10+ Ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game (điểm cao)

Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh lớp 6 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

10+ Ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game (điểm cao)

Quảng cáo

Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game - mẫu 1

Ngày nay, chúng ta đã không còn quá xa lạ với những trò chơi điện tử. Đây được coi như phương tiện để con người giải trí sau nhiều giờ học tập và làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, đối với học sinh, việc chơi game vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Theo ý kiến của bản thân, tôi cho rằng hiện tượng này sẽ đem tới nhiều tác hại hơn là lợi ích.

Đầu tiên, nếu quá đắm chìm vào các trò chơi điện tử, học sinh sẽ bị xao nhãng khỏi công việc chính của mình - học tập. Dành quá nhiều thời gian trên thế giới ảo sẽ đánh mất thời gian ở thế giới thực. Người học sẽ không còn thì giờ để ôn bài, làm bài tập, thậm chí là để nghỉ ngơi, ăn uống. Điều này sẽ tạo nên một lỗ hổng lớn về kiến thức, ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai sau này. Với học sinh, không gì quan trọng hơn việc rèn luyện cả về tri thức và kĩ năng. Sự xuống dốc của thành tích học tập có thể khiến những bạn trẻ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội tốt, từ đó dần mất niềm tin vào năng lực bản thân.

Không chỉ vậy, việc đắm chìm vào game sẽ đem đến rất nhiều sự tiêu cực. Nó khiến sức khỏe ngày một giảm sút, kéo theo các bệnh về mắt, cột sống,... Các tựa game hành động, bạo lực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Chưa kể, chơi game cũng là việc làm gây tốn kém về tiền bạc. Là những học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, chúng ta chưa thể có đủ khả năng tự mình làm ra tiền. Vậy nên, để có thể chơi game, một số cá nhân đã nhịn ăn sáng hoặc trộm tiền của bố mẹ. Tất cả chỉ nhằm phục vụ thú vui nhất thời mà công nghệ mang lại.

Quảng cáo

Để khắc phục được những hậu quả mà trò chơi điện tử gây ra, mỗi người cần tự rèn luyện cho mình ý thức tự giác. Gia đình và thầy cô cũng cần chung tay định hướng, dẫn dắt cho thế hệ tương lai của nước nhà. Thay vì đưa cho trẻ ipad, điện thoại, hãy để chúng ra ngoài chơi thể thao, giao lưu với bạn bè, hàng xóm. Những việc làm đó giúp trẻ hoạt bát, tự tin hơn, đồng thời tạo thói quen rèn luyện sức khỏe từ sớm. Bằng quyết tâm, nỗ lực của chính mình cùng sự động viên, hỗ trợ của những người xung quanh, chúng ta sẽ dần trưởng thành và chững chạc hơn.

Không thể phủ nhận rằng việc chơi game là hình thức giải trí vô cùng phổ biến, đem lại niềm vui cho con người. Tuy nhiên, chúng ta cần biết đặt ra giới hạn, không nên sa đà và quá "nghiện ngập" các trò chơi điện tử. Thay vào đó, hãy biến mình trở thành một con người xuất sắc, toàn diện về học thức, tài năng, bạn nhé!

Dàn ý Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game

1. Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: hiện tượng học sinh chơi game.

- Đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận: Việc học sinh chơi game mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Quảng cáo

2. Thân bài:

* Đưa ra những lí lẽ để chứng minh cho quan điểm của bản thân:

- Chơi game quá nhiều khiến học sinh bị xao nhãng khỏi việc học tập:

+ Không có thời gian để học bài, làm bài.

+ Tốn công sức, gây ra sự mệt mỏi khi đến lớp.

+ Gây ra sự tốn kém về tiền của.

- Các tựa game bạo lực khiến học sinh bị ảnh hưởng, gây nên những biến đổi, méo mó về tâm lí và hành động:

+ Thu mình lại, không có sự giao lưu với bạn bè ngoài đời thực.

+ Xa rời, mất kết nối với gia đình.

+ Bắt chước các hành động bạo lực, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

* Đề xuất giải pháp:

- Có sự giáo dục, dẫn dắt, quan tâm của gia đình và nhà trường ngay từ sớm.

- Bạn bè đồng trang lứa cần quan tâm, định hướng lẫn nhau theo con đường vui chơi lành mạnh.

- Phát triển những thú vui khác: hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao,...

3. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.

- Liên hệ mở rộng.

Quảng cáo

Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game - mẫu 2

Việc chơi game từ lâu đã là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Nó là hình thức giải trí rất phổ biến, đặc biệt đối với giới trẻ. Tuy vậy, bản thân tôi nhận thấy hiện tượng chơi game của học sinh lại mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Trước hết, do chưa có nhiều trải nghiệm nên những bạn trẻ còn đang tuổi cắp sách đến trường rất dễ bị cuốn hút bởi các trò chơi điện tử, gây xao nhãng việc học tập. Khi quá tập trung vào trò chơi, con người sẽ quên mất thời gian. Quỹ thời gian trong ngày bị giảm sút, học sinh không thể hoàn thành bài tập về nhà, chuẩn bị bài mới, dần sinh ra thói lười nhác và phụ thuộc. Để có thể qua mắt giáo viên, nhiều người đã mượn bài vở của bạn rồi chép. Từ đây, kết quả học tập ngày càng giảm sút, điểm số đi xuống một cách rõ ràng. Có những người bỏ ăn, bỏ ngủ để chơi game. Thành ra, khi lên lớp, họ lúc nào cũng uể oải, mệt mỏi, thiếu sức sống, ngủ gật trong giờ. Tất cả đều khiến cho thành tích tụt dốc nặng nề, tạo ra lỗ hổng khó bù đắp về kiến thức.

Không chỉ vậy, chơi game còn ảnh hưởng trực tiếp đến thái độ, hành động của học sinh. Các tựa game ngày một đa dạng hơn với đủ thể loại: hành động, phiêu lưu, kinh dị,... Điều này phần nào giúp người chơi có nhiều sự lựa chọn hơn. Nhưng đối với học sinh, những trò chơi bạo lực có thể dẫn đến việc suy nghĩ theo chiều hướng lệch lạc. Một số cá nhân đã có cách cư xử thô lỗ, thiếu văn minh khi học theo các hành động tiêu cực từ thế giới ảo. Ngoài ra, chơi game quá nhiều cũng khiến cho con người dần thu mình lại, tách biệt khỏi gia đình, bạn bè xung quanh. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng giao tiếp, hòa nhập với mọi người.

Vậy ta phải làm gì để loại bỏ sự tiêu cực này? Mỗi người đều cần tự trau dồi và rèn luyện cả về tri thức và đạo đức. Bản thân mình phát triển, hoàn thiện thì mới có thể trở thành người có giá trị. Gia đình, bạn bè và thầy cô cũng là những nhân tố quan trọng để chia sẻ, định hướng cho ta từ sớm, giúp ta đưa ra hướng đi phù hợp. Thay vì đắm chìm trong thế giới ảo, hãy tìm cho mình thú vui mới bên ngoài như chơi thể thao, tham gia các hội nhóm,... để nâng cấp bản thân từng ngày.

Tóm lại, muốn trưởng thành, con người cần dựa vào chính mình và nỗ lực hơn nữa. Hãy từ bỏ những thú vui tiêu khiển, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, bạn nhé. Mong rằng, mỗi người sẽ có suy nghĩ và hành động đúng đắn về vấn đề chơi game.

Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game - mẫu 3

Hiện nay, trong xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người ngày càng cao dẫn đến sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin.

Trong đó, Internet - nơi hội tụ các nguồn thông tin trở thành thế giới thu nhỏ được mọi người đặc biệt quan tâm, nhất là các bạn học sinh, thanh niên. Trên Internet có rất nhiều thể loại giải trí khác nhau làm cho nhiều bạn trẻ lạm dụng dẫn đến tình trạng nghiện ngập và trở thành vấn đề nóng mà mọi người vô cùng bức xúc.

Nghiện Internet là lạm dụng quá mức, sử dụng vô tổ chức ở mọi lúc mọi nơi, không làm chủ bản thân, bỏ cả ăn uống, nghỉ ngơi, học hành mà sa đọa trong thế giới hư ảo.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến nghiện Internet nhưng chủ yếu là do bản thân các bạn trẻ chưa nhận thức được mặt trái của Internet, còn ham chơi, tò mò, hiếu động, muốn chứng tỏ bản thân với người xung quanh. Các bậc phụ huynh chưa quản lý chặt chẽ con em mình, còn thiếu sót trong vấn đề giáo dục con cái. Nhà nước và chính quyền địa phương không quản lý các tiệm Net, để mặc các chủ tiệm mở cửa sát bên trường học và mọc lên ngày càng nhiều.

Trong xã hội đang phát triển và hội nhập, chúng ta không thể phủ nhận tiện ích mà Internet mang lại, Internet trở thành từ điển sống của tất cả mọi người. Nhờ Internet, con người có thể tra cứu tài liệu, cập nhật thông tin hàng ngày, hàng giờ mà không mất thời gian, công sức; là công cụ làm việc đối với một số ngành công nghệ thông tin; cung cấp các thể loại giải trí như phim, âm nhạc, trò chơi. Nhưng bên cạnh đó có không ít tác hại do việc quá lạm dụng của các bạn học sinh, thanh niên. Ngoài những thông tin hữu ích, Internet còn chứa rất nhiều những thông tin mang tính chất đồi trụy; các trò chơi giải trí bạo lực khiến nhiều bạn trẻ nghiện bỏ rơi cuộc sống thực tại. Từ đó tệ nạn xã hội cũng xảy ra nhiều hơn như giết người, trộm cắp để thỏa cơn nghiện. Rất nhiều bạn mắc bệnh hoang tưởng từ những trò chơi khiến gia đình vô cùng lo lắng, xã hội vô cùng bức xúc. Có thể nói Internet cũng là nguyên nhân dẫn đến suy thoái đạo đức con người.

Bởi vậy, mỗi chúng ta hãy biết tự trang bị kiến thức về Internet cho bản thân để tránh tình trạng nghiện ngập. Các bậc phụ huynh, nhà nước, chính quyền, đặc biệt là trường học phải quan tâm, quản lý, giáo dục các bạn trẻ tránh xa những tư tưởng không lành mạnh, giúp đỡ người nghiện ngập quay về thế giới thực, không để họ mãi chìm đắm trong cái thế giới hư vô có thể giết người này.

Trong mỗi chúng ta, ai cũng xứng đáng được hưởng những điều tốt đẹp của cuộc sống, ai cũng có quyền thả mình vào Internet nhưng đừng lạm dụng nó, phải biết chắt lọc, biết dừng lại đúng lúc trước khi biến thành con nghiện.

“Hãy để chúng ta làm chủ Internet và đừng bao giờ để Internet điều khiển chúng ta”. Mỗi người trẻ cần ý thức được tác hại của game online để tránh rơi vào tình trạng nghiện game.

Bài văn trình bày ý kiến về hiện tượng học sinh chơi game - mẫu 4

Xã hội ngày càng phát triển, thời đại 4.0 càng làm cho con người chúng ta gần nhau hơn. Những trò chơi hiện đại cũng càng ngày nhiều và thu hút được nhiều bạn trẻ đặc biệt là học sinh.

Ngày nay, chúng ta không khó gặp những hình ảnh nhiều học sinh vào quán net, hay cầm điện thoại, máy tính để chơi game. Có nhiều thực trạng là các em học sinh trốn học để đi chơi game ảnh hướng đến học tập và sức khỏe của các em.

Trò chơi điện tử là một phương thức giải trí, thư giãn cho mỗi chúng ta. Người chơi game online bao gồm nhiều lứa tuổi, tầng lớp khác nhau từ học sinh đến người đi làm, cả nam và nữ. Và số lượng ngày càng tăng nhanh.

Hiện tượng chơi game tăng lên nhanh chóng là do các em học sinh ham mê, bị cuốn hút từ những trò chơi. Muốn thể hiện bản thân trên game, không gian ảo.

Khi các em chơi trò chơi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe như thị giác, thính giác,.. ảnh hưởng đến cả tâm lý. Ngoài ra còn ảnh hướng kết quả học tập, khi chơi những trò chơi bạo lực còn ảnh hưởng đến việc phát triển nhân cách,…

Để giảm thiệt hiện tượng này cần biết tự hạn chế thời gian chơi điện tử của mình sao cho hợp lí nhất để không gây ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.

Chơi game không hề xấu nhưng chúng ta cần biết cách chơi và sử dụng hiệu quả nhất.

Xem thêm các bài văn hay Tập làm văn lớp 6 hay khác:

Mục lục Văn mẫu | Văn hay lớp 6 theo từng phần:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 6

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Những bài văn hay lớp 6 | văn mẫu lớp 6 của chúng tôi được biên soạn một phần dựa trên cuốn sách: Văn mẫu lớp 6Những bài văn hay đạt điểm cao lớp 6.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 6 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên