Bài tập về chuyển động ném ngang lớp 10 (cách giải + bài tập)

Chuyên đề phương pháp giải bài tập về chuyển động ném ngang lớp 10 chương trình sách mới hay, chi tiết với bài tập tự luyện đa dạng giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về chuyển động ném ngang.

Bài tập về chuyển động ném ngang lớp 10 (cách giải + bài tập)

Quảng cáo

1. Phương pháp giải

- Áp dụng các công thức trong chuyển động ném ngang

+ Công thức tính thời gian vật rơi: t=2hg

+ Công thức tính tầm ném xa: L=v02hg

+ Công thức tính vận tốc của vật tại điểm bất kì trên quỹ đạo chuyển động:

v=v02+(gt)2

+ Lưu ý: khi vật bắt đầu chạm đất thì t chính là thời gian rơi của vật, do đó ta tính được vận tốc của vật khi bắt đầu chạm đất là v=v02+(gt)2=v02+2gh

2. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách chân vách đá 90 m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.

A. v0=11,7m/s.

B. v0=28,2m/s.

C. v0=56,3m/s.

D. v0=23,3m/s.

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

Xe chuyển động như vật ném ngang, tầm xa của xe:

L=v02hg

Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ:

v0=L.g2h=90.9,82.5028,2m/s

Ví dụ 2: Một chiếc máy bay muốn thả hàng tiếp tế cho những người leo núi đang bị cô lập. Máy bay đang bay ở độ cao 235 m so với vị trí đứng của người leo núi với tốc độ 250 km/h theo phương ngang (Hình 9.4). Máy bay phải thả hàng tiếp tế ở vị trí cách những người leo núi bao xa để họ có thể nhận được hàng? Lấy g = 9,8 m/s2 và bỏ qua lực cản không khí.

Bài tập về chuyển động ném ngang lớp 10 (cách giải + bài tập)

A. 235 m.

B. 470 m.

C. 480,9 m.

D. 21,7 m.

Quảng cáo

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: C

Để người nhận được hàng tiếp tế, máy bay phải thả hàng ở vị trí cách người một khoảng:

L=v02hg=2503,6.2.2359,8480,9m

3. Bài tập trắc nghiệm

Bài 1: Vật A có khối lượng gấp hai lần vật B. Ném hai vật theo phương ngang với cùng tốc độ đầu ở cùng một vị trí. Nếu bỏ qua mọi lực cản thì

A. vị trí chạm đất của vật A xa hơn vị trí chạm đất của vật B.

B. vị trí chạm đất của vật B xa hơn vị trí chạm đất của vật A.

C. vật A và B rơi cùng vị trí.

D. chưa đủ dữ kiện để đưa ra kết luận về vị trí của hai vật.

Bài 2: Trong tiết học Vật lí, ba bạn Mi, Hiếu và Đức tranh luận về thời gian rơi của vật chuyển động ném ngang so với vật thả rơi tự do khi ở cùng một độ cao và bỏ qua mọi lực cản. Bạn Mi cho rằng: “Khi ném một vật theo phương ngang thì vật sẽ chuyển động lâu hơn so với việc thả vật rơi tự do vì khi ném ngang, vật sẽ đi quãng đường dài hơn”. Bạn Hiếu lại có ý kiến khác: “Thời gian rơi của hai vật là bằng nhau vì trong cả hai trường hợp, tính chất chuyển động của vật theo phương thẳng đứng là như nhau”. Còn bạn Đức thì cho rằng: “Thời gian rơi khi vật chuyển động ném ngang còn phụ thuộc vào vận tốc ban đầu nên không thể kết luận về thời gian rơi trong hai trường hợp”. Theo em, bạn nào đã đưa ra ý kiến đúng?

A. Bạn Mi.

B. Bạn Hiếu.

C. Bạn Đức.

D. Cả ba bạn đều không chính xác.

Bài 3: Bi A có khối lượng lớn gấp 4 lần bi B. Tại cùng một lúc và ở cùng một độ cao, bi A được thả rơi còn bị B được ném theo phương nằm ngang. Nếu coi sức cản của không khí là không đáng kể thì

A. bi A rơi chạm đất trước bi B.

B. bi A rơi chạm đất sau bi B.

C. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc bằng nhau.

D. cả hai bi đều rơi chạm đất cùng một lúc với vận tốc khác nhau.

Quảng cáo

Bài 4: Một quả bóng đặt trên mặt bàn được truyền một vận tốc theo phương nằm ngang. Hình nào dưới đây mô tả đúng quỹ đạo của quả bóng khi rời khỏi mặt bàn?

Bài tập về chuyển động ném ngang lớp 10 (cách giải + bài tập)

Bài 5: Một vật được ném từ độ cao H với vận tốc ban đầu v0 theo phương nằm ngang. Nếu bỏ qua sức cản của không khí thì tầm xa L

A. tăng 4 lần khi v0 tăng 2 lần.

B. tăng 2 lần khi H tăng 2 lần.

C. giảm 2 lần khi H giảm 4 lần.

D. giảm 2 lần khi v0 giảm 4 lần.

Sử dụng đề bài sau để trả lời các bài 6, 7, 8

Một viên đạn được bắn theo phương nằm ngang từ một khẩu súng đặt ở độ cao 45,0 m so với mặt đất. Vận tốc của viên đạn khi vừa ra khỏi nòng súng có độ lớn là 250 m/s. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 6: Sau bao lâu thì viên đạn chạm đất?

A. 2 s.

B. 3,03 s.

C. 3,13 s.

D. 2,03 s.

Bài 7: Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét?

A. 250 m.

B. 303 m.

C. 757,5 m

D. 245,7 m.

Bài 8: Ngay trước khi chạm đất, vận tốc của viên đạn có độ lớn bằng bao nhiêu?

A. 297 m.

B. 301 m.

C. 347 m.

D. 252 m.

Sử dụng đề bài dưới đây để trả lời cho các bài 9, 10

Một vật được ném theo phương nằm ngang từ độ cao 4,9 m có tầm xa trên mặt đất L = 5 m. Lấy g = 9,8 m/s2.

Quảng cáo

Bài 9: Tính vận tốc ban đầu.

A. 5 m/s.

B. 4 m/s.

C. 3 m/s.

D. 2 m/s.

Bài 10: Xác định vận tốc của vật ngay trước khi chạm đất.

A. 11 m/s, hướng xuống dưới 63° so với phương nằm ngang.

B. 11 m/s, hướng lên trên 63° so với phương nằm ngang.

C. 9,8 m/s, hướng xuống dưới 63° so với phương nằm ngang.

D. 5 m/s, hướng xuống dưới 63° so với phương nằm ngang.

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí 10 hay, chi tiết khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên