20+ Tả chiếc trống đồng Đông Sơn (điểm cao)

Bài văn Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng lớp 6 hay nhất, ngắn gọn được chọn lọc từ những bài văn hay của học sinh trên cả nước giúp bạn viết bài văn Tả chiếc trống đồng trong viện bảo tàng hay hơn.

20+ Tả chiếc trống đồng Đông Sơn (điểm cao)

Quảng cáo

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 1

   Em rất thích tìm hiểu về môn lịch sử về sự hình thành của quốc gia, dân tộc vì lịch sử thực sự chứa đựng những bí ẩn thú vị. Hôm vừa rồi, em mới vào viện bảo tàng Lịch sử dân tộc học Việt Nam. Em dường như bị cuốn hút bởi chiếc trống đồng Đông Sơn đẹp và tinh xảo.

   Giữa khu trưng bày ở gian chính, nhiều cổ vật hiện lên nhưng chiếc trống nằm nổi bật nhất giữa căn phòng, trang trọng và uy nghiêm. Em còn y cảm xúc lúc mới nhìn thấy nó, trước vẻ đẹp tinh xảo của chiếc trống đồng, ánh nhìn của em bị cuốn vào. Đứng thật gần nhìn qua chiếc tủ kính trong suốt, chiếc trống hiện rõ rệt với màu vàng đồng đỏ sáng loáng. Chiếc trống có hình khối trụ, cao, những nét hoa văn in trên thân trống và mặt trống hiện lên thật nổi bật. Theo như bảng thông tin giới thiệu thì chiếc trống này được làm từ đồng, có chiều cao 62 cm. Nhìn bao quát chiếc trống có hình dáng khá hay, là sự kết hợp của hình trụ tròn và hình nón cụt, và hình phễu. Ba phần được hợp lại với nhau tạo thành tổng thể vô cùng lạ, đẹp mắt và rất hài hòa. Mặt trống hình tròn, bằng phẳng, họa tiết được trang trí tỏa xa theo hình đường tròn đồng tâm. Trung tâm mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh được khắc chìm. Với mười tám ngôi sao xung quanh kết hợp với hình mười tám con chim lạc hồng tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương. Ở các đường tròn khác trên mặt trống chính là hình ảnh của con người đang lao động: giã gạo, đánh trống, đua thuyền... xen với hình ảnh chim lạc hồng. Tất cả là minh chứng hùng hồn và rõ rệt nhất của cuộc sống lao động tươi vui, yên bình của tổ tiên, cha ông ta từ ngàn xưa. Hầu như họa tiết của trống được khắc nổi và chìm tinh tế. Nhưng tựu chung lại yếu tố cân đối, đa dạng được đảm bảo khi trang trí mặt trống đồng.

   Ở phần thân trống hình trụ hai chiếc quai trống được gắn chắc chắn đối xứng nhau ở hai bên thân. Khác với mặt trống với nhiều họa tiết, họa văn đẹp thì phần thân tống lại trơn láng, không trang trí hoa văn. Thế mới hay, cha ông ta thời xưa kết hợp rất khéo giữa sự đơn giản với cầu kì để tạo nên sản phẩm đẹp hữu dụng như trống đồng. Chân trống chính là phần loe ra của chiếc phễu vững chãi để giữ cho chiếc trống luôn cân bằng.

Quảng cáo

   Theo như những điều em đã tìm hiểu từ trước, trống đồng Đông Sơn là một trong những vật có giá trị lịch sử thể hiện thời kì rực rỡ trong đời sống lao động và văn hóa của người Việt cổ. Trống đồng là sản phẩm sáng tạo độc đáo của nền văn minh kim khí, từ chiếc trống đồng ta có thể hình dung và hiểu phần nào về thời kì văn minh của nhân dân ta từ ngàn xưa bởi các họa tiết trên trống đã truyền tải, lưu giữ lại những nét vàng son của lịch sử phát triển dân tộc đó.

   Chiếc trống đồng là niềm tự hào của người dân Việt Nam về thời đại huy hoàng của cha ông, chính vì lẽ đó, chúng ta cần biết bảo tồn những nét đẹp của lịch sử đó để hiểu rằng để có ngày hôm nay, cha ông ta đã từng chút vun đắp và kì công thế nào.

Dàn ý Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6

I. Mở bài:

- Dẫn dắt và giới thiệu chiếc trống đồng Đông Sơn.

+ Nhân dịp kỷ niệm thành lập đoàn 26/3, trường em có tổ chức buổi tham quan tại đền Hùng, tỉnh Phú Thọ. Chuyến đi tuy không dài xong đã để lại trong em nhiều điều bổ ích và lý thú. Trong đó em ấn tượng nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn lần đầu được quan sát tận mắt tại bảo tàng Hùng Vương.

II. Thân bài:

Quảng cáo

* Khái quát:

- Trống đồng Đông Sơn là tên một loại trống tiêu biểu cho Văn hóa Đông Sơn (700 TCN - 100) của người Việt cổ.

- Chiếc trống loại này có quy mô đồ sộ, hình dáng cân đối, hài hoà thể hiện một trình độ rất cao về kỹ năng và nghệ thuật, đặc biệt là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà người ta vẫn cho là chìm trong đám mây mù của truyền thuyết Việt Nam.

* Tả chi tiết:

- Ở mặt trống đồng và thân trống đều có trang trí hoa văn chia thành hai loại: hoa văn hình học và hoa văn hiện thực. Hình hoa văn hiện thực là người hay động thực vật, đó là nơi mà người xưa muốn gửi gắm vào đó những suy nghĩ tâm tư, ước nguyện của mình về cuộc sống ấm no hạnh phúc. Còn những hoa văn hình học như chấm nhỏ thẳng hàng, vạch chéo và vạch thẳng song song, hình răng cưa, vòng tròn, hình chữ S mang tính chất làm nền cho hoa văn hiện thực.

- Chính giữa mặt trống là ngôi sao 14 cánh được chạm khắc rất tinh tế, tượng trưng cho mặt trời của những cư dân trồng lúa nước

- Ở bên ngoài là vòng tròn khắc hình người. Người có thể đang mặc váy dài, có hai vạt tỏa ra hai phía, vừa đi vừa múa, có người tay cầm rìu, có người thổi khèn, có người cầm giáo, cán giáo có trang trí lông chim. Hoặc có thể người đang quay mặt về phía nhà cầu mùa, xõa tóc, mặc váy hay có đôi trai gái đang cầm chày giã vào một chiếc cối, đầu chày có trang trí lông chim.

- Quai trống thường làm theo hình dây thừng bện khá chắc chắn.

III. Kết bài:

- Nêu suy ngẫm

+ Trống đồng Đông Sơn không chỉ là vật linh mà còn là biểu tượng tập trung nhất của những thành tựu trong sinh hoạt kinh tế, văn hóa, xã hội và quyền uy của nhà nước Văn Lang. Vì vậy, mỗi chúng ta hãy có ý thức bảo vệ, gìn giữ những di sản tốt đẹp này.

Quảng cáo

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 2

Trong chuyến đi tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội em đã có dịp được tận mắt chiêm ngưỡng chiếc trống đồng Đông Sơn, đó là một cổ vật vô cùng quý giá của dân tộc ta.

Chiếc trống đồng có lịch sử từ rất lâu đời, vì thế trông nó rất khác lạ so với những chiếc trống hiện đại ngày nay. Ấn tượng đầu tiên của em khi nhìn thấy chiếc trống đó là hình dáng và kích thước của trống. Đa số các trống khác phình ra ở giữa nhưng trống đồng Đông Sơn lại phình ra ở hai đầu và thu hẹp lại ở giữa. Hình dáng khá đặc biệt này của trống khiến em tò mò về âm thanh của trống khi được đánh. Tuy nhiên chiếc trống Đông Sơn được đúc hoàn toàn bằng đồng vô cùng chắc chắn và nặng gần 100 ki lô mét nên âm thanh của nó vô cùng vang và đanh.

Đứng từ xa nhìn qua tấm kính em vẫn nhìn rõ những hoa văn tinh xảo được chạm khắc trên phần mặt và thân trống. Trên mặt trống có các hoa văn hình ngôi sao, hình chim bay được bố trí đối xứng theo vòng tròn từ trong ra ngoài trông rất đều và đẹp mắt. Phần thân có quai trống bện giống như dây thừng, trên thân trống chạm khắc các hình người múa vũ nghệ, hình thuyền. Thông qua những hoa văn trang trí trên chiếc trống đồng Đông Sơn em có thể cảm nhận được những giá trị văn hóa mà người thời xưa muốn ghi dấu lại trên chiếc trống, đó là đời sống vui vẻ, có lao động có vui chơi.

Hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn thật ấn tượng khiến cho người xem như em hay bất kì ai đều không thể quên dù chỉ nhìn thấy một lần. Em cảm thấy rất tự hào về nền văn hóa của cha ông ta từ thời xa xưa.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 3

Người dân Việt Nam luôn có truyền thống gìn giữ những nét văn hóa cổ từ xa xưa. Nhắc đến nền văn hóa này phải nhắc đến trống đồng Đông Sơn- niềm tự hào của nền văn hóa Đông Sơn.

Trống đồng Đông Sơn có hình dáng vô cùng cân đối, hài hoà. Từ đó thể hiện một trình độ rất cao về kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật điêu khắc. Điều đặc biệt của trống đồng giúp cho nó trở thành nét đặc trưng cho nền văn hóa Đông Sơn là những hoa văn phong phú được khắc họa, miêu tả chân thật sinh hoạt của con người thời kỳ dựng nước mà truyền thuyết Việt Nam chưa thể khắc họa rõ nét. Trên mặt trống đồng có rất nhiều đồng tròn đồng tâm. Ở chính giữa của trống đồng là hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Khoảng cách giữa các hình tròn phải bằng nhau, đây chính là nơi để khắc họa các hoa văn. Hình khắc họa trên mặt trống rất đa dạng. Ví dụ như hình vẽ công nhảy múa, hình chim bay, hình hươu nai có gạc, hình chèo thuyền, hình giã gạo,… Các hình vẽ đơn giản chỉ tạo nên bằng những đường thẳng, nhìn khá trừu tượng nhưng vẫn ghi lại được những hoạt động sinh hoạt của người dân thời kì Đông Sơn. Thế nhưng bên cạnh các hình vẽ con người, động vật, cây cỏ, một số loại trống đồng còn khắc họa các hoa văn hình học. Hoa văn hình học thường thấy là đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song và các chữ của người Việt cổ. Thân trống cũng khác các hình như hình vũ sĩ, hình thuyền và một số hình chim…

Trống đồng Đông Sơn là biểu tượng đẹp đẽ cho nền văn hóa Việt cổ. Đây là sản phẩm của nền văn minh nông nghiệp đang phát triển. Các hình vẽ khắc trên trống chứng tỏ thời kỳ này người dân đã biết sử dụng sức kéo động vật vào canh tác. Hơn thế, nó còn thể hiện hình ảnh con người cầm vũ khí bảo vệ quê hương, con người mang tính nhân bản. Và cuối cùng nó thể hiện sự khát khao cuộc sống ấm no, hạnh phúc của người dân thời kì này.

Trống đồng Đông Sơn là di tích còn sót lại, ghi lại cả một nền văn minh của thời kì dựng nước của nhân dân. Chính bởi vậy, chúng ta cần phải biết gìn giữ trống đồng và các di vật khác luôn lâu bền.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 4

Mỗi lần nghe tiếng trống trường vang lên từng nhịp, đã bao giờ bạn tự hỏi, chiếc trống có từ bao giờ. Điều này có lẽ chẳng ai biết, chỉ biết ngàn năm về trước, thuở khai thiên lập địa, đã tồn tại chiếc trống mà ngày nay vẫn gọi với cái tên "trống đồng Đông Sơn"

Không ai biết chiếc trống này có từ bao giờ, chỉ biết từ thuở sơ khai, nó đã gắn liền với cuộc sống của những người Việt cổ. Về kích thước, chiếc trống có kích thước tương đương với các loại trống trường bình thường ta vẫn hay thấy, cao chừng 60cm, nhưng hình dáng của nó lại thật đặc biệt. Cấu trúc của nó khá phức tạp, giống sự ghép lại của 3 hình. Phía trên là hình nón cụt lớn, tiếp theo là hình trụ có bán kính nhỏ hơn và phần thân koe ra hình phễu. 3 hình khác biệt tưởng không liên quan đến nhau nhưng khi ghép lại thành một chỉnh thể hoàn mỹ. Chiếc trống hoàn toàn bằng được đúc bằng đồng, mặt trống tròn trịa không hề lệch một ly nào. Trên mặt trống là những hình tròn to nhỏ các kích thước khác nhau được khắc chìm bao xung quanh một hình ngôi sao 12 cánh chứ không phải ngôi sao 5 cánh trên cờ Tổ Quốc. Vòng ngoài cũng có những ngôi sao nhỏ xếp cân đối thành vòng tròn. Có tất cả 18 ngôi sao đại diện cho 18 đời vua Hùng quang minh đã dẫn dắt dân tộc ta ngàn năm trước. Xung quanh những ngôi sao có những họa tiết lông công, chim chóc và con người với những hình ảnh sinh hoạt của con người. Con người trên mặt trống đồng hiện lên với những bộ trang phục cổ đại, đang xay giã gạo, hay nhảy múa quanh bếp lửa. Cuộc sống của quá khứ hiện lên khá rõ nét qua những hình vẽ trên trống đồng. Đời sống thường ngày của cha ông ta cũng thật bình dị, của lao động, có giải trí. Tất cả được người khác lại trên mặt trống, còn lưu truyền mãi với thời gian. Hai bên hông trống có quai trống được đúc theo hình dây bện lại. Thân trống không có họa tiết, đế trống hình phễu úp ngược giúp trống có thể đứng vững.

Trống đồng Đông Sơn không chỉ là di vật một thời mà còn là bức tranh phản ánh nền văn minh một thời của đất nước trước Công Nguyên. Nhiệm vụ của chúng ta ngày hôm nay là giữ gìn để trống đồng nói riêng và các di vật khác có thể tồn tại mãi với thời gian.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 5

Mỗi kỳ nghỉ hè, em đều được đi du lịch tham quan rất nhiều nơi. Hè năm vừa rồi, em đã được bố mẹ đưa đi tham quan Viện bảo tàng Lịch sử Việt Nam. Trong số các hiện vật, đồ cổ trong bảo tang, em ấn tượng nhất là chiếc trống đồng Đông Sơn. Cho đến bây giờ, em vẫn còn nhớ nguyên được hình dáng của nó.

Trong một căn phòng lớn với rất nhiều những hiện vật cổ khác nhau, chiếc trống đồng Đông Sơn nằm nổi bật giữa căn phòng, đường bệ và uy nghi. Em vẫn còn nhớ y nguyên cảm giác ngạc nhiên của mình khi thấy nó. Trước vẻ đẹp của chiếc trống, em đã rút tay mình khỏi tay bố mà chạy đến gần khu vực đặt trống. Lúc này, hình ảnh chiếc trống càng hiện rõ hơn trước mắt em. Chiếc trống cao, có hình khối trụ tròn và có màu vàng đỏ đã sớm phai nhạt đi theo thời gian. Theo như lời cô hướng dẫn viên nói thì chiếc trống đồng Đông Sơn này được làm từ đồng và có chiều cao khoảng 60cm, có những chiếc trống khác sẽ cao hơn.

Chiếc trống có hình dáng khá phức tạp: phần trên phình ra hình nón cụt, ở giữa thắt lại hình trụ tròn, phần thân loe ra hình phễu. Ba phần ấy tách ra thì có vẻ buồn cười nhưng khi hợp lại với nhau tạo thành chiếc trống đồng thì lại vô cùng hài hòa và đẹp mắt. Mặt trống hình tròn, khi em kiễng chân lên để nhìn thì có thấy rất nhiều vòng tròn đồng tâm có hình khắc chìm trên mặt trống. Giữa mặt trống là một hình ngôi sao lớn. Vòng tròn ngoài ngôi sao cũng khắc chìm các hình ngôi sao nhỏ hơn. Một điều đặc biệt ở những ngôi sao này chính là chúng có mười hai cánh chứ không phải là 5 cánh như ngôi sao trong lá cờ Tổ quốc đỏ chói. Em vẫn còn nhớ ngày ấy mình chăm chú đếm xem có bao nhiêu ngôi sao nhỏ xung quanh ngôi sao lớn ấy. Bố em nói mười tám ngôi sao xung quanh xen lẫn mười tám con chim tượng trưng cho mười tám đời vua Hùng Vương.

Xung quanh các ngôi sao có hoạ tiết lông công, hình con người múa, người giã gạo, người đánh trống hoặc bơi thuyền. Đó là biểu tượng cho cuộc sống lao động của người dân, một cuộc sống yên bình và hạnh phúc ấm no. Mặt trống còn có rất nhiều những họa tiết khác nhau nhưng chúng đều khá nhỏ nên em không thể nhìn thấy rõ ràng, chỉ có thể nhớ những họa tiết đặc trưng nổi bật mà thôi. Tất cả các hình ảnh, họa tiết được sắp xếp rất cân đối.

Bên cạnh hai bên thân trống chính là quai trống được đúc theo hình dây thừng bện. Thân trống trơn láng, không có hoa văn. Chân trống là phần loe hình phễu của khối trụ tròn. Em vẫn còn nhớ lời cô giáo dạy rằng trống đồng Đông Sơn là cổ vật thể hiện đời sống của nhân dân và văn hoá của người Việt cổ. Các hình khắc trên trống đồng cho ta phần nào biết được nền văn minh nông nghiệp của nước ta thời kì trước Công nguyên. Các họa tiết trên trống đã thể hiện lại được những hoạt động chính trong cuộc sống của người dân thời kỳ đó.

Chuyến tham quan rất nhanh đã kết thúc, em ra về mà lòng trào dâng một niềm xúc động khôn nguôi bởi qua chuyến đi này, em không chỉ được hiểu thêm về lịch sử nước nhà mà còn biết được thêm về văn hóa đất nước. Em sẽ cố gắng học thật giỏi để xứng đáng là con cháu Lạc Việt, cống hiến hết sức mình cho Tổ quốc đúng như lời Bác Hồ dạy năm xưa: “Các vua Hùng đã có công dựng nước. Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 6

Vào kì nghỉ hè năm ngoái, ba mẹ cho em đi nghỉ mát ở Cửa Lò. Thời gian này, cả gia đình em đến thăm viện bảo tàng ở tỉnh Thanh Hóa. Trong những di vật được trưng bày, em thích nhất là bộ Sưu tập trống đồng Đông Sơn.

Trống đồng Đông Sơn đa dạng không chỉ về hình dáng, kích thước mà cả về phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn. Giữa mặt trông có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Tiếp đến là những hình tròn đồng tâm khắc hình vũ công nhảy múa, hình chim bay, hươu nai có gạc...

Nổi bật trên mặt trống đồng là hình ảnh con người lao động, họ săn bắn, đánh cá bằng những dụng cụ thô sơ. Họ vui sướng nhảy múa khi họ được làm chủ hoàn toàn thành quả lao động của mình sau những ngày tháng vất vả. Bên cạnh hình ảnh về cuộc sống lao động, con người còn thể hiện bản sắc văn hóa của mình qua những hành động đánh trống, thổi kèn và những điệu múa. Con người hòa nhập với thiên nhiên, thiên nhiên được thể hiện ở mặt trông cũng rất đa dạng và phong phú: những cánh cò bay lả bay la, những con chim Lạc, chim Hồng tung bay giữa bầu trời cao rộng, những đàn cá tung tăng bơi lội. Tất cả hòa nhập với nhau tạo nên cuộc sống sinh động nhiều màu sắc. Những hình ảnh trên mặt trống đồng thể hiện sự khát khao một cuộc sống ấm no, yên vui của người dân Việt Nam.

Trống đồng Đông Sơn phản ánh nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xưa của ông cha ta. Nó là niềm tự hào của dân tộc ta trong nền văn hóa Đông Sơn.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn lớp 6 - mẫu 7

Năm trước trường tổ chức cho học sinh đi đến thăm Khu di tích các vua Hùng ở Phú Thọ. Em có dịp đến tham quan Bảo tàng Hùng Vương – nơi bảo tồn những hiện vật lịch sử và những tư liệu quý báu về thời kỳ đầu xây dựng một đất nước. Trong đó, em ấn tượng hơn cả với những chiếc trống đồng Đông Sơn.

Trống đồng Đông Sơn có rất nhiều loại với đa dạng kích thước. Có những chiếc trống to lớn như phải vài vòng tay người lớn mới ôm hết. Có những cái nhỏ hơn, được đặt trang trọng trong những ô kính. Em rất thích thú khi được ngắm nhìn cả một bộ sưu tập những chiếc trống đồng.

Trống được đúc bằng đồng, sắc vàng xám nổi bật làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chúng. Khác với các loại trống hiện đại ngày nay, trống đồng Đông Sơn không phình to ra ở giữa mà lại thắt cổ lọ rồi xòe ra ở mặt trên khiến nó giống như một tán cây khổng lồ. Trống được chạm khắc những đường nét vô cùng tinh xảo. Chính giữa mặt trống là hình một ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh như biểu tượng của mặt trời. Bao quanh cái mặt trời ấy là những chú chim lạc hồng nối đuôi nhau xếp thành một vòng tròn lớn. Những hình tròn đồng tâm cứ thế hiện ra: những hình nhân nhảy múa, hươu nai có gạc hiện lên như minh chứng cho một thời kỳ lịch sử của buổi đầu dựng nước. Những đường nét chạm khắc tinh tế thể hiện bàn tay tài hoa của người nghệ sĩ cổ xưa. Từng nét chạm như họa nên cả bức tranh sinh hoạt của thời kỳ đầu dựng nước. Đó phải chăng chính là biểu tượng của tinh thần đoàn kết, khi con người cùng nắm tay nhau để tạo nên sức mạnh to lớn, những chú chim lạc hồng có phải là biểu tượng cho một xuất thân cao quý của người Việt, của tinh thần đồng tâm hiệp lực hay không?

Ấn tượng nhất vẫn là bức tranh sinh hoạt được chạm khắc khéo léo trên thân trống. Một cuộc sống lao động bất ngờ mở ra: họ săn bắn, đánh cá bằng những công cụ thô sơ nhưng rất gần gũi. Đến khi có được thành quả, họ vui sướng nhảy múa quanh những chiến lợi phẩm thu được. Họ còn cho thấy đời sống tinh thần phong phú của mình qua những điệu múa, đánh trống, thôi kèn như mở hội. Con người sống hòa hợp với thiên nhiên, thiên nhiên ban tặng những ,món quà vô giá. Chim Lạc, chim Hồng chấp chới bay trên nền trời, đàn cá tung tăng bơi lội dưới nước. Tất cả như tái hiện lại cả một đời sống sinh hoạt phong phú của người dân Lạc Việt thuở xưa. Có thể nói rằng chiếc trống đồng đã cung cấp cho ta bao bài học lịch sử về nhà nước Văn Lang – Âu Lạc thuở trước. Họ chạm khắc lên chiếc trống như bày tỏ mong ước về một cuộc sống ấm no, đầy đủ cả về vật chất và tinh thần. Chiếc trống ấy cũng giống như một những trang sử ký, ghi lại những nét lịch sử của một thời. Nó còn nhắc nhở ta về truyền thống lịch sử lâu đời, dạy con cháu mai sau bài học về tinh thần đoàn kết, đùm bọc lẫn nhau vì chúng ta là anh em một nhà.

Chiếc trống đồng Đông Sơn đã mang lại cho em nhiều bài học quý giá. Đó là biểu tượng của lịch sử, là bài học mà bất cứ thế hệ nào cũng cần ghi lòng tạc dạ. Nó còn là niềm tự hào của ông cha ta về bề dày văn hóa và lịch sử lâu đời.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 8

Ngày Quốc tế Thiếu nhi mùng 1 tháng 6 vừa qua, em được bố mẹ dẫn đi tham quan Viện bảo tàng lịch sử Việt Nam ở số 1 phố Tràng Tiền, ngay phía sau Nhà hát lớn của thành phố Hà Nội. Nơi đây lưu giữ và trưng bày rất nhiều hiện vật cùng những tài liệu quý giá về các thời kỳ phát triển lịch sử của dân tộc Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm qua. Trong hàng ngàn hiện vật, em thích nhất là chiếc Trống đồng Đông Sơn có độ tuổi hơn 3.000 năm. Đây là một báu vật chứa đựng rất nhiều ý nghĩa, chứng minh rằng nền văn minh và truyền thống văn hiến của dân tộc Việt đã có từ lâu đời.

Trống đồng này có tên là trống đồng Đông Sơn vì nó được phát hiện ở khu di tích Đông Sơn, Thanh Hóa, một trong những địa bàn cư trú của người Việt cổ. Thời ấy, con người đã chế tác được những dụng cụ bằng sắt, bằng đồng rất tinh xảo từ những khuôn đúc làm từ đất sét.

Chất liệu của trống đồng là đồng thau, nhẹ và bền. Kích thước của chiếc trống đồng chiều cao khoảng 6 tấc và chiều ngang khoảng 4 tấc. Thân trống hình trụ, thắt lại ở giữa. Mặt trống Đông Sơn là một vũ trụ thu nhỏ với tâm trống luôn là một ngôi sao có số cánh từ tám đến mười sáu, tùy từng vùng. Xung quanh ngôi sao là những vòng tròn đồng tâm hình người có những vũ công, từng tốp bốn đến bảy người mặc những bộ trang phục lễ hội, tay cầm khèn hoặc rìu, giáo. Tang trống được viền sắc sảo bởi đội thủy binh. Trên mỗi chiến thuyền có hình vòng cung gồm năm đến tám người. Hình tượng những con vật hiền lành xen vào những con chim đang bay được trang trí ở thân trống biểu hiện cuộc sống êm đềm, lạc nghiệp. Bố em giải thích rằng những nghệ nhân đúc đồng đã thể hiện được phần nào cuộc sống của người Việt thời xa xưa.

Tổ tiên của chúng ta thường dùng trống đồng trong các dịp tế lễ, hội hè trang trọng. Một nhóm từ hai đến ba người, mỗi người nắm chắc một khúc tre hoặc gỗ khá dài, động mạnh xuống mặt trống gọi là đâm trống. Tiếng trống ngân vang rất xa, gợi cảm xúc thiêng liêng bởi nó giống như linh hồn của tổ tiên, sông núi bao đời vọng lại. Hằng năm, vào dịp giỗ tổ Hùng Vương (mùng 10 tháng 3 âm lịch), trong lễ hội vẫn còn giữ các hoạt động vui chơi cổ truyền như hát xoan, đâm trống đồng... để ca ngợi sự hưng thịnh của dòng giống Lạc Hồng và nhắc nhở người dân Việt Nam đoàn kết xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh.

Ngắm chiếc Trống đồng Đông Sơn đậm màu thời gian, em thấy mình được hiểu thêm về cội nguồn, về lịch sử đáng tự hào của dân tộc Việt Nam, về nền văn hóa văn minh có từ rất sớm của đất nước mình.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 9

Trong chuyến tham quan Bảo tàng Lịch sử Việt Nam tại Hà Nội, em có cơ hội quý báu được đối diện với một bảo vật vô cùng quý giá của dân tộc Việt Nam - chiếc trống đồng Đông Sơn. Đây là một trải nghiệm thú vị và ghi nhận của em về chiếc trống này.

Chiếc trống đồng Đông Sơn đã từng tồn tại từ rất lâu đời, là một biểu tượng của văn hóa và nghệ thuật của người Việt xưa. Điều đầu tiên khiến em ấn tượng là hình dáng và kích thước của chiếc trống. Trong khi trống hiện đại thường phình ra ở phần giữa, thì chiếc trống đồng Đông Sơn lại có hai đầu phình ra và thu hẹp ở giữa, tạo nên một hình dáng độc đáo. Em tò mò về cách âm thanh sẽ được tạo ra từ chiếc trống này. Tuy chiếc trống Đông Sơn được đúc từ đồng, tạo nên một bề mặt mạnh mẽ và chắc chắn, nhưng nó cũng rất nặng, gần 100 ki lô mét. Vì vậy, âm thanh mà nó phát ra khi được đánh là vô cùng vang và mạnh mẽ.

Nhìn từ xa qua tấm kính, em có thể nhận ra những hoa văn tinh xảo được chạm khắc trên bề mặt và thân trống. Phần mặt của chiếc trống có những hoa văn hình ngôi sao và hình chim bay, tạo thành các hoa văn đẹp mắt theo sự đối xứng và cân đối. Còn phần thân trống thì có quai trống được bện giống như dây thừng và có các hình khắc người múa vũ nghệ và hình thuyền. Những hoa văn này không chỉ làm cho chiếc trống đẹp mắt mà còn chứa đựng những thông điệp về đời sống và nghệ thuật của người xưa. Chúng thể hiện cuộc sống vui vẻ, lao động và sự phấn khích trong văn hóa của người Việt xưa.

Hình ảnh chiếc trống đồng Đông Sơn ấn tượng đến mức khiến em và những người tham quan không thể quên, dù chỉ nhìn thấy một lần. Việc chiêm ngưỡng và hiểu về nó đã làm cho em tự hào về di sản văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam từ thời xa xưa. Chiếc trống đồng Đông Sơn là một biểu tượng vĩ đại của quá khứ và một nguồn cảm hứng không lường cho tương lai.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 10

Chiếc trống đồng Đông Sơn thật sự là một tác phẩm nghệ thuật và di vật vô cùng quý giá, mang trong mình nhiều giá trị lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chiếc trống đồng Đông Sơn có hình khối phức tạp với sự kết hợp của hình trụ, hình nón cụt và hình phễu. Điều này tạo nên một tổng thể độc đáo và hài hòa, thể hiện sự tinh tế trong thiết kế.

Trên mặt trống, các họa tiết được khắc chìm bao gồm ngôi sao nhiều cánh và hình ảnh con người trong cuộc sống hàng ngày như giã gạo, đánh trống, và đua thuyền. Ngôi sao và số lượng cánh của nó thường được liên kết với 18 đời vua Hùng Vương, thể hiện lòng kính trọng và tôn vinh đối với những người đứng đầu của xã hội xưa kia. Chiếc trống đồng Đông Sơn không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn có chức năng trong cuộc sống thường ngày. Nó được sử dụng trong các nghi lễ tôn vinh, các sự kiện quan trọng, và là một biểu tượng của sự thống nhất và cộng đồng trong xã hội cổ đại.

 Chiếc trống đồng Đông Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc hiểu về quá khứ và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Nó là một phần của di sản vô giá và là nguồn cảm hứng cho thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của đất nước. Với sự quyết tâm trong việc bảo tồn và nắm giữ giá trị của chiếc trống đồng Đông Sơn, chúng ta có thể giúp bảo vệ và kế thừa những nét đẹp và kiến thức về lịch sử của cha ông ta, đồng thời truyền đạt cho thế hệ tương lai. Việc hiểu rõ và trân trọng những di vật như chiếc trống này là cách thể hiện lòng tự hào về nguồn gốc và văn hóa của dân tộc.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 11

Nền văn hóa Việt Nam luôn tự hào về việc bảo tồn và gìn giữ những nét văn hóa cổ từ xa xưa. Trong bộ mảng văn hóa đa dạng của Việt Nam, trống đồng Đông Sơn nổi bật như một biểu tượng quý báu của nền văn hóa Đông Sơn, đặc biệt là trong việc thể hiện kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật điêu khắc.

Trống đồng Đông Sơn được thiết kế vô cùng cân đối và hài hoà, phản ánh sự tinh tế trong kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật điêu khắc của người Đông Sơn. Đặc biệt, điểm độc đáo của trống đồng Đông Sơn nằm ở những hoa văn phong phú được khắc trên mặt trống, miêu tả sinh hoạt và cuộc sống của con người thời kỳ dựng nước một cách rất chi tiết và sinh động. Mặt trống đồng thường có nhiều hình tròn đồng tâm, và ở trung tâm thường có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Khoảng cách giữa các hình tròn được đặt cân đối, tạo điều kiện cho việc khắc họa các hoa văn phức tạp. Trên mặt trống đồng, có thể thấy các hình vẽ như công nhân đang nhảy múa, chim bay, hươu nai có gạc, thuyền chèo, và giã gạo, để chỉ một số ví dụ. Những hình vẽ này thường được tạo ra bằng các đường thẳng đơn giản, có phần trừu tượng, nhưng vẫn giữ được sự chân thực trong việc ghi lại sinh hoạt của con người thời kỳ Đông Sơn. Ngoài các hình vẽ liên quan đến con người và cuộc sống, một số loại trống đồng Đông Sơn còn chứa các hoa văn hình học, bao gồm đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn chấm giữa có tiếp tuyến, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, cùng với các ký tự chữ cái của người Việt cổ. Thân trống cũng được khắc với các hình ảnh như vũ sĩ, thuyền, và chim.

Trống đồng Đông Sơn không chỉ là một tượng điêu khắc đẹp mắt, mà còn thể hiện tầm quan trọng của nó trong nền văn hóa Việt cổ. Đây là sản phẩm của một nền văn minh nông nghiệp đang phát triển, và những hình vẽ trên mặt trống thể hiện việc sử dụng sức mạnh của động vật trong canh tác. Nó cũng thể hiện con người sẵn sàng bảo vệ quê hương và những giá trị nhân bản của họ. Cuối cùng, trống đồng Đông Sơn còn thể hiện sự khát khao của người dân thời kỳ này đối với một cuộc sống ấm no và hạnh phúc.

Trống đồng Đông Sơn là một di sản quý báu, lưu giữ hình ảnh và nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Do đó, việc bảo tồn và bảo vệ trống đồng và các di vật khác là một trách nhiệm quan trọng, giúp thế hệ sau hiểu và trân trọng nguồn gốc và giá trị của mình.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 12

Chiếc trống đồng Đông Sơn là một biểu tượng vô cùng quý giá của nền văn hóa và nghệ thuật của dân tộc Việt Nam, và từng tồn tại từ rất lâu đời, đến mức không ai biết chính xác từ bao giờ. Nó là một phần quan trọng của cuộc sống của người Việt cổ từ thuở sơ khai.

Về kích thước, chiếc trống đồng Đông Sơn có độ cao khoảng 60cm, và đặc biệt ở hình dáng của nó. Trống này được thiết kế phức tạp với cấu trúc gồm ba hình: phần trên là hình nón cụt lớn, tiếp theo là hình trụ có bán kính nhỏ hơn, và phần thân mở ra thành hình phễu. Mặt trống tròn trịa và hoàn toàn được đúc bằng đồng, mặt trên có những hình tròn lớn và nhỏ với các kích thước khác nhau, chế tạo thành một ngôi sao 12 cánh thay vì ngôi sao 5 cánh như trên cờ Tổ quốc. Xung quanh ngôi sao là những họa tiết lông công, chim, và con người trong cuộc sống hàng ngày.

Những họa tiết trên mặt trống đồng Đông Sơn thể hiện cuộc sống của người Việt xưa một cách rất rõ ràng. Có hình ảnh người xay giã gạo, nhảy múa quanh bếp lửa, và những hoạt động sinh hoạt khác của con người thời xa xưa. Điều này cho thấy cuộc sống của họ vô cùng bình dị và bao gồm lao động và giải trí. Trống đồng Đông Sơn cũng mang thông điệp về sự thống nhất và lưu truyền của nền văn minh Việt Nam qua thời gian.

Hai bên hông của trống có quai trống được đúc theo hình dây bện lại, và thân trống không có họa tiết. Đế trống có hình dạng phễu úp ngược, giúp trống đứng vững.

Chiếc trống đồng Đông Sơn không chỉ là một di vật của quá khứ mà còn là một bức tranh sống động phản ánh nền văn minh của Việt Nam ngày xưa. Nhiệm vụ của chúng ta ngày nay là bảo tồn và bảo vệ những di vật như trống đồng này để chúng có thể tiếp tục tồn tại và làm đẹp cho văn hóa và di sản của chúng ta.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 13

Chuyến tham quan Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã để lại trong em những ấn tượng sâu sắc về chiếc trống đồng Đông Sơn, một biểu tượng quý báu của văn hóa và lịch sử Việt Nam. Cảm nhận và mô tả của em rất chi tiết và sống động, cho thấy tình cảm và sự tò mò của em đối với di sản văn hóa của quê hương.

Chiếc trống đồng Đông Sơn thực sự là một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao của người Đông Sơn thời kỳ cổ đại. Em đã rất chi tiết và tinh tế khi mô tả hình dáng và các hoa văn trên mặt trống, từ hình tròn đồng tâm cho đến hình ngôi sao và các biểu tượng thể hiện cuộc sống và nền văn minh của thời kỳ đó.

Sự hiểu biết của em về ý nghĩa của các họa tiết và biểu tượng trên chiếc trống cũng rất ấn tượng, và em đã thể hiện sự tôn trọng và lòng tự hào về lịch sử và văn hóa của người Việt Nam. Cô giáo của em đã cho em những kiến thức quý báu về chiếc trống và di sản văn hóa nước mình.

Sáng tạo và tình yêu đối với quê hương của em sẽ là nguồn động viên lớn để em giữ vững truyền thống và bảo tồn di sản văn hóa của Việt Nam. Em đã thể hiện niềm tin vào tương lai và sự đóng góp của mình cho đất nước theo lời dạy của Bác Hồ. Chúc em luôn thành công trong việc học tập và bảo tồn di sản văn hóa của mình.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 14

Một trong những cổ vật hiện còn của nền văn hóa lâu đời xa xưa trong lịch sử người Việt ta đó chính là những chiếc trống đồng Đông Sơn.

Hiện nay để có thể nhìn tận mắt chiếc trống đồng Đông Sơn phải đến các viện bảo tàng, hoặc có thể xem trống đồng Đông Sơn qua tranh ảnh, phim tài liệu nói về trống đồng Đông Sơn. Trong số các loại trống của nhiều giai đoạn lịch sử và nền văn hóa dân tộc khác nhau, trống đồng Đông Sơn vẫn là loại trống đặc biệt và bền nhất. Cho đến ngày nay vẫn tồn tại những chiếc trống từ thời xa xưa, màu sắc có thể đã kém đi nhưng những chi tiết hoa văn và hình dáng kích thước vẫn còn nguyên vẹn.

Các hoa văn chạm khắc trên trống đồng đa số liên quan đến đời sống sinh hoạt của con người thời cổ, các biểu tượng này được thể hiện thành vòng tròn, các vòng tròn đồng tâm trên mặt trống cách đều nhau. Ở giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh giống như tượng trưng cho mặt trời tạo nên sự sống cho vạn vật. Từ thời xa xưa ông cha ta đã đúc nên được một chiếc trống hoàn toàn bằng đồng bền chắc cho đến tận ngày nay cho thấy ngoài việc lo sản xuất phục vụ cuộc sống ấm no, con người thời kì này đã nghĩ đến sản phẩm để vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống sung túc, vui vẻ.

Trống đồng được sử dụng như một nhạc khí, dùng trong các dịp lễ quan trọng, diễn cùng với dàn nhạc. Trống có thể dùng để đánh một mình nhưng cũng có thể kết hợp trong dàn nhạc với nhiều loại nhạc cụ khác nhau.

Thế hệ trẻ chúng em tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa và lịch sử dân tộc. Trách nhiệm bảo vệ, gìn giữ những giá trị văn hóa đó qua việc bảo tồn các sản vật như chiếc trống đồng Đông Sơn.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 15

Quê hương em ở Đông Sơn, Thanh Hóa, em rất tự hào vì quê hương mình là vùng đất cổ trong lịch sử dân tộc nơi có chiếc trống đồng Đông Sơn đại diện cho nền văn hóa Đông Sơn.

Em may mắn là con em của quê hương Đông Sơn, chính vì thế em rất quan tâm và yêu thích tìm hiểu về trống đồng Đông Sơn. Những chiếc trống đồng Đông Sơn cổ chỉ còn lại trong các bảo tàng lịch sử, tuy nhiên vẫn có thể nhìn tận mắt sờ tận tay những chiếc trống đồng Đông Sơn hiện đại ngày nay. Những chiếc trống đồng Đông Sơn ngày nay vẫn giữ nguyên hình dáng, lối kiến trúc hoa văn và chất liệu làm trống như thời xưa. Hình dáng trống vẫn là mở rộng về phía mặt và đáy trống, thu hẹp lại ở phần thân trống.

Trống đồng được đúc từ đồng chính vì thế nó có màu đồng đặc trưng, những hoa văn được chạm khắc trên mặt trống nổi vân sáng bóng, rõ nét. Những nét chạm khắc có hình khối rõ ràng, hình con người gắn với cuộc sống sinh hoạt. Nổi bật và đặc trưng nhất của mỗi chiếc trống đồng Đông Sơn đó là hình ngôi sao nhiều cánh ở trung tâm mặt trống. Ngôi sao này biểu tượng cho mặt trời và cũng liên quan đến tục thờ thần mặt trời của người xưa. Phần thân của trống đồng có ít họa tiết hơn, chủ yếu là các họa tiết to như hình con vật, chiếc thuyền. Nổi bật ở phần thân là quai trống, quai được thiết kế vòng cung như tai của cốc, chén nhưng họa tiết xoắn bện nhau nhau như chiếc dây thừng. Chiếc trống đồng to và nặng nhưng phần quai lại nhỏ bé hơn hẳn so với kích thước trống.

Ngày nay trống đồng Đông Sơn vẫn được đúc và bán ra thị trường rất phổ biến, mọi người sử dụng trống đồng như một món quà giá trị, nhạc cụ thiêng liêng và giàu ý nghĩa lịch sử.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 16

Chiếc trống đồng Đông Sơn thực sự là một sản phẩm, di tích nghệ thuật vô cùng quý giá, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam. Chiếc trống đồng Đông Sơn có hình dáng phức tạp với sự kết hợp giữa hình trụ, hình nón và hình phễu. Điều này tạo nên một tổng thể độc đáo và hài hòa, thể hiện thực sự tinh tế trong thiết kế.

Trên mặt trống, các họa tiết được khắc chìm bao gồm ngôi sao nhiều cánh và hình Trên mặt trống khắc họa tiết gồm các ngôi sao nhiều cánh và hình ảnh con người trong cuộc sống đời thường như giã gạo, đánh trống, đua thuyền. Ngôi sao và số cánh của nó thường gắn liền với 18 đời vua Hùng, thể hiện sự kính trọng, tôn vinh các bậc lãnh đạo xã hội thời xưa. Chiếc trống đồng Đông Sơn không chỉ là một tác phẩm nghệ thuật mà còn có công dụng trong đời sống hằng ngày. Nó được sử dụng trong các nghi lễ danh dự, các sự kiện quan trọng và là biểu tượng của sự đoàn kết và cộng đồng trong các xã hội cổ đại.

Chiếc trống đồng Đông Sơn đóng vai trò quan trọng trong việc tìm hiểu quá khứ và văn hóa của người Việt. Đó là một phần di sản vô giá và là nguồn cảm hứng để thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa đất nước. Với tâm lý kiên quyết trong việc bảo tồn và giữ gìn giá trị của Trống đồng Đông Sơn, chúng ta có thể giúp bảo vệ và kế thừa những nét đẹp và kiến thức về lịch sử của tổ tiên, đồng thời truyền lại thành tựu cho thế hệ tương lai. Hiểu và trân trọng những đồ vật như chiếc trống đồng này chính là cách bạn có thể tự hào về nguồn gốc và văn hóa của dân tộc mình.

Tả chiếc trống đồng Đông Sơn trong viện bảo tàng - mẫu 17

Văn hóa Việt Nam luôn tự hào vì đã gìn giữ, bảo tồn những nét văn hóa cổ xưa từ xa xưa. Trong nền văn hóa đa dạng của Việt Nam, trống đồng Đông Sơn nổi bật như một biểu tượng quý giá của văn hóa Đông Sơn, đặc biệt trong việc thể hiện kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật điêu khắc.

Trống đồng Đông Sơn được thiết kế vô cùng cân đối, hài hòa, phản ánh sự tinh tế trong kỹ thuật đúc đồng và nghệ thuật điêu khắc của người Đông Sơn. Đặc biệt, điểm độc đáo của trống đồng Đông Sơn nằm ở những hoa văn phong phú được khắc trên mặt trống, mô tả sinh hoạt, đời sống của người dân thời dựng nước một cách rất chi tiết, sinh động. Mặt trống đồng thường có nhiều vòng tròn đồng tâm, ở giữa thường có hình ngôi sao nhiều cánh tỏa ra xung quanh. Khoảng cách giữa các vòng tròn được cân bằng, tạo điều kiện cho việc khắc họa các hoa văn phức tạp. Trên bề mặt trống đồng có thể thấy các hình vẽ như công nhân múa, chim bay, hươu nai có gạc, thuyền chèo, và giã gạo, để chỉ một số ví dụ. Những bức vẽ này thường được tạo ra bằng những đường thẳng đơn giản, có phần trừu tượng, nhưng vẫn giữ được tính chân thực trong việc ghi lại những hoạt động thường ngày của người dân Đông Sơn ở bất kỳ thời điểm nào. Ngoài những hình vẽ liên quan đến con người và cuộc sống, một số loại trống đồng Đông Sơn còn có hoa văn mang tính văn chương như những đường chấm nhỏ, vành chỉ trơn, vòng tròn tiếp tuyến ở giữa, hoa văn răng cưa và vạch ngắn song song, cùng với các ký tự chữ cái của người Việt cổ. Thân trống cũng được khắc với các hình ảnh như chiến binh, thuyền, chim.

Trống đồng Đông Sơn không chỉ là một tác phẩm điêu khắc đẹp mà còn thể hiện tầm quan trọng của nó trong văn hóa Việt cổ. Đây là sản phẩm của một nền văn minh nông nghiệp đang phát triển, và những hình vẽ trên mặt trống có thể đã hiện thực hóa việc sử dụng sức mạnh động vật trong trồng trọt. Nó cũng thể hiện con người sẵn sàng bảo vệ quê hương và những giá trị nhân bản của họ. Cuối cùng, trống đồng Đông Sơn còn hiện thực hóa ước muốn của người dân thời kỳ này về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Trống đồng Đông Sơn là báu vật quý giá, lưu giữ hình ảnh, văn hóa của một thời kỳ lịch sử quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Vì vậy, việc bảo tồn, bảo vệ trống đồng và các hiện vật khác là trách nhiệm quan trọng, giúp thế hệ mai sau hiểu và quan tâm đến nguồn gốc, giá trị của chúng.

Xem thêm các bài Văn mẫu cảm nghĩ, kể chuyện, tả cảnh, tả người, miêu tả lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên