, Nguyễn Thiếp đã nêu ra quan điểm và phương pháp học tập đúng đắn. Nguyễn Thiếp đề xuất việc học phải được phổ biến rộng rãi, mở thêm trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi người, từ thầy trò trường học đến con cháu các gia đình, dù ở đâu cũng có thể đi học. Quan điểm của ông, dù đã cách đây hai thế kỷ, vẫn rất tiến bộ và phù hợp với chủ trương xã hội hóa giáo dục hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
Tóm lại, bằng lời tấu rất thẳng thắn và chân thành, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã nêu lên mục đích chân chính của việc học và thực trạng tiêu cực của việc học đang hiện hành cùng các phương pháp học tập đúng đắn. Những bài học mà Nguyễn Thiếp mang lại không chỉ có giá trị đối với đất nước trong xã hội phong kiến mà còn bổ ích đối với tất cả chúng ta trong mọi thời đại.
Bàn luận về phép học - mẫu 5
Nguyễn Thiếp là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, từng đỗ đạt làm quan dưới triều Lê, nhưng sau đó từ quan về dạy học, chính vì gắn bó với công việc dạy học cho nên Nguyễn Thiếp hiểu ra mục đích thật sự của việc học. Bàn luận về phép học là một phần trong bản tấu của Nguyễn Thiếp gửi cho vua Quang Trung, trong bài này tác giả nêu rõ quan điểm của mình về mục đích thật sự của việc học đó là đạo đức, là tri thức, góp phần hưng thịnh cho đất nước.
Ở luận điểm thứ nhất, tác giả chỉ ra ba vấn đề chính: nền chính học bị thất truyền, những biểu hiện lệch lạc của việc học, và tác hại nghiêm trọng của nó đối với xã hội. Việc học sai mục đích và đánh giá sai người học dẫn đến những hệ lụy tàn phá. Người đi học chỉ tìm cầu danh lợi, không chú trọng “lập đức” và “lập công”, khiến việc học trở nên hình thức, máy móc. Những người đỗ đạt qua cách học này thường thiếu thực đức, thực tài, dẫn đến những nịnh thần trong bộ máy nhà nước. Khi xã hội đánh giá sai, thói “hư danh” phát triển, tạo ra một hệ thống hỏng, gây hậu quả “nước mất, nhà tan”. Cách lập luận chặt chẽ và logic của tác giả khiến vấn đề trở nên rõ ràng và thuyết phục.
Ở luận điểm thứ hai, tác giả không nhắc lại mục đích của việc học mà thay vào đó, tập trung vào việc chấn hưng nền “chính học”. Việc này được xem là cấp thiết và phải thực hiện trên hai cấp độ: chiều rộng và chiều sâu. Về chiều rộng, cần mở rộng trường lớp và tạo điều kiện thuận lợi cho người học, tương đương với chủ trương xã hội hóa giáo dục, giúp nâng cao dân trí và phát hiện nhân tài. Về chiều sâu, tác giả nhấn mạnh phương pháp học tập cần được cải thiện. Nguyên tắc đầu tiên là học theo hệ thống, từ cơ bản đến nâng cao, bắt đầu từ tiểu học và dần học lên các sách vở quan trọng. Nguyên tắc thứ hai là học rộng nhưng phải tóm lược, tinh lọc những gì đã học để nắm vững tri thức. Những nguyên tắc này thể hiện sự chú trọng vào việc học bền vững, từ gốc rễ đến thành quả cao.
Chính là xuất phát từ một ước mơ tha thiết và dù tha thiết mà sự nghiệp không chắc đã thành, bởi sự học, phép học tuy nói vậy nhưng cũng khó lắm thay! Sự chân thành là phía chủ quan, còn kết quả là thuộc phía khách quan ngoài ý muốn, mà ý muốn ấy cũng là vừa mới bắt đầu.
Bàn luận về phép học - mẫu 6
La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đưa ra ý kiến xác đáng về mối quan hệ giữa học và hành trong bài Bàn luận về phép học. Ông cho rằng, ban đầu cần học tiểu học để xây dựng nền tảng, rồi tiến dần lên học các sách vở lớn như tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Sau khi học rộng, phải tóm lược để hiểu rõ và áp dụng vào thực tiễn. Quan điểm này phản ánh kinh nghiệm sau nhiều năm học hỏi và áp dụng phương pháp dạy của Chu Tử, một bậc thầy Nho giáo đời Tống.
Học đi đôi với hành là việc học lí thuyết và thực hành đều quan trọng và cần thiết như nhau, song song với nhau. Nếu học được lí thuyết dù cao siêu đến đâu chăng nữa mà không đem ra vận dụng vào thực tế thì việc học ấy chỉ tốn thời gian, công sức, tiền bạc mà thôi. Ngược lại, hành mà không học thì hành không trôi chảy, nhầm lẫn thậm chí dẫn tới sai sót.
Để học tốt và đạt kết quả cao, học sinh không chỉ cần nắm vững bài học mà còn phải chăm chỉ luyện tập, rèn luyện kỹ năng và liên kết tri thức. Trong công việc, nếu chỉ dựa vào thói quen và kinh nghiệm mà thiếu lý thuyết thì hiệu quả sẽ thấp, dễ dẫn đến sai lầm. Thói quen và kinh nghiệm chỉ phù hợp với công việc đơn giản, ít thay đổi. Tuy nhiên, trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển, con người cần không ngừng học hỏi, nâng cao tri thức và hợp tác để thành công, đáp ứng yêu cầu công việc hiện đại.
Lấy việc học làm nhiệm vụ bồi dưỡng tri thức nền tảng. Lấy thực hành làm nhiệm vụ thực chứng, kiểm chứng lí thuyết, hoàn thiện bản thân hướng đến tính hiệu quả trong công việc. Dĩ nhiên, đó là một nhiệm vụ khó khăn, không dễ gì hoàn thành. Thế nhưng, nếu chúng ta biết nỗ lực, phấn đấu trong thời gian dài, không ngại vất vả, gian nan thì điều đó lại hết sức dễ dàng. Học và hành là hai mặt của một vấn đề. Không thể hành động một chiều mà có thể đem lại kết quả tốt đẹp. Bởi thế, không được xem nhẹ mặt nào.
Khẳng định học phải đi đôi với hành: Thực tế cho thấy ngày nay, phương châm học đi đôi với hành là hoàn toàn đúng. Những kiến thức mà chúng ta tiếp thu được từ nhà trường, sách vở… phải được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống để sáng tạo ra những thành quả vật chất, tinh thần phục vụ con người. Có một phương pháp học tập tốt và đúng đắn, kết hợp với những thao tác thực hành bài bản, chắc chắn kết quả học tập sẽ được nâng cao.
Bàn luận về phép học - mẫu 7
Tác phẩm Bàn luận về phép học của La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp không chỉ là một bài tấu gửi vua Quang Trung, mà còn là một bài học sâu sắc về mục đích và phương pháp học tập, được đánh giá là rất giá trị trong cả quá khứ và hiện tại. Bài tấu đã đề cập đến vai trò của việc học đối với sự phát triển cá nhân và xã hội, cũng như đưa ra những lời khuyên hữu ích về cách thức học tập sao cho hiệu quả.
Nguyễn Thiếp mở đầu bài viết bằng câu ngạn ngữ “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” để nhấn mạnh học tập là quá trình rèn giũa con người, giống như viên ngọc cần được mài giũa để trở nên quý giá. Câu nói không chỉ khuyên về việc học mà còn khẳng định rằng không học sẽ khiến con người thiếu tri thức, đạo đức và không thể đóng góp cho xã hội. Học không chỉ là tiếp thu kiến thức mà còn là học cách làm người, đối nhân xử thế, giúp xã hội phát triển tốt đẹp hơn.
Nguyễn Thiếp không chỉ khẳng định tầm quan trọng của việc học mà còn chỉ ra những lệch lạc trong nền giáo dục thời bấy giờ. Ông phê phán việc học chỉ nhằm mục đích cầu danh lợi, thiếu sự chú trọng đến đạo đức và tri thức thực sự. Điều này đã dẫn đến những hiện tượng tiêu cực như tham nhũng, tha hóa trong xã hội, khi mà những người có quyền lực không có năng lực thực sự và không biết làm việc đúng đắn. Từ đó, ông kêu gọi cải cách giáo dục, khôi phục lại giá trị của học tập chân chính, không chỉ nhằm đạt được danh vọng hay lợi ích cá nhân mà phải phục vụ cho sự nghiệp chung của quốc gia.
Một điểm đặc biệt trong bài tấu của Nguyễn Thiếp là ông đưa ra phương pháp học hợp lý và thực tiễn, đặc biệt nhấn mạnh nguyên tắc “học đi đôi với hành”. Ông cho rằng học không chỉ là tiếp thu lý thuyết mà còn phải áp dụng vào thực tế. Nếu chỉ học mà không hành, kiến thức sẽ trở nên suông, không có giá trị thực tiễn. Ngược lại, nếu chỉ hành mà không học, con người sẽ thiếu hiểu biết sâu sắc và khó giải quyết vấn đề một cách sáng suốt. Vì vậy, “học đi đôi với hành” giúp con người phát triển toàn diện, vận dụng kiến thức vào thực tế và cải thiện bản thân.
Thông qua việc đưa ra những luận điểm này, tác phẩm của Nguyễn Thiếp không chỉ giúp chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của việc học mà còn nhấn mạnh rằng việc học phải đi đôi với thực hành. Chỉ khi học hỏi và thực hành kết hợp với nhau, chúng ta mới có thể đạt được những thành tựu thực sự trong cuộc sống, đồng thời giúp con người hoàn thiện bản thân và đóng góp cho sự phát triển của xã hội.
Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp là một tác phẩm có giá trị vượt thời gian, không chỉ trong xã hội phong kiến mà còn mang ý nghĩa sâu sắc với thế hệ ngày nay. Những tư tưởng về mục đích và phương pháp học của ông vẫn là bài học quý giá, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc học và cần thiết phải áp dụng kiến thức vào thực tế. Học phải đi đôi với hành, chỉ khi đó con người mới có thể đạt được thành tựu lớn và đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của xã hội.
Xem thêm những bài văn mẫu đạt điểm cao của học sinh trên cả nước hay khác:
- Nghị luận về sức hấp dẫn của một bộ phim
- Nghị luận bài thơ Bếp lửa
- Nghị luận về tình mẫu tử
- Nghị luận về tính tự lập
- Nghị luận về tình yêu học đường
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều