VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 14, 15 Cánh diều

Giải VBT Ngữ Văn 7 Bài tập 2 trang 14, 15 - Cánh diều

Bài tập 2 trang 14, 15 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc văn bản.

Quảng cáo

Câu 1 trang 14 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời:

Vào một ngày đẹp trời, các thành viên trên cơ thể họp nhau lại và đình công bởi lí do là Bụng nhàn nhã không phải làm việc còn các thành viên khác phải làm việc vất vả. Hành động cụ thể của các nhân vật là Tay bỏ hẳn gắp thịt, Miệng nhất quyết không xơi, Răng ngồi chơi. Và kết quả là các thành viên đều mệt mỏi rã rời và nhận ra hành động sai trái của mình và cùng nhau đoàn kết để có cơ thể khỏe mạnh.

Quảng cáo

Câu 2 trang 15 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: : Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nên sự giống nhau và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: có thể dựa vào các yếu tố đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...)

- Điểm giống nhau:....................................... 

- Điểm khác nhau:....................................... 

Trả lời:

- Điểm giống nhau: 

+ Nội dung: mượn chuyện loài vật, đồ vật,...để nói chuyện con người.

+ Bài học: rút ra bài học nhân sinh sâu sắc, kinh nghiệm sống.

+ Thể loại: văn xuôi hoặc văn vần

- Điểm khác nhau: 

+ Khái niệm truyện ngụ ngôn: thể loại văn xuôi hoặc văn vần, nhân vật là đồ vât, loài vật, để chỉ con người.

+ Truyện Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân: thể thơ, nhân vật là bộ phận trên cơ thể người để chỉ con người.

Quảng cáo

Câu 3 trang 15 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Theo em, có thể rút ra bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời:

Bài học rút ra: mỗi thành viên không thể sống tách biệt, mà phải nương tựa vào nhau, gắn bó với nhau để cùng tồn tại; do đó, phải biết hợp tác với nhau và tôn trọng công sức của nhau.

Quảng cáo

Câu 4 trang 15 VBT Ngữ Văn 7 Tập 2: Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng của Việt Nam, so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-dốp và nêu nhận xét của em.

- Điểm giống nhau:............................................................................. 

- Điểm khác nhau:............................................................................. 

- Nhận xét của em (ví dụ: về nội dung, hình thức thể hiện, giá trị bài học,...)

Trả lời:

- Điểm giống nhau: đều nói về sự đố kị giữa các thành viên trên cơ thể người và bài học về việc phải biết hợp tác với nhau, tôn trọng công sức của nhau.

- Điểm khác nhau:

+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam): thể loại văn xuôi, nhân vật là Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.

+ Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân (Hy Lạp): thể loại thơ, nhân vật là Bụng, Răng, Miệng, Tay, Chân.

Xem thêm các bài giải vở bài tập Ngữ Văn lớp 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải VBT Ngữ văn 7 Cánh diều hay, ngắn gọn được biên soạn bám sát Vở bài tập Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên