100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Với 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường (cơ bản - phần 1) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm trắc nghiệm Điện tích, Điện trường (cơ bản - phần 1).

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 1: Câu 1. Khi nói về sự tương tác điện, trong các nhận định dưới đây, nhận định nào là sai?

Quảng cáo

A. Các điện tích cùng loại thì đẩy nhau.

B. Các điện tích khác loại thì hút nhau.

C. Hai thanh nhựa giống nhau, sau khi cọ xát với len dạ, nếu đưa lại gần thì chúng sẽ hút nhau.

D. Hai thanh thủy tinh sau khi cọ xát vào lụa, nếu đưa lại gần nhau thì chúng sẽ đẩy nhau.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Vì 2 thanh nhựa giống nhau khi cọ như nhau sẽ tích điện cùng loại và chúng sẽ phải đẩy nhau.

Bài 2: Chọn phát biểu sai?

A. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm

B. Các điện tích có thể hút nhau hoặc đẩy nhau

C. Hai quả cầu nhỏ nhiễm điện đặt xa nhau thì có thể coi chúng là các điện tích điểm

D. Khi hút nhau các điện tích sẽ dịch chuyển lại gần nhau

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Lực tương tác tĩnh điện có độ lớn rất nhỏ nên không thể làm dịch chuyển các điện tích.

Bài 3: Hai chất điểm mang điện tích q1, q2 khi đặt gần nhau chúng đẩy nhau. Kết luận nào sau đây không đúng?

Quảng cáo

A. q1 và q2 đều là điện tích dương.

B. q1 và q2 đều là điện tích âm.

C. q1 và q2 trái dấu nhau.

D. q1 và q2 cùng dấu nhau.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Hai điện tích trái dấu thì đẩy nhau

Bài 4: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng hút nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1 > 0 và q2 > 0

B. q1 < 0 và q2 < 0.

C. q1.q2 > 0

D. q1.q2 < 0.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Hai điện tích trái dấu (q1.q2 < 0) thì hút nhau

Bài 5: Điện tích điểm là

A. vật có kích thước rất nhỏ.

B. vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét

C. vật chứa rất ít điện tích.

D. điểm phát ra điện tích.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Điện tích điểm là vật tích điện có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách tới điểm mà ta xét

Bài 6: Trong các cách sau, cách nào có thể làm nhiễm điện cho một vật?

A. Cọ chiếc vỏ bút lên tóc.

B. Đặt một nhanh nhựa gần một vật đã nhiễm điện.

C. Đặt một vật gần nguồn điện.

D. Cho một vật tiếp xúc với viên pin.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Đây là hiện tượng nhiễm điện do co cọ xát.

Quảng cáo

Bài 7: Nhận xét nào sau đây không đúng về điện môi?

A. Điện môi là môi trường cách điện.

B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.

C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.

D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Hằng số điện môi của chân không bằng 1 là nhỏ nhất

Bài 8: Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi của

A. hắc ín ( nhựa đường).

B. nhựa trong.

C. thủy tinh.

D. nhôm.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Điện môi là môi trường cách điện, nhôm dẫn điện không phải là điện môi

Bài 9: Hệ thức nào sau đây là công thức của định luật Cu – lông?

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải:

Bài 10: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

B. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

C. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

D. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Lực cu-lông áp dụng cho các điện tích điểm.

Bài 11: Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích

D. tỉ lệ nghich với khoảng cách giữa 2 điện tích

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải:100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1) Lực điện tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách

Quảng cáo

Bài 12: Cách biểu diễn lực tương tác giữa hai điện tích đứng yên nào sau đây là sai?

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau.

Bài 13: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong chân không?

A. có phương là đường thẳng nối hai điện tích

B. có độ lớn tỉ lệ với tích độ lớn hai điện tích

C. có độ lớn tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích

D. là lực hút khi hai điện tích trái dấu

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Lực điện tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách

Bài 14: Hai điện tích điểm đều bằng +q đặt cách xa nhau 5cm. Nếu một điện tích được thay bằng –q, để lực tương tác giữa chúng có độ lớn không đổi thì khoảng cách giữa chúng bằng

A. 2,5cm

B. 5cm

C. 10cm

D. 20cm

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Độ lớn điện tích không đổi, để lực tương tác không đổi thì khoảng cách phải không đổi.

Bài 15: Hai điện tích q1 = q, q2 = -3q đặt cách nhau một khoảng r. Nếu điện tích q1 tác dụng lực điện lên điện tích q2 có độ lớn là F thì lực tác dụng của điện tích q2 lên q1 có độ lớn là

A. F

B. 3F

C. 1,5F

D. 6F

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Theo định luật III Niu-tơn thì lực tương tác giữa hai điện tích có cùng độ lớn là F

Bài 16: Khi khoảng cách giữa hai điện tích điểm trong chân không giảm xuống 3 lần thì độ lớn lực Cu – lông

A. tăng 9 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm 9 lần.

D. giảm 3 lần.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: F tỉ lệ nghich với r2, nên r giảm 3 thì F tăng 32 = 9 lần

Bài 17: Muốn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tăng 4 lần thì khoảng cách giữa chúng phải

A. tăng 4 lần.

B. tăng 2 lần.

C. giảm 4 lần.

D. giảm 2 lần.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: F tỉ lệ nghich với r2, để F tăng 4 thì r giảm 2 lần

Bài 18: Nếu giữ nguyên khoảng cách 2 điện tích và hằng số điện môi, đồng thời tăng độ lớn điện tích cả hai lên 2 lần thì lực điện giữa chúng

A. tăng 2 lần

B. giảm 2 lần

C. tăng 4 lần

D. giảm 4 lần

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1) , độ lớn 2 điện tích đồng thời tăng 2 lần thì F tăng 2.2 = 4 lần

Bài 19: Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt trong không khí chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi ε =2 thì lực tương tác giữa chúng là F’ với

A. F' = F

B. F' = 2F

C. F' = 0,5F

D. F' = 0,25F

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 20: Hai điện tích điểm q1, q2 khi đặt cách nhau khoảng r trong không khí thì chúng hút nhau bằng lực F, khi đưa chúng vào trong dầu có hằng số điện môi là ε = 4 và đặt chúng cách nhau khoảng r' = 0,5r thì lực hút giữa chúng là

A. F' = F

B. F' = 0,5F

C. F' = 2F

D. F' = 0,25F

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 21: Hai điện tích điểm đứng yên trong không khí cách nhau một khoảng r tác dụng lên nhau lực có độ lớn bằng F. Khi đưa chúng vào trong dầu hoả có hằng số điện môi ε = 2 và giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là

A. 18F.

B. 1,5F.

C. 6F

D. 4,5F

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: 100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 22: Cho hai điện tích điểm q1,q2 có độ lớn bằng nhau và cùng dấu, đặt trong không khí và cách nhau một khoảng r. Đặt điện tích điểm q3 tại trung điểm đoạn thẳng nối hai điện tích q1,q2. Lực tác dụng lên điện tích q3

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Lực do q1 và q2 tác dụng lên q3 cùng phương, ngược chiều, cùng độ lớn nên hợp lực tác dụng lên q3 bằng 0

Bài 23: Tại đỉnh A của một tam giác cân có điện tích q1> 0. Hai điện tích q2 và q3 nằm ở hai đỉnh còn lại. Lực tác dụng lên q1 song song với đáy BC của tam giác. Tình huống nào sau đây không thể xảy ra?

A. |q2| = |q3|.

B. q2 > 0, q3 < 0.

C. q2 < 0, q3 > 0.

D. q2 < 0, q3 < 0.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Để lực tác dụng q1 song song BC, thì q1 và q2 phải cùng độ lớn và khác dấu.

Bài 24: Xét cấu tạo nguyên tử về phương diện điện. Trong các nhận định sau, nhận định không đúng là:

A. Proton mang điện tích là + 1,6.10-19 C.

B. Khối lượng notron xấp xỉ khối lượng proton.

C. Tổng số hạt proton và notron trong hạt nhân luôn bằng số electron quay xung quanh nguyên tử.

D. Điện tích của proton và điện tích của electron gọi là điện tích nguyên tố.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Trong nguyên tử tổng số hạt proton bằng tổng số hạt electron

Bài 25: Loại hạt nào sau đây không phải là thành phần cấu tạo nên nguyên tử?

A. Electron

B. Nơtron

C. Proton

D. Pôzitron

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Nguyên tử được cấu tạo từ proton, notron, electron

Bài 26: Câu phát biểu nào sau đây đúng?

A. Electron là hạt sơ cấp mang điện tích 1,6.10-19 C.

B. Độ lớn của điện tích nguyên tố là 1,6.1019 C.

C. Điện tích hạt nhân bằng một số nguyên lần điện tích nguyên tố.

D. Tất cả các hạt sơ cấp đều mang điện tích.

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Điện tích hạt nhân bằng số nguyên lần điện tích proton (điện tích nguyên tố)

Bài 27: Nếu nguyên tử đang thừa – 1,6.10-19 C điện lượng mà nó nhận được thêm 2 electron thì nó

A. sẽ là ion dương.

B. vẫn là 1 ion âm.

C. trung hoà về điện.

D. có điện tích không xác định được.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Nguyên tử đang mang điện tích âm, nhận thêm electron (điện tích âm) thì vẫn là ion âm

Bài 28: Một quả cầu tích điện +6,4.10-7 C. Trên quả cầu thừa hay thiếu bao nhiêu electron so với số prôtôn để quả cầu trung hoà về điện?

A. Thừa 4.1012 electron.

B. Thiếu 4.1012 electron.

C. Thừa 25.1012 electron.

D. Thiếu 25.1013 electron.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Quả cầu mang điện dương nên thiếu electron

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Bài 29: Điều kiện để 1 vật dẫn điện là

A. vật phải ở nhiệt độ phòng.

B. có chứa các điện tích tự do.

C. vật nhất thiết phải làm bằng kim loại.

D. vật phải mang điện tích.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Điều kiện để 1 vật dẫn điện là có chứa các điện tích tự do

Bài 30: Trong vật nào sau đây không có điện tích tự do?

A. Thanh niken.

B. Khối thủy ngân.

C. Thanh chì.

D. Thanh gỗ khô.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Vì thanh gỗ khô không dẫn điện nên không có điện tích tự do.

Bài 31: Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi. Trong muối ăn kết tinh

A. có ion dương tự do

B. có ion âm tự do

C. có electron tự do

D. không có ion và electron tự do

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải:Muối ăn (NaCl) kết tinh là điện môi không dẫn điện nên không có điện tích tự do

Bài 32: Cơ sở của thuyết electron dựa vào

A. Cấu tạo electron

B. điện tích của electron

C. sự cư trú và di chuyển của electron

D. sự nhiễm điện của các vật

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Cơ sở của thuyết electron dựa vào sự cư trú và di chuyển của electron.

Bài 33: Cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm vì

A. Electron chuyển từ thanh bônit sang dạ.

B. Electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.

C. Prôtôn chuyển từ dạ sang thanh bônit.

D. Prôtôn chuyển từ thanh bônit sang dạ.

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Khi cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ electron chuyển từ dạ sang thanh bônit.

Bài 34: Một thanh bônit khi cọ xát với tấm dạ (cả hai cô lập với các vật khác) thì thu được điện tích có độ lớn 3.10-8C. Tấm dạ sẽ có điện tích

A. -3.10-8 C.

B. -1,5.10-8 C.

C. 3.10-8 C.

D. 0

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Khi cọ xát thanh êbônit vào miếng dạ electron chuyển từ dạ sang thanh bônit, nên tấm dạ mất electron nên nhiễm điện dương, theo định luật bảo toàn điện tích thì tấm dạ có điện tích là 3.10-8 C.

Bài 35: Vào mùa hanh khô, nhiều khi kéo áo len qua đầu, ta thấy có tiếng nổ lách tách là do

A. hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

B. hiện tượng nhiễm điện do cọ xác

C. hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

D. cả ba hiện tượng nhiễm điện nêu trên

Lời giải:

Đáp án: B

HD Giải: Đây là hiện tượng nhiễm điện do cọ xác giữa len và tóc

Bài 36: Cho quả cầu kim loại A nhiễm điện dương lại gần đầu M của thanh kim loại MN trung hòa về điện. Hiện tượng gì sẽ xảy ra trên thanh MN?

A. Đầu M nhiễm điện âm, đầu N nhiễm điện dương

B. Đầu M nhiễm điện dương, đầu N nhiễm điện âm

C. Thanh MN nhiễm điện âm

D. Thanh MN nhiễm điện dương

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Đậy là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng: Quả cầu nhiễm điện dương sẽ hút electron về đầu M nên đầu M nhiễm điện âm.

Bài 37: Vật A nhiễm điện dương đưa lại gần vật B trung hoà được đặt cô lập thì vật B cũng nhiễm điện, là do

A. điện tích trên vật B tăng lên.

B. điện tích trên vật B giảm xuống.

C. điện tích trên vật B phân bố lại

D. điện tích trên vật A truyền sang vật B

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đây là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

Bài 38: Vật A trung hoà điện đặt tiếp xúc với vật B đang nhiễm điện dương thì vật A cũng nhiễm điện dương, là do

A. điện tích dương từ vật B di chuyển sang vật A

B. ion âm từ vật A di chuyển sang vật B

C. electron di chuyển từ vật A sang vật B

D. electron di chuyển từ vật B sang vật A

Lời giải:

Đáp án: C

HD Giải: Đậy là hiện tượng nhiễm điện do tiếp xúc

Bài 39: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng là hiện tượng

A. Đầu thanh kim loại bị nhiễm điện khi đặt gần 1 quả cầu mang điện.

B. Thanh thước nhựa sau khi mài lên tóc hút được các vụn giấy.

C. Mùa hanh khô, khi mặc quần vải tổng hợp thường thấy vải bị dính vào người.

D. Quả cầu kim loại bị nhiễm điện do nó chạm vào thanh nhựa vừa cọ xát vào len dạ.

Lời giải:

Đáp án: A

HD Giải: Đây là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng

Bài 40: Đưa một thanh kim loại trung hoà về điện đặt trên một giá cách điện lại gần một quả cầu tích điện dương. Sau khi đưa thanh kim loại ra thật xa quả cầu thì thanh kim loại

A. có hai nữa tích điện trái dấu.

B. tích điện dương.

C. tích điện âm.

D. trung hoà về điện.

Lời giải:

Đáp án: D

HD Giải: Đây là hiện tượng nhiễm điện do hưởng ứng, điện tích trên thanh kim loại không thay đổi, khi đưa ra xa quả cầu điện tích trên thanh kim loại sẽ phân bố lại vẫn trung hoà về điện.

Bài tập bổ sung

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng.

A. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật nhiễm điện sang vật không nhiễm điện.       

B. Khi nhiễm điện do tiếp xúc, electron luôn dịch chuyển từ vật không nhiễm điện sang vật nhiễm điện.

C. Khi nhiễm điện do hưởng ứng, electron chỉ dịch chuyển từ đầu này sang đầu kia của vật bị nhiễm điện.

D. Sau khi nhiễm điện do hưởng ứng, sự phân bố điện tích trên vật bị nhiễm điện vẫn không thay đổi.

Câu 2: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa hai điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 3: Hai điện tích điểm bằng nhau được đặt trong nước (ε = 81) cách nhau 3 cm. Lực đẩy giữa chúng bằng 0,2.10-5 N. Hai điện tích đó

A. trái dấu, độ lớn là 4,472.10-2 μC.

B. cùng dấu, độ lớn là 4,472.10-10 μC.

C. trái dấu, độ lớn là 4,025.10-9 μC.

D. cùng dấu, độ lớn là 4,025.10-3 μC.

Câu 4: Đồ thị bên biểu diễn sự phụ thuộc của lực tương tác giữa hai điện tích điểm vào khoảng cách giữa chúng khi chúng lần lượt đặt cả hai vào hai chất điện môi khác nhau. Xác định tỉ số hằng số điện môi ε1ε2 của hai môi trường?

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. ε1ε2=14

B. ε1ε2=12

C. ε1ε2=2

D. ε1ε2=4

Câu 5: Khi đưa một quả cầu kim loại không nhiễm điện lại gần một quả cầu khác nhiễm điện thì

A. hai quả cầu đẩy nhau.

B. hai quả cầu hút nhau.

C. không hút mà cũng không đẩy nhau.

D. hai quả cầu trao đổi điện tích cho nhau.

Câu 6: Hai quả cầu A và B có khối lượng m1 và m2 được treo vào một điểm O bằng hai sợi dây cách điện OA và AB như hình vẽ. Tích điện dương cho hai quả cầu. Lực căng dây trên đoạn AB sẽ thay đổi như thế nào so với lúc chúng chưa tích điện

100 câu trắc nghiệm Điện tích, Điện trường có lời giải (cơ bản - phần 1)

A. T tăng nếu hai quả cầu tích điện trái dấu.

B. T giảm nếu hai quả cầu tích điện cùng dấu.

C. T thay đổi.

D. T không đổi.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là không đúng.

A. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật thiếu êlectron.

B. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật thừa êlectron.

C. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện dương là vật đã nhận thêm các ion dương.

D. Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện âm là vật đã nhận thêm êlectron.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về tính chất của các đường sức điện là không đúng.

A. Tại một điểm trong điện tường ta có thể vẽ được một đường sức đi qua.

B. Các đường sức là các đường cong không kín.

C. Các đường sức không bao giờ cắt nhau.

D. Các đường sức điện luôn xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 9: Cường độ điện trường gây ra bởi điện tích Q = 5.10-9 C, tại một điểm trong chân không cách điện tích một khoảng 10 cm có độ lớn là.

A. E = 0,450 V/m.

B. E = 0,225 V/m.

C. E = 4500 V/m.

D. E = 2250 V/m.

Câu 10: Hai điểm M và N nằm trên cùng một đường sức của một điện trường đều có cường độ E, hiệu điện thế giữa M và N là UMN, khoảng cách MN = d. Công thức nào sau đây là không đúng.

A. UMN=VMVN

B. UMN=E.d

C. AMN=q.UMN

D. E=UMN.d

Câu 11: Hai điện tích q1 = 5.10-9 C, q2 = - 5.10-9 C đặt tại hai điểm cách nhau 10 cm trong chân không. Độ lớn cường độ điện trường tại điểm nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích và cách đều hai điện tích là.

A. E = 18000 V/m.

B. E = 36000 V/m.

C. E = 1,800 V/m.

D. E = 0 V/m.

Câu 12: Lực hút tĩnh điện giữa hai điện tích là 9.10-6 N. Khi đưa chúng xa nhau thêm 2 cm thì lực hút là 4.10-6 N. Khoảng cách ban đầu giữa chúng là

A. 1 cm

B. 2 cm

C. 3 cm

D. 4 cm

Xem thêm các dạng bài tập Vật Lí lớp 11 có trong đề thi THPT Quốc gia khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 11

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

dien-tich-dien-truong.jsp

Giải bài tập lớp 11 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên