70 bài tập trắc nghiệm chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể chọn lọc, có đáp án (phần 3)



Với 70 bài tập trắc nghiệm chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể (phần 3) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập trắc nghiệm chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể (phần 3)

70 bài tập trắc nghiệm chương Chất rắn và chất lỏng, Sự chuyển thể chọn lọc, có đáp án (phần 3)

Câu 51: Chọn những câu đúng trong các câu sau:

Quảng cáo

A. Người ta chỉ dựa vào hiện tượng căng mặt ngoài của chất lỏng để giải thích hiện tượng mao dẫn.

B. Hiện tượng dính ướt hay không dính ướt là yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.

C. Khi lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với nhau và lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng với chất rắn, có sự chênh lệch với nhau là một trong những yếu tố gây nên hiện tượng mao dẫn.

D. Độ dâng lên hay hạ xuống của mực chất lỏng trong ống mao dẫn phụ thuộc vào tiết diện ống mao dẫn , khối lượng riêng của chất lỏng và bản chất của chất lỏng.

Lời giải:

Chọn D

Câu 52: Một vòng dây kim loại có đường kính 8cm được dìm nằm ngang trong một chậu dầu thô. Khi kéo vòng dây ra khỏi dầu, người ta đo được lực phải tác dụng thêm do lực căng bề mặt là 9,2.10-3N. Hệ số căng bề mặt của dầu trong chậu là giá trị nào sau đây:

A. s = 36,6.10-3N/m.

B. s = 36,6.10-4N/m.

C. s = 36,6.10-5N/m.

D. s = 36,6.10-6N/m.

Lời giải:

Lực căng bề mặt của dầu là: F = s.l = s.(πd).

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Câu 53: Điều nào sau đây là sai khi nói về sự đông đặc?

A. Sự đông đặc là quá trình chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.

B. Với một chất rắn, nhiệt độ đông đặc luôn nhỏ hơn nhiệt độ nóng chảy.

C. Trong suốt quá trình đông đặc, nhiệt độ của vật không thay đổi.

D. Nhiệt độ đông đặc của các chất thay đổi theo áp suất bên ngoài.

Lời giải:

Chọn B

Quảng cáo

Câu 54: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt nóng chảy?

A. Nhiệt nóng chảy của vật rắn là nhiệt lượng cung cấp cho vật rắn trong quá trình nóng chảy.

B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy là Jun (J).

C. Các chất có khối lượng bằng nhau thì có nhiệt nóng chảy như nhau.

D. Nhiệt nóng chảy tính bằng công thức Q = l.m

Lời giải:

Chọn C

Câu 55: Tính chất nào là của của chất đơn tinh thể?

A. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

B. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ xác định.

C. Dị hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

D. Đẳng hướng và nóng chảy ở nhiệt độ không xác định.

Lời giải:

Chọn A

Câu 56: Không khí ở một nơi có nhiệt độ 30°C, có điểm sương là 20°C. Độ ẩm tuyệt đối của không khí tại đó là:

A. 30,3g/m3                B. 17,3g/m3                C. 23,8g/m3                D. Một giá trị khác .

Lời giải:

Chọn B

Câu 57: Điều nào sau đây là đúng khi nói về nhiệt nóng chảy riêng của chất rắn?

A. Nhiệt nóng chảy riêng của một chất có độ lớn bằng nhiệt lượng cần cung cấp để làm nóng chảy 1kg chất đó ở nhiệt độ nóng chảy.

B. Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là Jun trên kilôgam (J/ kg).

C. Các chất khác nhau thì nhiệt nóng chảy riêng của chúng khác nhau.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Lời giải:

Chọn D

Quảng cáo

Câu 58: Điều nào sau đây là sai khi nói về nhiệt hoá hơi.

A. Nhệt lượng cần cung cấp cho khối chất lỏng trong quá trình sôi gọi là nhiệt hoá hơi của khối chất lỏng ở nhiệt độ sôi.

B. Nhiệt hoá hơi tỉ lệ với khối lượng của phần chất lỏng đã biến thành hơi.

C. Đơn vị của nhiệt hoá hơi là Jun trên kilôgam (J/kg ).

D. Nhiệt hoá hơi được tính bằng công thức Q = L.m trong đó L là nhiệt hoá hơi riêng của chất lỏng, m là khối lượng của chất lỏng.

Lời giải:

Chọn C

Câu 59: Câu nào dưới đây là sai khi nói về áp suất hơi bão hoà?

A. Áp suất hơi bão hoà của một chất đã cho phụ thuộc vào nhiệt độ.

B. Áp suất hơi bão hoà phụ thuộc vào thể tích của hơi.

C. Áp suất hơi bão hoà ở một nhiệt độ đã cho phụ thuộc vào bản chất chất lỏng.

D. Áp suất hơi bão hoà không tuân theo định luật Bôi lơ Mari ốt

Lời giải:

Chọn B

Câu 60: Chọn câu trả lời đúng. Nhiệt nóng chảy riêng của vàng là 62,8.103 J/Kg.

A. Khối vàng sẽ toả ra nhiệt lượng 62,8.103 J khi nóng chảy hoàn toàn.

B. Mỗi kg vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103 J hoá lỏng hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy.

C. Khối vàng cần thu nhiệt lượng 62,8.103J để hoá lỏng.

D. Mỗi kg vàng toả ra nhiệt lượng 62,8.103J khi hoá lỏng hoàn toàn.

Lời giải:

Chọn B

Câu 61: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 100g nước đá ở 0°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.105 J/kg

A. Q = 0,34.103J.            B. Q = 340.105J            C. Q = 34.107J.            D. Q = 34.103J.

Lời giải:

Nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy nước đá là:

Q= λm = 3,4.105.100 = 340.105 J.

Quảng cáo

Câu 62: Khi nói về độ ẩm cực đại, câu nào dưới đây không đúng ?

A. Độ ẩm cực đại là độ ẩm của không khí bão hòa hơi nước.

B. Khi làm lạnh không khí đến một nhiệt độ nào đó, hơi nước trong không khí trở nên bão hòa và không khí có độ ẩm cực đại.

C. Khi làm nóng không khí, lượng hơi nước trong không khí tăng và không khí có độ ẩm cực đại.

D. Độ ẩm cực đại có độ lớn bằng khối lượng riêng của hơi nước bão hòa trong không khí tính theo đơn vị g/m3.

Lời giải:

Chọn C

Câu 63: Một cái xà bằng thép tròn đường kính tiết diện 5cm hai đầu được chôn chặt vào tường. Cho biết hệ số nở dài của thép 1,2.10-5k-1, suất đàn hồi 20.1010N/m2. Nếu nhiệt độ tăng thêm 25°C thì độ lớn của lực do xà tác dụng vào tường là :

A. F = 11,7810 N         B. F = 117,810 N.         C. F = 1178,10 N              D. F = 117810 N

Lời giải:

Độ nở dài của xà là: Δl= αl0 (t - t0)= αl0.25.

Lực do xà tác dụng vào tường:

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Câu 64: Khi nói về độ ẩm tuyệt đối câu nào sau đây là đúng ?

A. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 m3 không khí

B. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra kg trong 1 m3 không khí

C. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước bão hòa tính ra g trong 1 m3 không khí

D. Có độ lớn bằng khối lượng hơi nước tính ra g trong 1 cm3 không khí

Lời giải:

Chọn A

Câu 65: Công thức nào sau đây không đúng ?

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Lời giải:

Chọn D

Câu 66: Chọn câu trả lời đúng. Trong sự nóng chảy và đông đặc của các chất rắn:

A. Mỗi chất rắn nóng chảy ở một nhiệt độ xác định, không phụ thuộc vào áp suất bên ngoài.

B. Nhiệt độ đông đặc của chất rắn kết tinh không phụ thuộc áp suất bên ngoài

C. Mỗi chất rắn kết tinh nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định trong điều kiện áp suất xác định.

D. Mỗi chất rắn nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng sẽ đông đặc ở nhiệt độ đó.

Lời giải:

Chọn C

Câu 67: Nếu nung nóng không khí thì:

A. Độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm tương đối đều tăng.

B. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối giảm.

C. Độ ẩm tuyệt đối không đổi, độ ẩm tương đối tăng.

D. Độ ẩm tuyệt đối tăng, độ ẩm tương đối không đổi.

Lời giải:

Chọn B

Câu 68: Áp suất hơi nước trong không khí ở 25°C là 19 mmHg. Độ ẩm tương đối của không khí có giá trị:

A. 19%                     B. 23,76%                     C. 80%                  D. 68%.

Lời giải:

Ở 25°C : pbh = 23,76 mmHg (tra bảng đặc tính hơi nước bão hoà). p Độ ẩm tương đối của không khí :

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Câu 69: Không khí ở 25°C có độ ẩm tương đối là 70% . khối lượng hơi nước có trong 1m3 không khí là:

A. 23g.                     B. 7g                     C. 17,5g.                     D. 16,1g.

Lời giải:

Độ ẩm cực đại ở 25°C : A = 23g/m3; Độ ẩm tương đối : f = 70% = 0,7 ; Độ ẩm tuyệt đối : a = f. A = 0,7. 23 = 16,1 g/m3.

Câu 70: Tốc độ bay hơi của chất lỏng không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A. Thể tích của chất lỏng.

B. Gió.

C. Nhiệt độ.

D. Diện tích mặt thoáng của chất lỏng

Lời giải:

Chọn A

Câu 71: Không khí ở 30°C có điểm sương là 25°C, độ ẩm tương đối của không khí có giá trị :

A. 75,9%                  B. 30,3%                  C. 23%                     D. Một đáp số khác.

Lời giải:

Độ ẩm tuyệt đối bằng độ ẩm cực đại ở điểm sương 25°C : 23g/m3. Độ ẩm cực đại ở 30°C : A = 30,3g/m3.

Độ ẩm tương đối :

Vật Lí lớp 10 | Chuyên đề: Lý thuyết và Bài tập Vật Lí 10 có đáp án

Câu 72: Một vùng không khí có thể tích 1,5.1010m3 chứa hơi bão hoà ở 23°C. nếu nhiệt độ hạ thấp tới 10°C thì lượng nước mưa rơi xuống là:

A. 16,8.107kg             B. 16,8.1010kg             C. 8,4.1010kg            D. Một giá trị khác

Lời giải:

Không khí chứa hơi nước bão hoà, có độ ẩm cực đại : A1 = 20,6 g/m3 ; ở nhiệt độ 10°C độ ẩm cực đại chỉ là : A2 = 9,4 g/m3.

Khi nhiệt độ hạ thấp tới 10°C thì khối lượng hơi nước ngưng tụ tạo thành mưa rơi xuống là:

( 20,6 - 9,4 ) x 1,5. 1010 = 16,8 . 1010g = 16,8.107kg.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 10 chọn lọc có đáp án hay khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chat-ran-va-chat-long-su-chuyen-the.jsp


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên